Hối lộ, mua chuộc, tẩy não và đe dọa cả trẻ em, là những cách cảnh sát Trung Quốc đang áp dụng…

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bạn đã bao giờ nghe nói đến việc cảnh sát hối lộ và tẩy não trẻ em đang đi học để chúng để báo cáo về cha mẹ và hàng xóm của mình? Đây là một trong nhiều cách vô đạo đức mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang sử dụng để đàn áp những người có đức tin và lôi kéo những người khác thể hiện lòng trung thành với chế độ.

Kể từ khi lên nắm quyền, ĐCSTQ đã lần lượt tung ra các chiến dịch nhằm đàn áp các nhóm tôn giáo và tâm linh. Chính quyền độc tài này không chỉ bài xích tín ngưỡng như một thứ gì đó “mê tín dị đoan”, mà còn cấm các thành viên của mình, kể cả những người đã nghỉ hưu, không được có bất kỳ tín ngưỡng tâm linh nào.

Bitter Winter, một tạp chí về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc, cho biết chế độ cộng sản Trung Quốc đang sử dụng video và tiền hối lộ để bắt trẻ em báo cáo về những người họ hàng hoặc hàng xóm ủng hộ tín ngưỡng tôn giáo.

Một phụ huynh theo Đạo Thiên Chúa cho biết: "Làm như vậy là chính phủ đang đánh lừa con em chúng ta. Chúng còn quá non trẻ và thiếu hiểu biết. Con tôi đã rất hoảng sợ sau khi xem đoạn video này, nhưng cháu hứa sẽ không báo cáo tôi với giáo viên".

Tẩy não trẻ em bằng 'video bài học'

Đoạn video được phát tại một trường tiểu học ở Hohhot, Nội Mông, cho thấy một giáo viên đang hướng dẫn học sinh rằng các em nên để ý đến những người thân hoặc hàng xóm là tín đồ tôn giáo, báo cáo của Bitter Winter cho biết.

Trong video từ tháng 4/2019, một cậu bé đã tiết lộ về việc một nhóm tín đồ tôn giáo đã tụ tập tại nhà hàng xóm của cậu. Đoạn phim cho thấy giáo viên đi trước để báo cáo về vụ việc với cảnh sát, sau đó, những người hàng xóm có đức tin tôn giáo đã bị bắt.

Sau sự thành công của "bài học video tẩy não" này, các học sinh được hiệu phó nhà trường yêu cầu "noi gương" cậu bé đó và không được tin vào Chúa, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đuổi học. Các học sinh cũng được yêu cầu điền vào một mẫu đơn chi tiết về tín ngưỡng tôn giáo của gia đình mình, những việc các em làm trong thời gian rảnh rỗi, và báo cáo về việc những "người lạ" có thường xuyên ghé qua nhà của các em hay không.

Bài báo của Bitter Winter cho biết một phụ huynh đã tỏ ra phẫn nộ khi biết những chuyện đã xảy ra.

Học sinh đọc sách trong một lớp học ở trường tiểu học Yang Dezhi “Red Army” ở Wenshui, Xishui County, ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, vào ngày 7 tháng 11 năm 2016. Những ngôi trường như vậy là một ví dụ điển hình về “giáo dục yêu nước” mà Đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc đang cố gắng quảng bá để nâng cao tính hợp pháp của mình — nhưng hành vi này bị các nhà phê bình lên án chỉ trích là tẩy não. (Fred Dufour / AFP qua Getty Images)
Học sinh đọc sách trong một lớp học ở trường tiểu học Yang Dezhi “Red Army” ở Wenshui, Xishui County, ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, vào ngày 7 tháng 11 năm 2016. Những ngôi trường như vậy là một ví dụ điển hình về “giáo dục yêu nước” mà Đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc đang cố gắng quảng bá để nâng cao tính hợp pháp của mình — nhưng hành vi này bị các nhà phê bình lên án chỉ trích là tẩy não. (Fred Dufour / AFP qua Getty Images)

Vị phụ huynh theo đạo Thiên chúa cho biết: “Con tôi kể với tôi rằng trong video, các học sinh được thông báo rằng những người không đến các địa điểm thờ tự được chính phủ phê duyệt sẽ bị phân loại là thuộc 'tà giáo', và những người này nên bị báo cảnh sát ngay lập tức. Làm như vậy, chính phủ đang đánh lừa con em chúng ta. Chúng còn quá non trẻ và thiếu hiểu biết. Con tôi đã rất hoảng sợ sau khi xem đoạn video này, nhưng cháu hứa sẽ không báo cáo tôi với giáo viên”.

“Tà giáo” là một thuật ngữ được ĐCSTQ sử dụng để tấn công tất cả các tín ngưỡng ở Trung Quốc mà nằm ngoài các tổ chức tôn giáo "chính thức" do nhà nước kiểm soát. Họ thường sử dụng cách gọi gây hiểu lầm này để tăng thêm tính hợp pháp cho việc đàn áp tàn bạo đối với đức tin của mình.

Hối lộ trẻ em và hàng xóm

Trên thực tế, kể từ sau Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ đã đẩy người dân vào tình huống tự tố cáo, bài xích lẫn nhau, kể cả các thành viên trong gia đình.

Báo cáo của Bitter Winter đã trích dẫn một vụ việc xảy ra từ tháng 10/2019, khi các sĩ quan cảnh sát ở tỉnh Hồ Nam đã đến một trường tiểu học và sử dụng phần thưởng bằng tiền và phiếu du lịch, để dụ dỗ học sinh tiết lộ tín ngưỡng tôn giáo của cha mẹ và người thân. Các em học sinh cũng bị cảnh cáo rằng chúng sẽ bị đuổi học nếu chúng tin vào Chúa.

Một chiến thuật tương tự cũng được cảnh sát tỉnh Lan Châu áp dụng. Vào tháng 9/2019, các giáo viên và học sinh trung học cơ sở đã bị cảnh sát dụ dỗ với phần thưởng từ 1.000 đến 40.000 nhân dân tệ (3.400.000 đến 139.000.000 VNĐ), tùy thuộc vào việc người được báo cáo là người đứng đầu nhà thờ hay một tín đồ bình thường.

Trong khi đó, hiệu trưởng một trường tiểu học ở thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy, nói với học sinh rằng những ai tin vào Chúa “sẽ bị bắt và bị kết án”, bất kể người đó là “trẻ em, người lớn hay người già”.

Trong một vụ việc đáng lo ngại khác xảy ra vào tháng 10/2018, hiệu trưởng của một trường trung học cơ sở ở tỉnh Chiết Giang đã công khai tuyên bố: “Chính phủ đã dán nhãn Pháp Luân Công, Công giáo và Tin lành là 'tà giáo' - bạn không được tin những tôn giáo này, bạn chỉ được tin vào ĐCSTQ”.

Theo Minghui.org, một trang web đưa tin trực tiếp về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp môn tu luyện vào năm 1999, chính quyền này đã sử dụng phần thưởng bằng tiền để mua chuộc và khuyến khích mọi người báo cáo về bất kỳ ai tu luyện Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ xưa dựa trên nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn, và bao gồm năm bộ bài tập nhẹ nhàng.

Sau khi ra mắt công chúng vào năm 1992, môn tu luyện này đã nhanh chóng được phổ truyền nhờ hiệu quả trị bệnh thần kỳ cùng tác dụng nâng cao tiêu chuẩn đạo đức người tập.

Tính đến năm 1999, chỉ riêng ở Trung Quốc đã có khoảng 70 đến 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công và nỗ lực trở thành người tốt hơn. Tuy nhiên, vào tháng 7/1999, ĐCSTQ đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo đối với môn tu luyện này, dẫn đến việc nhiều học viên bị bỏ tù, tra tấn và thậm chí bị giết để lấy nội tạng.

Các học viên Pháp Luân Công (hoặc Pháp Luân Đại Pháp) đang luyện công trong Công viên Trung tâm ở Manhattan. (Dai Bing / The Epoch Times)
Các học viên Pháp Luân Công (hoặc Pháp Luân Đại Pháp) đang luyện công trong Công viên Trung tâm ở Manhattan. (Dai Bing / The Epoch Times)

Theo báo cáo của Minghui.org, hai cảnh sát đã cố gắng hối lộ chồng của một học viên Pháp Luân Công, yêu cầu anh ta báo cáo về những học viên đã phát tờ rơi thông tin phơi bày cuộc bức hại tàn bạo; họ đề nghị cho anh ta 500 nhân dân tệ (1.700.000 VNĐ) cho mỗi báo cáo. Người chồng đã từ chối yêu cầu vô nhân đạo này.

Người học viên này cũng nói rằng cảnh sát đã yêu cầu chủ một cửa hàng tạp hóa giám sát các học viên Pháp Luân Công và hứa sẽ đưa cho chủ tiệm 300 nhân dân tệ (1.000.000 VNĐ) mỗi tháng, nhưng chủ tiệm đã từ chối vì không muốn phản bội lại lương tâm của mình.

Theo một báo cáo năm 2015 của The Epoch Times, một tờ báo ở Hà Bắc đã đăng thông báo rằng sẽ thưởng tiền cho những ai báo cáo các học viên Pháp Luân Công với chính quyền. Thông báo nêu rõ rằng phần thưởng bằng tiền có thể dao động từ 500 đến 5.000 nhân dân tệ (1.700.000 đến 17.350.000 VNĐ) cho các báo cáo thông thường, nhưng nó có thể lên đến 10.000 nhân dân tệ (34.700.000 VNĐ) cho các báo cáo dẫn đến “triệt phá các vụ việc quan trọng”.

Xem thêm: Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1)

Chi nhỏ cộng đồng dân cư để dễ bề giám sát

Trong vài năm qua, chính quyền Trung Quốc đã chia các cộng đồng dân cư lân cận thành các "ô", mỗi ô bao gồm 15 đến 20 hộ gia đình với một quản trị viên được chỉ định trông coi cư dân, theo một báo cáo từ Bitter Winter.

Một quản trị viên ẩn danh ở tỉnh Sơn Đông tiết lộ trong báo cáo, rằng một phần công việc của ông liên quan đến việc cập nhật “từng động thái mà cư dân thực hiện, thậm chí cả việc mọi người đánh nhau hoặc các cặp vợ chồng cãi nhau”.

Người quản lý cũng nói rằng ông phải đặc biệt quan tâm đến những người cụ thể, chẳng hạn như tín đồ tôn giáo và những người đã mãn hạn tù. Để mô tả sự chi tiết của việc giám sát, ông đưa ra một ví dụ về việc ông theo dõi một học viên Pháp Luân Công sống trong khu phố của mình.

“Cô ấy không biết điều đó, nhưng có nhiều người ngoài tôi, đôi khi là cảnh sát, đang theo dõi cô ấy vào một số ngày. Như khi chính phủ tổ chức một sự kiện lớn quan trọng, cô ấy không được phép rời khỏi khu vực. Ngay cả khi cô ấy lấy một quả bí ngô từ người hàng xóm, chính quyền cũng sẽ biết”.

(Hình ảnh Guang Niu / Getty)
(Hình ảnh Guang Niu / Getty)

Việc giám sát liên tục đi kèm với phần thưởng bằng tiền.

Tại tỉnh Phúc Kiến, những người báo cáo học viên Pháp Luân Công hoặc thành viên CAG và khiến họ bị bắt có thể được thưởng 1.000 nhân dân tệ (3.500.000 VNĐ).

Mỗi quản trị viên được tặng 100 điểm vào đầu tháng. Tuy nhiên, nếu không thực hiện được nhiệm vụ của mình, họ sẽ bị phạt và bị trừ điểm; một điểm tương đương với 10 nhân dân tệ (35.000 VNĐ).

Thanh Hương

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Hối lộ, mua chuộc, tẩy não và đe dọa cả trẻ em, là những cách cảnh sát Trung Quốc đang áp dụng…