Kho vũ khí hạt nhân bí mật của Trung Quốc: Đường hầm 1.000 năm tuổi dưới lòng đất?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc có một hệ thống "Vạn Lý Trường Thành dưới lòng đất" với một loạt các đường hầm trải dài hàng ngàn dặm, và có thể chứa đến 3.000 vũ khí hạt nhân...

Triều đại nhà Tống (kéo dài từ năm 960 đến năm 1127) đã có cuộc chiến tranh kéo dài suốt 200 năm với các triều đại Liêu và Tấn. Chiến trường thời ấy là một vùng đất bằng phẳng, không có núi non hay sông ngòi có thể phòng thủ trước mọi sự tấn công.

Nhưng cách đây hơn nửa thế kỷ, người dân địa phương ở làng Vĩnh Thanh, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) đã khám phá ra một bí mật chấn động của các cổ nhân khi khu vực này vừa trải qua một trận lụt lớn. Khi người dân vội vã tháo chạy khỏi thôn làng để tìm chỗ trú ẩn an toàn thì đột nhiên dòng nước lũ đột nhiên chuyển hướng, và chính quá trình này đã lộ ra một loạt các đường hầm kéo dài hơn 300 cây số vuông (115 dặm vuông).

Các đường hầm cổ đại được tìm thấy cách đây nửa thế kỷ. (Ảnh chụp màn hình)
Các đường hầm cổ đại được tìm thấy cách đây nửa thế kỷ. (Ảnh chụp màn hình)

Các chuyên gia ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng các đường hầm chiến tranh cổ ở Vĩnh Thanh, và đây là một phần của một công trình quy mô lớn được sử dụng để làm nơi đóng quân trong thời chiến. Cấu trúc của các đường hầm này phức tạp và được ngụy trang kỹ lưỡng nhiều lớp lối ra vào, nắp đậy và cổng khóa.

Tuy nhiên, gần đây sự tồn tại của mạng lưới đường hầm "Vạn Lý Trường Thành" hiện đại đã được công bố ở các vùng miền núi của Hà Bắc.

Hệ thống đường hầm mê cung đã được đơn vị công binh của Pháo binh số 2 xây dựng vào năm 1985 để cất giấu, huy động và triển khai kho vũ khí hạt nhân ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Trung Quốc có rất nhiều đường hầm ngầm. (Ảnh chụp video)
Trung Quốc có rất nhiều đường hầm ngầm. (Ảnh chụp video)

Đường hầm này được tiết lộ lần đầu tiên trên sóng truyền hình quốc gia vào năm 2006. Đã có những cuộc thảo luận sôi nổi về quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sau khi giáo sư Phillip Karber của Đại học Georgetown (Mỹ) công bố một nghiên cứu vào năm 2012.

Nghiên cứu có tên “Những ý nghĩa chiến lược của Vạn Lý Trường Thành trong lòng đất của Trung Quốc”, cho thấy các đường hầm có thể cất giấu 3.000 vũ khí hạt nhân.

Ông Karber từng là chiến lược gia hàng đầu về An ninh quốc gia trong Chiến tranh Lạnh, và con số này lớn gấp nhiều lần so với các chuyên gia kiểm soát vũ khí mà tình báo Mỹ ước tính.

Các đường hầm được tìm thấy ở Hồ Bắc. (Google Map)
Các đường hầm được tìm thấy ở Hồ Bắc. (Google Map)

Trong báo cáo, ông Karber cho biết "Văn hóa quân sự của Trung Quốc đã coi trọng việc xây dựng và công sự phòng thủ từ lâu", và Vĩnh Thanh chỉ là một trong bảy "Vạn Lý Trường Thành dưới lòng đất" đã truyền cảm hứng cho dự án mới nhất.

Nhiều người lo lắng rằng, nghiên cứu giáo sư Phillip Karber công bố có thể thúc đẩy một cuộc chạy đua hạt nhân khác ở châu Á và thế giới. Những người chỉ trích nghiên cứu này đã đặt câu hỏi về phương pháp luận của các sinh viên tại ĐH Georgetown, bao gồm Google Earth, blog, tạp chí quân sự và tài liệu.

Gregory Kulacki, một nhà phân tích hạt nhân Trung Quốc tại Liên minh các nhà khoa học, đã công khai lên án nghiên cứu này. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post, ông gọi con số 3.000 vũ khí là “lố bịch” và nói rằng các phương pháp nghiên cứu là vô căn cứ.

Các đường hầm tương tự hiện được quân đội Trung Quốc sử dụng. (Ảnh chụp video)
Các đường hầm tương tự hiện được quân đội Trung Quốc sử dụng. (Ảnh chụp video)

Nhưng nghiên cứu này cũng trở thành một lập luận ủng hộ một chiến lược mới của Mỹ trong việc tái tập trung các ưu tiên quân sự đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phần lớn lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ đang hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương, các phi đội máy bay ném bom hạt nhân mới đã được triển khai tới đảo Guam, và nhiều lực lượng hải quân hơn đang được gửi đến khu vực này.

Washington đã củng cố các liên minh và quan hệ đối tác của mình trên khắp khu vực châu Á và xây dựng lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương.

Bất chấp những lời chỉ trích, một số quan chức Lầu Năm Góc hoan nghênh nghiên cứu giáo sư Phillip Karber, vì nó góp phần củng cố cho tuyên bố rằng, giờ đây Trung Quốc trở thành mối đe dọa ngày càng tăng đối với Mỹ.

Thanh Hương



BÀI CHỌN LỌC

Kho vũ khí hạt nhân bí mật của Trung Quốc: Đường hầm 1.000 năm tuổi dưới lòng đất?