Huy chương Olympic đầu tiên của Trung Quốc là từ Đài Loan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thành tích xếp thứ 2 tại Thế vận hội Tokyo của Trung Quốc là kết quả của quá trình luyện tập chăm chỉ của các vận động viên (VĐV) và huấn luyện viên, nhưng đó cũng là kết quả của toàn bộ hệ thống “chuyên chế” của chính quyền nước này . Mặc dù kết quả đạt được rất cao, nhưng nó lại không đại diện cho trình độ thể thao nói chung ở Trung Quốc.

Thế vận hội Tokyo 2020 vừa mới kết thúc, đoàn thể thao của Trung Quốc đạt được 38 Huy chương vàng (HCV) trên tổng số 88 huy chương, xếp thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

Trung Quốc tham dự Thế vận hội từ năm 1952, không phải năm 1984

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tuyên truyền rằng Trung Quốc đã tham gia thế vận hội lần đầu tiên tại Los Angeles vào năm 1984 và đạt được HCV đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, tuyên bố này không chính xác, bởi vì nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tham gia thế vận hội lần đầu tiên không phải vào năm 1984, mà là vào năm 1952.

Quay trở lại lịch sử Trung Quốc, sau nội chiến năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập dưới sự cầm quyền của ĐCSTQ và kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục, còn chính quyền Trung Hoa Dân Quốc dưới sự cầm quyền của Quốc dân Đảng trở thành chính quyền Đài Loan như hiện tại, chỉ còn kiểm soát đảo Đài Loan và một số đảo khác.

Năm 1952, Thế vận hội Olympic lần thứ 52 được tổ chức tại Helsinki, Phần Lan. Vào thời điểm ấy, ĐCSTQ mới thành lập nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa, và đã không được Ủy ban Olympic công nhận. Nhưng Phần Lan, do Liên Xô kiểm soát đã công nhận CHND Trung Hoa và mời Trung Quốc tham gia một số môn thi đấu. Theo đó, khả năng sẽ có hai đội Trung Quốc tham gia Thế vận hội Olympic năm đó - một đội là Trung Hoa Dân Quốc và một đội là CHND Trung Hoa.

Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch khi đó đã từ chối tham gia với thái độ “không đứng chung cùng ĐCSTQ” - nên không tham gia Thế vận hội đó. ĐCSTQ vội vã tổ chức một nhóm VĐV gồm 40 người đến Helsinki, sau khi Thế vận hội diễn ra được 5 ngày. Tất nhiên là không thu được kết quả tốt.

Kể từ năm 1896, Thế vận hội Olympic được tổ chức 4 năm một lần, trong đó 3 lần dừng lại giữa chừng vì hai cuộc chiến tranh thế giới. Trung Quốc từ năm 1926 đến năm 1949 xảy ra chiến tranh không ngừng nghỉ. Đặc biệt từ năm 1938 đến năm 1949, Trung Quốc lâm vào tình trạng chiến tranh tổng lực, 12 năm chiến đấu, kinh tế sụp đổ hoàn toàn, không có hoạt động thể thao nào.

Huy chương Olympic đầu tiên của Trung Quốc là từ Đài Loan

Đến năm 1976, Canada yêu cầu Trung Hoa Dân Quốc tham gia Thế vận hội với tên gọi Đài Loan, nhưng nước này không được phép tham gia.

Tuy nhiên, trong thời kỳ này, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đã tham dự 5 kỳ Olympic và giành được tổng cộng hai huy chương. Một là Dương Truyền Quảng đã đạt được huy chương bạc ở nội dung mười môn phối hợp nam tại Thế vận hội năm 1960 ở Rome, Ý. Và tại Thế vận hội năm 1968 tại Mexico, Đài Loan đạt huy chương đồng cự ly 80 mét vượt rào nữ.

Cả hai VĐV đều là người gốc Đài Loan. Trong đó, câu chuyện về Dương Truyền Quảng đặc biệt thú vị, ông từng suýt giành HCV Olympic những năm 1960.

Dương Truyền Quảng có xuất thân từ bộ tộc Amis ở Đài Loan. Năm 1953, đoàn thể thao Trung Hoa Dân Quốc chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Á Manila, Dương Truyền Quảng được chọn làm người hướng dẫn cho các VĐV thi đấu môn phối hợp, vì VĐV này chạy rất nhanh.

Đến giữa những năm 1950, kết quả của Dương Truyền Quảng ngày càng tốt hơn. Ông được gửi đến Hoa Kỳ để đào tạo, nơi ông được huấn luyện và thi đấu với Johnson, VĐV 10 môn phối hợp người Mỹ, và thành tích của Dương Truyền Quảng đã được cải thiện đáng kể.

Năm 1960, khi Dương Truyền Quảng 26 tuổi, ông tham gia Thế vận hội Olympic ở Rome, Ý và là người giành HCB năm đó. Trên thực tế, ông và VĐV Johnson đã thắng bảy trong số mười sự kiện. Trong cuộc đua 1.500 mét cuối cùng, Dương Truyền Quảng và Johnson cùng lúc vượt vạch đích, cả hai mệt đến mức nằm cùng nhau, trở thành bức ảnh hot nhất Thế vận hội Olympic.

Chung cuộc, Dương Truyền Quảng đạt 8.334 điểm, chỉ kém Johnson hơn 50 điểm và giành HCB. Đây là lần đầu tiên một người Trung Quốc giành được huy chương tại Thế vận hội. Đó là năm 1960, năm xảy ra nạn đói lớn ở Trung Quốc đại lục.

Trở về sau Thế vận hội 1960, ông tiếp tục tập luyện và kết quả ngày càng tốt hơn, đặc biệt là trong một số sự kiện, ví dụ như phá kỷ lục thế giới về nhảy sào trong nhà. Vì vậy trong Thế vận hội Tokyo 1964, ông được kỳ vọng sẽ mang về nhiều HCV.

Tuy nhiên, tại đại hội này đã xảy ra một sự việc chấn động. Sai lầm của VĐV Đài Loan Mã Tinh Sơn đã ảnh hưởng đến sự nghiệp thể thao của Dương Truyền Quảng. Đồng thời làm tiêu tan hy vọng đạt được HCV Olympic đầu tiên của người dân Trung Quốc.

Tại Thế vận hội Tokyo 1964, ngày thi đầu tiên của 5 môn phối hợp sắp bắt đầu. Mọi hy vọng đang đổ dồn vào Dương Truyền Quảng, VĐV vừa lập kỷ lục mười môn phối hợp khi vượt qua 9.000 điểm. Rất đông các phóng viên tập trung và nhiều người Đài Loan đã đến xem trận đấu và cổ vũ.

Mã Tinh Sơn - một thành viên của đội tuyển bắn súng Đài Loan, đến gần Dương Truyền Quảng và đưa cho ông một ly nước cam, cổ vũ tinh thần thi đấu.

Uống xong ly nước cam này, chẳng mấy chốc ông Dương bắt đầu cảm thấy đầu óc choáng váng, thân thể mềm nhũn. Kết quả chung cuộc, ông chỉ đạt được vị trí thứ 5.

Sau đó, Mã Tinh Sơn đã chạy đến Sở Cảnh sát tại Nhật Bản và xin tị nạn chính trị để rời khỏi Đài Loan. Vào ngày 12/11/1964, Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Toàn Trung Quốc và Phó Giám đốc Ủy ban Thể thao Nhà nước Trung Quốc đã tiếp và tổ chức tiệc chiêu đãi Mã Tinh Sơn tại Bắc Kinh. Ủy ban Thể thao Nhà nước Trung Quốc đã thưởng cho Mã Tinh Sơn 10.000 NDT.

Thời điểm đó, lương hàng tháng của một quan chức cấp tỉnh của ĐCSTQ chỉ là hơn 200 NDT. Điều này cho thấy lần này ĐCSTQ đã ban thưởng hậu hĩnh.

Theo cơ quan tình báo Đài Loan, Mã Tinh Sơn sau khi đến Đài Loan không tìm được bạn gái nên luôn trong tình trạng chán nản. Thế vận hội Tokyo 1964, ông tình cờ gặp một phụ nữ Hoa kiều và bị trúng “kế mỹ nhân”.

Tất nhiên, ĐCSTQ nói rằng Mã Tinh Sơn ghét sự cai trị của "bọn phản động" Quốc dân đảng và khao khát "Trung Quốc mới".

Nghi vấn về thuyết âm mưu Mã Tinh Sơn đã trúng mỹ nhân kế và ly nước cam ông đưa cho Dương Truyền Quảng đã có vấn đề gì? Điều này chỉ người trong cuộc mới tường tận được. Nhưng đúng là kết quả ở Olympic Tokyo 1964, Dương Truyền Quảng đã đánh mất cơ hội đạt HCV đầu tiên với tư cách người Trung Quốc.

Trong chiều dài lịch sử, những ân oán bí sử vẫn luôn không rõ ràng, nhưng ĐCSTQ nói rằng chính trị và thể thao nên tách biệt, hoặc chính trị và kinh tế thương mại nên tách biệt, v.v. Điều này tuyệt đối không thể tin được.

Nói về Dương Truyền Quảng, về cơ bản sau năm 1964, ông đã giã từ sự nghiệp thể thao khi mới ngoài 30 tuổi.

Trong cuốn tự truyện của mình, ông kể lại rằng khi còn nhỏ ông có thể nghe thấy những giọng nói kỳ lạ đang nói chuyện với mình. Những giọng nói đó tiết lộ cho ông điều sắp xảy ra và chúng đều chính xác. Sau đó, họ còn nói với ông về những điều thuộc về vũ trụ, thế giới và nhân thể học. Sau đó, họ chỉ dạy ông tu luyện.

Điều đặc biệt đó là ông không thấy cũng như không biết người đang dạy mình là ai, nhưng khi ông muốn liên lạc, người này sẽ bắt chuyện và ông gọi người này là Sư Phụ.

Dương Truyền Quảng cho biết những gì vị Sư Phụ này đã dạy ông, giúp ông có một thân thể rất khỏe mạnh và đạt được kết quả thi đấu tốt. Đặc biệt là thi đấu môn phối hợp là môn thi chuyên sâu, yêu cầu về thể lực cao, cần phải hồi phục nhanh chóng.

Trước Thế vận hội Olympic 1960 tại Rome, Ý, ông bị cảm lạnh và lo lắng rằng kết quả của mình sẽ bị ảnh hưởng. Vị Sư phụ bảo không có vấn đề gì, nhưng không đạt được HCV thì chỉ được HCB, vị Sư Phụ này cũng cho biết số điểm cụ thể.

Điều đáng kinh ngạc đó là kết quả của ông ở Rome giống với điều người thầy của ông đã nói - 8334 điểm.

Khi ông hỏi người này là ai? Từ đâu tới? Bây giờ đang ở đâu? Vị này nói rằng ông đã từng tu luyện Đạo giáo trên núi ở Tứ Xuyên. Nhưng sau khi ĐCSTQ đến ông đã không thể ở lại, vì vậy ông đã đến Đài Loan.

Điều này rất trùng khớp với hiểu biết của nhiều người về ĐCSTQ. Một số người gọi nó là tà ma hay tà giáo, bởi vì ĐCSTQ không hài lòng với việc giành được lợi ích và quyền lực trên thế giới. Nó luôn muốn loại bỏ các tôn giáo và tín ngưỡng khác, và duy trì sự thống trị của mình trên thế giới.

Khi đi du lịch Đài Loan, một trong những đặc điểm nổi bật nhất là các ngôi chùa, có rất nhiều loại chùa, Đạo giáo, Phật giáo, phương Tây, phương Đông. Đài Loan đã trở thành duy trì truyền thống, lễ nghi, đạo giáo Trung Quốc. Đó là lý do tại sao ngày nay có những ngôi đền Đạo giáo ở khắp mọi nơi ở Đài Loan.

Từ Tịnh

Theo The Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Huy chương Olympic đầu tiên của Trung Quốc là từ Đài Loan