Hơn 500 triệu con ong ở Brazil chết trong vòng 3 tháng... Bao giờ đến lượt loài người?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong ba tháng cuối năm 2019, tổng số ong chết ở Brazil lên tới 500 triệu con. Vấn đề đến nay vẫn gây tranh cãi, vì con số gây sốc này khiến người ta muốn khám phá nguyên nhân đằng sau cái chết của đàn ong Brazil là gì?

Thấy gì từ ‘những con ong chết’?

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xác ong và tìm thấy các thành phần thuốc trừ sâu trong một số loài ong, chủ yếu bao gồm neonicotine và fipronil.

Trong số đó, neonicotine tiềm ẩn nguy cơ rất lớn đối với loài ong, nên ngay từ năm 2018, Liên minh châu Âu đã cấm sử dụng loại thuốc trừ sâu này.

Nhiều nước phát triển đã cấm sử dụng thuốc trừ sâu có hại cho môi trường, nhưng Brazil, quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, không thể quan tâm đến nhiều loại thuốc trừ sâu này... Cũng trong năm 2018, Brazil đã dỡ bỏ các hạn chế đối với thuốc trừ sâu và số lượng thuốc trừ sâu được chính phủ phê duyệt đã tăng lên 450 loại.

Năm 2019, Brazil đã phê duyệt thêm 197 loại thuốc trừ sâu...

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật không chỉ gây hại cho môi trường, vật nuôi mà quá trình phun thuốc còn tồn dư trên cây trồng sẽ gây hại rất lớn cho cơ thể con người.

Không phải chính phủ và người dân Brazil không hiểu những sự thật này, mà chỉ là họ không còn cách nào khác là phải ưu tiên phát triển kinh tế trước. Như chúng ta đã biết, Brazil là một quốc gia nông nghiệp rộng lớn, diện tích đất canh tác chiếm 31% diện tích đất nước, các sản phẩm nông nghiệp bao gồm cà phê, bông, gạo, đậu tương , lúa mì, đường, v.v. Trong đó, lượng cà phê và đậu nành xuất khẩu đứng đầu thế giới.

Nông nghiệp đã mang lại nguồn của cải ổn định cho Brazil, và sinh kế của nhiều người Brazil cũng liên quan mật thiết đến nông nghiệp. Vì vậy, việc đảm bảo năng suất cây trồng và ngăn ngừa những cây trồng bị sâu bệnh phá hoại trở thành ưu tiên hàng đầu của họ.

Nhà bảo vệ môi trường người Argentina Sofia Gatica bị cảnh sát bắt giữ khi cố gắng ngăn chặn việc phun thuốc ở Dique Chico, tỉnh Cordoba, Argentina (Ảnh: DIEGO LIMA/AFP qua Getty Images)
Nhà bảo vệ môi trường người Argentina Sofia Gatica bị cảnh sát bắt giữ khi cố gắng ngăn chặn việc phun thuốc ở Dique Chico, tỉnh Cordoba, Argentina (Ảnh: DIEGO LIMA/AFP qua Getty Images)

Trong bối cảnh đó, họ hướng sự chú ý đến thuốc trừ sâu chi phí thấp, dễ vận hành và tác dụng nhanh. Điều này đã tạo ra một mâu thuẫn lớn mà Brazil phải đối mặt:

Một mặt, đây là một trong những quốc gia sản xuất lương thực lớn nhất thế giới, mặt khác, và cũng là quốc gia tiêu thụ nhiều thuốc trừ sâu nhất trên thế giới.

Sản xuất lương thực và sử dụng thuốc trừ sâu đi đôi với nhau. Một số người có thể nói rằng nếu ong chết, nó là vấn đề người dân có ít mật ong để sử dụng hơn... Tuy nhiên, tác động của việc ong chết không chỉ là giảm sản lượng mật. Bạn biết đấy, khoảng 75% cây trồng trên thế giới chủ yếu dựa vào ong để thụ phấn. Việc giảm mạnh số lượng đàn ong cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Người Brazil muốn sử dụng thuốc trừ sâu để đảm bảo sản xuất lương thực, nhưng cuối cùng họ đã vô tình tiêu diệt đàn ong và giảm sản lượng lương thực.

Hệ sinh thái không chất độc?

Bà Vandana Shiva - nhà hoạt động tiên phong về sinh thái - cho biết có một trong hai loại tương lai cho thực phẩm và nông nghiệp:

Một hệ hình dẫn tới ngõ cụt: một hành tinh không có sự sống và bị đầu độc bởi những hệ thống độc canh dựa trên hóa chất, nông dân tự vẫn để thoát khỏi bần cùng do nợ nần, trẻ em chết vì không có thức ăn và người lớn bị những bệnh mãn tính lây lan thông qua những thực phẩm rỗng và độc hại - được bày bán như là thức ăn.

Hệ hình thứ hai đưa đến sự trẻ hóa hành tinh thông qua việc tái tạo đa dạng sinh học, tái tạo đất đai, nguồn nước và những nông trại nhỏ đang sản xuất một nguồn thực phẩm đa dạng, lành mạnh, sinh thái và tươi mới cho tất cả mọi người.

Nếu ngay từ đầu đất đai là vật liệu chết, hành động của con người không thể hủy hoại sự sống của nó mà chỉ có thể “cải thiện” nó với phân bón hóa học. Và nếu chúng ta là người chủ và người chinh phục đất đai, chúng ta quyết định vận mệnh của đất - đất không thể quyết định số phận của chúng ta.

Bà Shiva cho rằng trái với ngộ nhận cho rằng phải loại trừ các tiểu nông vì họ không có năng suất và chúng ta phải đặt tương lai thực phẩm của chúng ta trong tay của những cartel chất độc, drone (máy bay không người lái) giám sát và phần mềm gián điệp, ta phải giữ trong đầu ý nghĩ rằng các tiểu nông cung cấp 70% thực phẩm toàn thế giới trong khi chỉ dùng 30% các nguồn lực cho nông nghiệp.

Chính những sản phẩm hóa học ngày trước được dùng để giết người lại được đưa vào nông nghiệp công nghiệp hóa dưới dạng thuốc trừ sâu bệnh (Ảnh: NARINDER NANU/AFP qua Getty Images)Chính những sản phẩm hóa học ngày trước được dùng để giết người lại được đưa vào nông nghiệp công nghiệp hóa dưới dạng thuốc trừ sâu bệnh (Ảnh: NARINDER NANU/AFP qua Getty Images)
Chính những sản phẩm hóa học ngày trước được dùng để giết người lại được đưa vào nông nghiệp công nghiệp hóa dưới dạng thuốc trừ sâu bệnh (Ảnh: NARINDER NANU/AFP qua Getty Images)

Chúng ta đang bị đầu độc

Những hóa chất được đưa vào các sản phẩm nông hóa - thuốc trừ sâu và phân bón - và họ đã thuyết phục chúng ta rằng chúng ta không thể có thức ăn mà không có các chất độc này, trong khi hệ thống nông nghiệp sinh thái đã tiến triển từ 10.000 năm nay và hoạt động cùng với thiên nhiên theo những nguyên tắc sinh thái...

Trong vụ việc ong hết hàng loại ở Brazil, chúng ta không nên đánh giá thấp vai trò của thuốc diệt côn trùng và cuộc khủng hoảng mà nó sẽ mang đến cho loài người.

Hiệp hội những người nuôi ong ở Quận Liên bang Brazil tuyên bố: "Sự cố ong chết này có nghĩa là chúng ta đang bị đầu độc".

Sau khi báo chí đưa tin, cư dân mạng cũng tỏ ra lo lắng.

"Ong là một dấu hiệu cho thấy con người có thể tồn tại trên trái đất hay không. Nếu số lượng ong giảm đi, thì ... chúng ta chỉ có thể cầu nguyện cho chính mình”;

"Tin tức này rất đáng lo ngại. Nếu ong chết, con người cũng chết theo";

“Chỉ khi cái cây cuối cùng chết đi, con sông cuối cùng bị ô nhiễm, và con cá cuối cùng bị đánh bắt, chúng ta mới nhận ra rằng tiền bạc không ăn được”, tục ngữ Cree.

Việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chung của nhân loại, bảo vệ môi trường, cứu trái đất... đã trở thành câu nói quen thuộc. Nhưng trên thực tế, môi trường không cần con người bảo vệ, trái đất không cần chúng ta cứu, mà loài người trước tiên hãy cứu chính mình…

Thời gian trái đất để lại cho loài người là có hạn. Nếu không kịp thời thức tỉnh và thay đổi càng sớm càng tốt, có lẽ loài người sẽ sớm phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng to lớn như những con ong này ...

Thanh Vân

Nguồn tham khảo: Apollo, bài phỏng vấn nhà bác học Ấn Độ danh tiếng Vandana Shiva tại tạp chí trực tuyến ROAR



BÀI CHỌN LỌC

Hơn 500 triệu con ong ở Brazil chết trong vòng 3 tháng... Bao giờ đến lượt loài người?