Khi đi bơi cần chú ý điều gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bơi lội là một cách tốt để thư giãn và rèn luyện sức khỏe của con người, nhưng cũng có những điều cấm kỵ trong bơi lội.

1. Tránh bơi trước bữa ăn và sau bữa ăn: Bơi lúc bụng đói sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn và chức năng tiêu hóa, trong quá trình bơi có thể xảy ra các tai nạn do chóng mặt, mệt mỏi; bơi khi bụng no cũng ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và còn có thể gây chuột rút, thậm chí nôn mửa và đau bụng.

2. Tránh bơi sau khi vận động gắng sức: Bơi lội ngay sau khi vận động gắng sức sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, nhiệt độ cơ thể giảm mạnh sẽ làm sức đề kháng yếu đi và dễ gây cảm lạnh, viêm họng.

3. Tránh đi bơi trong thời kỳ kinh nguyệt: bơi trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào tử cung, ống dẫn trứng… gây viêm nhiễm dẫn đến kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra nhiều, kỳ kinh kéo dài.

4. Tránh bơi trong vùng nước không quen thuộc: Khi bơi trong vùng nước lạ, hãy khoan xuống nước một cách vội vàng. Trong trường hợp các điều kiện xung quanh và dưới nước phức tạp, không nên bơi lội để tránh tai nạn.

5. Tránh tắm nắng lâu: phơi nắng lâu có thể gây bỏng nắng hoặc viêm da cấp tính (hay còn gọi là bỏng nắng). Để tránh bị cháy nắng, tốt nhất nên dùng ô để che nắng sau khi lên bờ, hoặc nghỉ ngơi ở nơi râm mát, cũng có thể dùng khăn tắm để bảo vệ da trên cơ thể, hoặc thoa kem chống nắng cho cơ thể trần.

6. Tránh bơi lội khi chưa khởi động: Nhiệt độ nước thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể, do đó, bạn phải thực hiện các bước khởi động trước khi xuống nước, nếu không sẽ dễ dẫn đến khó chịu cơ thể.

7. Tránh ăn ngay sau khi bơi: Nên nghỉ ngơi ngắn sau khi bơi, nếu không sẽ đột ngột tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa theo thời gian.

8. Tránh bơi quá lâu: Da nói chung có ba giai đoạn phản ứng với kích thích lạnh.

  • Giai đoạn đầu: Sau khi xuống nước, các mạch máu của da co lại và màu da trở nên nhợt nhạt sau khi bị nhiệt độ lạnh dưới nước kích thích.
  • Giai đoạn thứ hai: Sau khi ở trong nước một thời gian, mạch máu trên bề mặt cơ thể nở ra, da chuyển từ tái nhợt sang đỏ nhạt, toàn thân da chuyển từ lạnh sang ấm.
  • Giai đoạn thứ ba: Khi ở dưới nước quá lâu, nhiệt độ cơ thể tỏa ra lớn hơn nhiệt lượng, da bắt đầu nổi da gà và có hiện tượng rùng mình. Đây là khoảng thời gian cấm kỵ khi đi du lịch tắm biển mùa hè, cần ra khỏi nước kịp thời. Thời gian bơi nói chung không nên quá 1.5 - 2 giờ.

9. Tránh đi bơi khi có tiền sử động kinh: Dù là loại động kinh lớn hay động kinh nhỏ, trong cơn động kinh đều có biểu hiện mất ý thức nhất thời, nếu đột ngột bị động kinh trong lúc bơi thì chắc chắn sẽ tử vong.

10. Tránh bơi đối với bệnh nhân tăng huyết áp: đặc biệt là bệnh cao huyết áp khó chữa, khó kiểm soát, bơi lội tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ nên tuyệt đối tránh.

11. Tránh đi bơi khi mắc bệnh tim: Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh, tim mạch vành nặng, bệnh van tim thấp, nặng hơn là rối loạn nhịp tim… thì bơi lội nên tránh xa.

12. Tránh đi bơi khi bị viêm tai giữa: Dù là viêm tai giữa mãn tính hay cấp tính, nước đi vào tai giữa bị viêm tương đương với việc “làm trầm trọng thêm tình trạng”, thậm chí có thể gây nhiễm trùng nội sọ.

13. Tránh đi bơi khi bị viêm kết mạc mắt cấp tính: Vi rút, đặc biệt là ở bể bơi, có thể lây lan một cách nhanh chóng. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên tránh đến bể bơi trong mùa dịch bệnh.

14. Tránh tắm biển khi mắc một số bệnh ngoài da: Chẳng hạn như các loại bệnh hắc lào, dị ứng ngoài da… không chỉ gây bệnh sởi, viêm da tiếp xúc mà còn dễ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

15. Tránh bơi sau khi uống rượu: Sau khi uống rượu, tình trạng hạ đường huyết sẽ xảy ra khi một lượng lớn glucose dự trữ trong cơ thể bị tiêu hao lúc bơi. Ngoài ra, rượu có thể ức chế các chức năng sinh lý bình thường của gan và cản trở việc chuyển đổi và lưu trữ glucose trong cơ thể, có thể dẫn đến nguy cơ tai nạn.

16. Tránh lơ là vệ sinh sau khi bơi: Sau khi bơi, bạn nên lau sạch cặn trên cơ thể bằng khăn khô mềm và nhỏ thuốc nhỏ mắt có chứa clo hoặc axit boric, bên cạnh đó cũng cần thổi dịch tiết trong mũi ra ngoài. Nếu nước vào tai, bạn có thể lắc người để thoát nước. Sau đó, thực hiện một vài động tác thể dục thư giãn và massage cơ thể, hoặc chợp mắt dưới ánh nắng mặt trời khoảng 15 - 20 phút để tránh căng cứng cơ và mệt mỏi.

Bảo Vy
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Khi đi bơi cần chú ý điều gì?