Cùng nhiều loại bệnh nan y khác, giờ đây chúng ta lại phải đối mặt với sự nguy hiểm chết người của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, và vaccine dường như đang phải chạy "nước rút" trước các biến chủng virus, giờ đây việc của chúng ta là phòng bệnh và tiếp tục chờ đợi các nhà nghiên cứu tìm ra phương thức điều trị chống virus corona chủng mới.
Trong khi các phương pháp tiếp cận của Y học nhằm chữa bệnh bao gồm rất nhiều cách điều trị hiện đại, thì còn có một con đường chữa bệnh kỳ diệu khác. Đó chính là Thiền định, với cách tiếp cận toàn diện, trong đó chú trọng nâng cao nội lực, hàm dưỡng tâm hồn và sống hướng thiện.

Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, con người luôn tìm kiếm những phương thuốc để “trẻ mãi không già”. Các bậc đế vương luôn phái người đi khắp chân trời góc bể tìm kiếm phương thuốc “cải lão hoàn đồng”, trị được “bách bệnh” để được “trường sinh bất lão”. Từ các loại thuốc thảo dược cho đến các phương thức thực hành kỳ bí, nhưng tựu chung phương pháp chữa bệnh thời xưa vẫn thường dựa nhiều vào Thiền định.

Từ thuở xưa, Nho gia, Đạo gia, và các tu sĩ Phật giáo đều rất chú trọng đến thời gian ngồi tĩnh lặng. Họ không suy nghĩ và thanh lọc tâm ý bằng thiền định. Y học hiện đại công nhận rằng Thiền định có thể nâng cao sự chú ý và giúp giảm bớt áp lực rất hữu hiệu, và thậm chí có thể chữa trị các bệnh nan y. Ngày càng có nhiều người phương Tây tập thiền và đã hưởng được nhiều ích lợi từ thiền định.

Dưới lăng kính Tây y, Tế bào gốc rất quan trọng đối với sức khỏe con người và các nhà khoa học phát hiện ra rằng, Thiền định có thể làm tăng số lượng tế bào gốc trong cơ thể. Doris Taylor, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Tim mạch tại ĐH Minnesota (Mỹ) đã thực hiện nhiều thí nghiệm đo điện não của nhiều người trong khi thiền định, và một trong số đó là thiền sư nổi tiếng Matthieu Ricard.

Dưới lăng kính Tây y, Tế bào gốc rất quan trọng đối với sức khỏe con người và các nhà khoa học phát hiện ra rằng, Thiền định có thể làm tăng số lượng tế bào gốc trong cơ thể. (Ảnh: Getty)

Doris Taylor nhận thấy rằng chỉ trong 15 phút thiền định đã mang lại một sự gia tăng lớn về số lượng tế bào gốc trong máu của Matthieu Ricard. “Về cơ bản, khi ông thiền định, chúng tôi đo thấy có những thay đổi sóng điện não tích cực, và điều này có ảnh hưởng đến tế bào gốc. Và những gì chúng tôi nhận thấy là sự gia tăng lớn về số lượng tế bào gốc trong máu. Mức tăng lớn nhất mà tôi từng thấy chỉ sau 15 phút thiền định”, Doris Taylor cho biết.

Theo Tây y, số lượng tế bào gốc trong máu tăng cao so với chỉ số ban đầu chính là việc phản ánh các cơ quan trong cơ thể đang được tái tạo, sửa chữa nhanh hơn so với thông thường: Sức khỏe cải thiện, quá trình chữa bệnh và hồi phục sức khỏe sẽ nhanh hơn, cơ thể được trẻ hóa...

Ô nhiễm môi trường, thực phẩm độc hại và cuộc sống hiện đại đầy áp lực khiến con người mất cân bằng ở cả thể chất và tâm trí, dẫn đến bệnh tật và sự lây lan của bệnh tật. Tiến sĩ O.Carl Simonton, thuộc Trung tâm Chăm sóc Ung thư Simonton ở California (Mỹ), một chuyên gia trong việc áp dụng các liệu pháp cổ truyền Trung Hoa để điều trị ung thư đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tâm trí và cơ thể trong việc điều trị ung thư.

Ông đã thử nghiệm trong hơn 10 năm và thấy rằng cơ thể có khả năng tự chữa trị. Tiến sĩ Simonton đã chứng minh hiệu quả của thiền định trong điều trị ung thư và nhận thấy “khi tâm trí an hòa sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp, hoặc sản sinh ra một loại tế bào bạch huyết, còn được gọi là tế bào T có khả năng chống ung thư và AIDS".

“Khi tâm trí an hòa sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp, hoặc sản sinh ra một loại tế bào bạch huyết, còn được gọi là tế bào T có khả năng chống ung thư và AIDS". (Ảnh: Shutterstock)

Tây y có liệu pháp thực nghiệm được gọi là miễn dịch trị liệu tế bào T. Liệu pháp miễn dịch này có cơ chế dùng chính tế bào miễn dịch của cơ thể đưa ra ngoài nuôi cấy và hoạt hóa lên sau đó truyền lại vào cơ thể để tăng khả năng miễn dịch, tấn công tế bào ung thư. Bổ sung tế bào gốc cho bệnh nhân ung thư sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, tự phục hồi, giảm tối đa các tác dụng phụ tiêu cực.

Tuy nhiên, Thiền định không chỉ “sửa chữa” các tế bào bị hư hỏng và thay thế các mô cũ, mà còn ngăn ngừa sự suy giảm của các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, phổi, thận… Thiền định cũng làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp và tăng cường hệ miễn dịch. Đó là một cách tiếp cận hoàn toàn từ nội lực toàn thân mà con người có thể cảm nhận, như là một sự hồi sinh mạnh mẽ.

Tiến sĩ - Bác sĩ Herbert Benson thuộc Trường Y Havard đã nghiên cứu và thử nghiệm những tác động của thiền định đối với sức khỏe và cơ thể. Ông là người tiên phong trong ngành Y học Tâm thần và là một trong những bác sĩ phương Tây đầu tiên đưa yếu tố tâm linh vào chữa bệnh. Trong cuốn The Relaxation Response (tạm dịch Phản ứng thư giãn) giới thiệu khái niệm Thiền định cho người Mỹ, tiến sĩ Benson nói rằng thiền định có thể điều trị các bệnh ung thư vì nó giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, trở nên mạnh mẽ hơn và kiểm soát cuộc sống tốt hơn.

Một trong những căn bệnh thế kỷ mà hiện nay con người không có cách nào chữa trị được chính là AIDS. Thiền định đã được đưa vào để giúp đỡ bệnh nhân AIDS. Từ năm 1989, một nhóm các nhà tâm lý học, nhân viên xã hội và y tá tại Thái Lan đã áp dụng thiền định như một phần quan trọng của chương trình đào tạo nhân viên và điều trị bệnh nhân HIV. Quan sát từ nhóm nghiên cứu cho thấy kết quả rất tích cực đối với phần lớn các nhân viên y tế và bệnh nhân. Họ trở nên vị tha, đồng cảm và kiên nhẫn hơn.

Nhân viên y tế lấy máu của bệnh nhân AIDS trong khi thiền định tại nhà tế bần AIDS Wat Phrabaht Nampu vào ngày 14 tháng 7 năm 2004 ở Lopuri, Thái Lan. (Ảnh: Getty)

Năm 2008, một nhóm nghiên cứu tại ĐH California (Mỹ) đứng đầu là Tiến sĩ Tâm lý học xã hội David Creswell đã thử nghiệm một chương trình giảm căng thẳng bằng thiền định cho một nhóm người bị nhiễm HIV. Nhóm tham gia gồm 67 người nhiễm HIV ở Los Angeles đã ngừng dùng thuốc ARV (thuốc kháng virus), 48 ​​người trong số họ thực hành thiền định kéo dài trong 2 tháng.

Kết quả cho thấy, số lượng tế bào T CD4 của những người thực hành thiền định cao hơn hẳn. Đây là thước đo cho thấy hệ thống miễn dịch chống lại virus HIV tốt như thế nào. Tế bào T CD4 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch và số lượng ít hay nhiều của T CD4 sẽ cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của hệ thống miễn dịch. Đây là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, giúp bạn chống lại các mầm bệnh, bao gồm nhiễm khuẩn và siêu vi. Số lượng tế bào T CD4 càng cao thì cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn càng khỏe.

Tiến sĩ David Creswell cho biết so với nhóm người không ngồi thiền, nhóm 48 người ngồi thiền cho biết họ không những không còn cảm thấy căng thẳng mà lại thấy yêu thương, chân thành và vui vẻ hơn với cuộc sống. Tiến sĩ Creswell tuyên bố: “Nghiên cứu này cho thấy thiền định có thể tác động trực tiếp đến việc làm chậm tiến triển bệnh AIDS. Ngay cả khi chúng tôi kiểm soát việc sử dụng thuốc ARV, chúng tôi vẫn nhận thấy những hiệu ứng kỳ diệu này. Cho dù bạn đang sử dụng thuốc hay ngừng thuốc, bạn vẫn sẽ thấy những lợi ích từ thiền định”.

Nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) bao gồm cảm lạnh và cúm là những bệnh rất phổ biến, dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh và tử vong khá cao trên thế giới. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Quốc gia (CDC), tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể chống lại virus cúm.

Vắc-xin cúm chứa kháng nguyên cúm và khi đưa vào cơ thể, nó sẽ báo hiệu hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus cúm. Tuy nhiên virus có thể đột biến liên tục, và có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin cúm theo mùa.

Vì vậy, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Madison, Wisconsin (Mỹ) đã có một cuộc thử nghiệm phòng ngừa ngẫu nhiên kéo dài 8 tuần với sự tham gia của 390 người nhằm làm rõ tác dụng của việc tập luyện ảnh hưởng thế nào đối với hệ miễn dịch của con người.

Các nhà nghiên cứu đã phân thành 3 nhóm ngẫu nhiên gồm nhóm: Không luyện tập, nhóm Thiền định và nhóm Tập thể dục (cường độ vừa phải) để kiểm tra xem việc tập luyện giảm căng thẳng thông qua thiền định hay tập thể dục sẽ giảm Tỷ lệ mắc bệnh, Thời gian mắc bệnh và Mức độ nghiêm trọng toàn cầu của bệnh ARI như thế nào.

Thử nghiệm cho thấy sau khi Thiền định, mức độ giảm tương ứng là 33%-43%-60% Tỷ lệ mắc, Thời gian và Mức độ nghiêm trọng của bệnh ARI, so với 29%-42%-31% sau khi tập thể dục với cường độ vừa phải. Điều này cho thấy Thiền định có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa virus cúm tấn công.

Một phụ nữ đang tập bài công pháp thiền định số 5 của Pháp Luân Đại Pháp. Sau một thí nghiệm scan não, một nhóm các thiền giả thâm niên đã có thể biến đổi hình thái của não theo những cách đáng ngạc nhiên. (Nguồn: minghui.org)

Ngoài ra, thiền định cũng có tác dụng ngăn ngừa lão hóa. Một trong những nguyên nhân gây lão hóa là do stress vì stress mãn tính gây rút ngắn Telomere (trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể). Khi các tế bào bị tổn thương, chúng cản trở chức năng đàn hồi của da. Quá trình lão hóa dễ nhìn thấy nhất là phản ánh trên da.

Từ thuở xưa cho đến ngày nay, con người đã tiêu tùng khá nhiều thời gian và tiền bạc cho các phương thức làm đẹp da, các sản phẩm chăm sóc da với hy vọng đảo ngược các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy như nếp nhăn, da sần sùi... Nhưng cách tiếp cận này không giải quyết những dấu hiệu và triệu chứng bên trong của tuổi tác.

Trái ngược với Tây y tập trung vào kỹ thuật trị bệnh, từ tiêm thuốc, uống thuốc, phẫu thuật…, thì Trung y nhấn mạnh vào sự hài hòa bên trong cơ thể người, là khoa học của sự hợp nhất giữa con người và tự nhiên. Trung Y nghiên cứu hệ thống cơ thể người ở mức độ vi quan. Trong nghiên cứu sức khỏe Trung y truyền thống, Thiền định là một bí mật lớn kéo dài tuổi thọ con người.

Thiền định là một phương pháp trong Tu luyện, giúp tăng cường hoạt động hệ thống miễn dịch, khả năng miễn dịch cao giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và virus cúm xâm nhập. Trong trạng thái thay đổi của ý thức khi thiền định, cơ thể cũng có khả năng tự chữa trị, giúp kéo dài các Telomere làm tăng tuổi thọ của tế bào, làm giảm hormone cortisol gây stress, cho phép các tế bào dễ sinh sản hơn cho sự phát triển mới và sửa chữa các tổn thương dẫn đến bệnh tật.

Những năm 1990, nhà thần kinh học người Mỹ Richard Davidson dẫn đầu nhóm các nhà nghiên cứu của trường ĐH Winconsin (Mỹ) đã tới Tây Tạng và thực hiện hàng loạt các cuộc thử nghiệm đối với các thầy tu - những người đã dành cả đời để Thiền tịnh.

Sau hàng loạt các cuộc thử nghiệm, Matthieu Ricard là vị tu sĩ được các nhà nghiên cứu mệnh danh là “Người hạnh phúc nhất thế giới”. Sở dĩ họ gọi ông như vậy vì sau khi gắn 256 cảm biến lên não của tu sĩ Matthieu Ricard trong khi ông ngồi thiền, các nhà nghiên cứu nhận thấy não bộ của ông phát ra mức sóng gamma cao chưa từng thấy trong ngành khoa học Thần kinh mà họ từng biết. Đây là loại sóng có liên quan tới sự tỉnh táo, tập trung, học tập cũng như trí nhớ.

Sau khi gắn 256 cảm biến lên não của tu sĩ Matthieu Ricard trong khi ông ngồi thiền, các nhà nghiên cứu nhận thấy não bộ của ông phát ra mức sóng gamma cao chưa từng thấy trong ngành khoa học Thần kinh mà họ từng biết. (Ảnh: Wikipedia)

Ngoài ra việc quét MRI (cộng hưởng từ) cũng cho thấy não bộ của vị tu sĩ này có những cảm xúc tích cực cực kỳ cao và những cảm xúc tiêu cực không đáng kể. Các máy nội soi não bộ cho thấy rằng việc thiền định đã làm thay đổi chất xám của não, củng cố các khu vực tập trung trí óc, và nuôi dưỡng lòng thiện lương, vị tha trong khi làm trầm tĩnh những vùng có liên hệ với sự sợ hãi hay tức giận.

“Thiền định giúp bạn có sức mạnh và sự tự tin nội tâm, và nếu bạn không cảm thấy vững vàng, bạn sẽ sẵn sàng hy sinh hơn”, tu sĩ Matthieu Ricard chia sẻ. “Đó là một hiệu ứng tự nhiên. Bạn cởi mở và tử tế với những người khác, và ngay cả không chú tâm, bạn sẽ thấy mình hạnh phúc”. Nói cách khác, vị tu sĩ coi lòng vị tha là liều thuốc thần cho những người không cảm thấy hạnh phúc.

Tu sĩ Matthieu Ricard nói sự vị kỷ là gốc rễ của nhiều vấn đề xã hội: ”Bằng cách nuôi dưỡng lòng vị tha, chúng ta có thể cải thiện cuộc sống của mình, trung hòa với con người và môi trường mình đang sống”. Trong một nền văn hóa đề cao cá nhân và sự cạnh tranh thì người ta coi chủ nghĩa vị tha là điều không tưởng. Nhưng Matthieu Ricard lập luận rằng khả năng quan tâm tới người khác rất có thể chính là điều giúp nhân loại vẫn đang tồn tại và phát triển.

Qua những nghiên cứu khoa học với các nhà tu hành - những người thiền định suốt đời, các chuyên gia nhận thấy rằng thiền định giúp nâng cao khả năng nhận thức. Nếu bạn là người hay suy nghĩ, lo âu và phiền muộn thì thiền định có thể giúp bạn có một tâm trí an hòa và thân thể khỏe mạnh. Các cuộc thử nghiệm khoa học cho thấy, nếu bạn thiền định chừng một tiếng đồng hồ trong vòng 8 tuần, bạn sẽ có một hệ thống miễn dịch mạnh và “sở hữu” một bộ não phát sinh nhiều ý niệm tốt.

5.000 năm trước, Hiên Viên Hoàng Đế có hỏi Quảng Thành Tử làm thế nào có thể trường sinh. Quảng Thành Tử nói: “Mắt không nhìn bên ngoài, tai không nghe bên ngoài, bảo trì sự an tĩnh của tinh thần, hình thể tự nhiên sẽ khang kiện. Thần thanh ý tĩnh, không lao lụy hình thể, không hao tổn chân tinh, có thể đạt đến trường sinh”.

Thiền định hay còn gọi là tĩnh tọa dưỡng sinh là trí tuệ của người xưa. Thời đó, không chỉ đạo sĩ hòa thượng mới ngồi thiền, mà tĩnh tọa trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống thường ngày của hoàng đế, hoàng tử và quý tộc trong các triều đại cổ xưa.

Văn hóa cổ truyền Đông phương chú trọng đến học thuyết rằng con người là một phần của tự nhiên, tâm và thân là tương hỗ với nhau. Ngoài thiền định, người Đông phương xem trọng việc nâng cao tâm tính, đạo đức và làm việc tốt. Khi tâm trí một người thuần khiết và tĩnh lặng, thân và tâm sẽ đạt lên đỉnh cao nhất, lúc ấy con người sẽ có một cơ thể khỏe mạnh.

Xuân Trường

Tìm hiểu phương pháp thiền định, nâng cao đề kháng, sống khỏe an nhiên. Chi tiết xem tại đây.