Đọc những lời tiên tri mang cho chúng ta niềm an ủi trong dịch bệnh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những vụ cháy rừng kinh hoàng đã cướp đi lá phổi xanh Amazon của Trái Đất, hay biến nước Úc chìm trong biển lửa rực đỏ; người ta vẫn còn chưa hết bàng hoàng, thì đại dịch toàn cầu viêm phổi Vũ Hán đã đến. Năm 2020 giống như một năm “tận thế" của loài người vậy. Và trong khi thuật ngữ “Ngày tận thế" được tự do đề cập ngày nay, nó thực chất bắt nguồn từ một tiếng Hy Lạp có nghĩa là “sự mặc khải", liên quan đến việc tiết lộ những lời tiên tri.

Đây là một chủ đề quen thuộc trong các kinh thánh Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo và rất nhiều những tôn giáo khác trên thế giới. “Ngày tận thế” không phải là một khái niệm của Hollywood, mà là một sự thật chưa được hé mở, hoặc theo một số nền văn hoá, là thời điểm mà sẽ xảy ra với chúng ta.

Nhưng không giống như những bộ phim zombie, các văn bản khải huyền tôn giáo được tạo ra không chỉ để người ta sám hối, mà còn để trao tặng sự an ủi.

Khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lan rộng, một số học giả tôn giáo đã nói rằng nghĩ về những lời tiên tri có thể mang đến cho con người - thậm chí cả những người theo chủ nghĩa vật chất, vô thần - một cảm giác hy vọng.

Nghĩ về những lời tiên tri có thể mang đến cho con người - thậm chí cả những người theo chủ nghĩa vật chất, vô thần - một cảm giác hy vọng.
Nghĩ về những lời tiên tri có thể mang đến cho con người - thậm chí cả những người theo chủ nghĩa vật chất, vô thần - một cảm giác hy vọng. (Ảnh: Pixabay)

Cái chết, sự phá huỷ và hy vọng

Ngày tận thế có nguồn gốc từ văn hoá của người Do Thái, theo Nhà văn và Mục sư Anh quốc Michael Jensen.

“Nó được tạo ra bởi vì lời hứa linh thiêng với người Do Thái, trong kinh Cựu Ước đã nói về thời đại khi vị vua ngồi trên ngai vàng ở Jerusalem, và khi Chúa trị vì ở vùng đất này”, ông giải thích.

“Vấn đề là trong lịch sử, điều này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, khi Vua David lên ngôi, khoảng 1000 năm trước Công nguyên, nhưng sau đó Israel đã bị kẻ thù tấn công".

“Vì vậy sách Khải huyền nói rằng những gì cần để thực hiện mục đích của Chúa, không phải là một cuộc cách mạng từ bên dưới, mà Chúa sẽ giáng hạ, sau đó thiết lập luật lệ của mình thông qua vị Vua và địa điểm mà Ngài lựa chọn”.

Nhưng trong truyền thống Do Thái, sách Khải huyền tiết lộ các tương lai khác nhau, theo Simon Holloway, người phụ trách giáo dục của Bảo tàng Do Thái Sydney.

“Có rất nhiều sự linh hoạt trong cách giải thích các hình ảnh tiên tri, hơn là việc nghĩ “Đây là thời gian biểu của những gì sẽ diễn ra’”, tiến sĩ Holloway, một học giả về nghiên cứu Kinh thánh và tiếng Do thái cổ điển, cho biết.

Một trang trong cuốn sách Khải Huyền.
Một trang trong cuốn sách Khải Huyền. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Ông đưa ra một ví dụ về cuốn sách thứ 4 của Ezra, được viết vào khoảng năm 180 sau Công nguyên, mô tả một Vị cứu thế đến Trái đất. “Anh ta đánh bại người La Mã, những kẻ được xem là thế lực áp bức, và anh ta chiếm quyền cai trị vào một khoảng thời gian lý tưởng trên Trái đất, nhưng sau đó anh ta chết, và mọi người cũng ra đi theo anh ta".

Tiến sĩ Holloway nói rằng rất nhiều sách về ngày tận thế chính của người Do Thái đã được các tác giả viết dưới thời cai trị của đế quốc áp bức. “Đó là cách mà họ tưởng tượng ra tương lai, khi mà Chúa dẫn dắt một đế quốc và con người đi tới một tương lai mới huy hoàng. Mặc dù đó là những cuốn sách loài người sợ khi phải đọc, nhưng ở một góc độ khác, nó dùng để động viên loài người rằng tình huống khủng khiếp mà họ đang đối mặt sẽ sớm tốt đẹp".

Mặc dù chủ nghĩa tận thế bắt nguồn từ truyền thống của người Do Thái, tiến sĩ Holloway nói rằng, trường phái Do Thái hiện đại rất ít tập trung vào khái niệm ngày tận thế. “Họ cảm thấy chán ngán vì những tín đồ giả mạo, hầu hết những nhóm Do Thái cảm thấy miễn cưỡng quan tâm tới những lời tiên tri".

“Sự kết thúc đã bắt đầu"

Đối với Kitô giáo, đấng cứu thế là Chúa Jesus. “Kitô giáo về cơ bản là rất tin vào ngày tận thế, bởi vì kinh thánh đề cập tới việc ở đâu và khi nào Chúa Jesus sẽ xuất hiện và cai trị thế giới", Michael Jensen giải thích. “Chúa Jesus sử dụng cách đối thoại này… Ngài dùng tất cả các biểu tượng về bóng tối và động đất, và những khoảng thời gian khủng khiếp cũng như các dấu hiệu của sự rắc rối trước khi Chúa thiết lập luật lệ".

“Kitô giáo về cơ bản là rất tin vào ngày tận thế, bởi vì kinh thánh đề cập tới việc ở đâu và khi nào Chúa Jesus sẽ xuất hiện và cai trị thế giới"
“Kitô giáo về cơ bản là rất tin vào ngày tận thế, bởi vì kinh thánh đề cập tới việc ở đâu và khi nào Chúa Jesus sẽ xuất hiện và cai trị thế giới". (Ảnh: Pexels)

Theo Michael Jensen, Kitô giáo tin vào cái chết và sự tái sinh của Chúa Jesus - ngày lễ Phục sinh - dấu hiệu rằng Chúa đã giáng thế, và bắt đầu của ngày tận thế.

“2000 năm kể từ đó là một thời đại mà sự kết thúc đang đến. Ngày tận thế đã diễn ra nhưng chưa kết thúc", ông nói. Nhưng thời điểm chính xác thì không ai biết rõ, Michael Jensen chia sẻ rằng Kitô giáo trong suốt thế kỷ đã rút ra được mối quan hệ tương thích giữa những trải nghiệm đau khổ của họ và ngày tận thế sắp đến.

“Với hầu hết các Kitô hữu chính thống, dù chúng ta đang ở thời gian nào, thì vẫn có động đất, có chiến tranh, có dịch bệnh và nạn đói… nó là một dấu hiệu vĩnh cửu về việc chúng ta đang ở trong thời đại đó".

Xem thêm:

Và với Dorothy Lee, một giáo sư nghiên cứu về Tân Ước của đại học Trinity, ý thức về sự vô thường này khiến con người có trách nhiệm quan tâm tới người khác và chăm sóc Trái Đất.

“Đạo đức rất quan trọng trong những thời khắc tận thế", bà nói.

“Kinh thánh về ngày tận thế nói rằng để chuẩn bị cho kết thúc của thế giới, chúng ta cần sống công bằng, chính trực, từ bi và lòng tốt - không chỉ cho người nghèo, mà phần lớn, dành cho hành tinh này. Tôi nghĩ có một thứ có thể phá huỷ hành tinh này - đó là virus corona Vũ Hán, chúng ta đều hoảng sợ khi nghĩ về nó bây giờ, và điều này có thể hiểu được, nhưng chúng ta cũng cần nhận ra tình trạng môi trường chúng ta đang sống đang vô cùng nghiêm trọng".

“Kinh thánh về ngày tận thế nói rằng để chuẩn bị cho kết thúc của thế giới, chúng ta cần sống công bằng, chính trực, từ bi và lòng tốt - không chỉ cho người nghèo, mà phần lớn, dành cho hành tinh này."
“Kinh thánh về ngày tận thế nói rằng để chuẩn bị cho kết thúc của thế giới, chúng ta cần sống công bằng, chính trực, từ bi và lòng tốt." (Ảnh: Pxhere)

Bệnh dịch, động đất và phản đối Cơ đốc giáo

Các lời tiên tri không chỉ là một biểu tượng cố định trong Do Thái giáo và Kitô giáo, mà nó cũng quan trọng trong Hồi giáo. David Cook, chuyên nghiên cứu và viết về ngày tận thế trong đạo Hồi ở trường đại học Rice, cho biết cả Sunni và Shiite đều dự đoán về ngày cuối cùng của thế giới.

“Trong thời trung cổ, những học giả về Hồi giáo đã tập hợp những dấu hiệu và điềm báo thành 2 nhóm”, ông giải thích. “Có một nhóm dấu hiệu về cơ bản thuộc về đạo đức, và những dấu hiệu lớn hơn là những điều hiển nhiên không thể chối cãi… ví dụ như sự xuất hiện của những người phản đối Cơ đốc giáo, Chúa Jesus tái sinh, và mặt trời mọc đằng Tây. Cũng có cả dịch bệnh, và những trận động đất, hay các sự kiện trong không gian vũ trụ".

Tiến sĩ Cook nói rằng trong khi Hồi giáo không tin mọi dự ngôn về ngày tận thế, nhưng họ phải tin rằng có ngày cuối cùng của Trái Đất. Các dự ngôn của người Hồi giáo rất đa dạng, luôn có những sự kiện trong thế giới đương đại mà liên quan tới những dữ liệu cổ này.

“Thời điểm chúng trở nên thuyết phục không phải là thời điểm có một phần của lời tiên tri trở thành hiện thực… mà là khi 2, 3 hoặc 4 dự đoán trở thành hiện thực".

Ví dụ, tiến sĩ Cook nói có một vài người hăng hái tin vào ngày tận thế khi IS tiếp quản thị trấn Dabiq của Syria, vì sự kiện này được đề cập trong một dự ngôn là “một địa điểm của Armageddon - nơi chiến đấu quyết liệt giữa thiện và ác". “Có một làn sóng phấn khích về đến vấn đề này, nhưng dần dần tan biến vào khoảng năm 2016-2017, khi IS mất sự kiểm soát Dabiq".

Hình ảnh trong một trang từ cuốn Khải Huyền - 'Sự giận dữ - Ngày tận thế'.
Hình ảnh trong một trang từ cuốn Khải Huyền - 'Sự giận dữ - Ngày tận thế'. (Ảnh: Wikipedia)

Thư giãn trong thời đại virus Vũ Hán

Tiến sĩ Cook khi nói về các dự ngôn và lời tiên tri, cho rằng: “Khi bạn đọc các tài liệu này… không có chuyện nó cố gắng lôi người ta xuống địa ngục, mà thật ra là ngược lại. Chúa đang cố gắng nói với chúng ta rằng, ‘Này, hãy đọc những thứ này đi’. Mặt khác, chúng cũng không nhằm mục đích khiến bạn sợ hãi và ăn năn tột độ, chúng thật sự mang đến cho những tín đồ hy vọng, và tôi nghĩ, có cả cảm giác an ủi". Michael Jensen đồng ý rằng những dự ngôn có thể khiến chúng ta an tâm trong thời gian virus hoành hành.

“Sự giáo huấn về ngày tận thế trong Tân Ước và Cựu Ước luôn là một tin tức tốt lành, và những điều đang diễn ra xung quanh chúng ta chính là lời cảnh báo", ông nói.

“Những gì chúng đang cố gắng truyền tải là, con người không có quyền kiểm soát mọi thứ to lớn như vẫn nghĩ, sự khủng hoảng môi trường đang nói với chúng ta điều đó. Nhưng virus không phải là phán quyết cuối cùng, sự sụp đổ của không gian vũ trụ cũng không phải là phán quyết cuối cùng, cho đến khi Chúa ra phán quyết của Ngài".

Thiên An
Theo ABC



BÀI CHỌN LỌC

Đọc những lời tiên tri mang cho chúng ta niềm an ủi trong dịch bệnh?