Thương học sinh nghèo, doanh nhân Tunisia biến đồ đạc bị coi là ‘rác’ thành nội thất mới cho trường học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thay cũ đổi mới đồ đạc chỉ là một phần của cuộc sống, và nó không phải là điều quá lạ lẫm đối với nhiều người. Nhưng có những nơi mà ở đó, các trường học không có điều kiện tài chính để mua sắm hay tiếp cận với các nguồn hỗ trợ thích hợp, do đó cơ sở vật chất dành cho giáo dục hết sức nghèo nàn.

Đó là lý do tại sao Karim Arafa, một doanh nhân người Tunisia, đã quyết định thu thập và nâng cấp các thiết bị cùng đồ nội thất cũ, hỏng, khiến nó như mới trở lại.

Karim Arafa, một doanh nhân người Tunisia, đã quyết định thu thập và nâng cấp các thiết bị cùng đồ nội thất cũ, hỏng, khiến nó như mới trở lại.
Karim Arafa, một doanh nhân người Tunisia, đã quyết định thu thập và nâng cấp các thiết bị cùng đồ nội thất cũ, hỏng, khiến nó như mới trở lại.

Arafa nói với tờ Epoch Times tiếng Anh: “Khởi đầu công việc tình nguyện của tôi trong năm 2018 là sửa chữa những chiếc ghế bị hư hỏng, có hại cho môi trường và có thể tái chế trở lại để khiến chúng trông đẹp hơn”.

“Khởi đầu công việc tình nguyện của tôi trong năm 2018 là sửa chữa những chiếc ghế bị hư hỏng, có hại cho môi trường và có thể tái chế trở lại để khiến chúng trông đẹp hơn”.
“Khởi đầu công việc tình nguyện của tôi trong năm 2018 là sửa chữa những chiếc ghế bị hư hỏng, có hại cho môi trường và có thể tái chế trở lại để khiến chúng trông đẹp hơn”.

“Tôi vẫn còn nhiều việc phải làm, tôi hy vọng sẽ tìm thấy sự hỗ trợ cho công việc này tốt hơn nữa”.

Tự xưng là một nhà hoạt động dân sự, Arafa cho biết anh luôn muốn giúp đỡ các trường học ở những vùng kém may mắn của đất nước.

Tôi khao khát được giúp đỡ đất nước trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là các trường học bị thiệt thòi. Tôi thích nền giáo dục của nước nhà giống như các quốc gia phát triển.
Tôi khao khát được giúp đỡ đất nước trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là các trường học bị thiệt thòi. Tôi thích nền giáo dục của nước nhà giống như các quốc gia phát triển.

Anh chia sẻ: “Tôi khao khát được giúp đỡ đất nước trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là các trường học bị thiệt thòi. Tôi thích nền giáo dục của nước nhà giống như các quốc gia phát triển. Tôi đang tài trợ cho hoạt động này từ tiền của mình”.

Giới truyền thông đã bắt đầu chú ý đến người thợ tân trang đầy thông minh này khi nhìn thấy cách Arafa đã tận dụng khoảng thời gian cách ly để biến đổi các món đồ nội thất, bằng cách sửa chữa và sơn lại những thứ bị hỏng trong một trường học.

Tài khoản Instagram của The Good News Movement đã chia sẻ thành tích của Arafa với dòng chú thích: “Ở mọi ngóc ngách của thế giới luôn có một ai đó đang giúp đỡ những người khác”. Bài đăng đã nhanh chóng lan truyền với hơn 143.000 lượt thích.

Arafa đã cho Reuters xem bộ sưu tập của mình về những thứ mà một số người đã gọi chúng là “rác”.

Arafa đã cho Reuters xem bộ sưu tập của mình về những thứ mà một số người đã gọi chúng là “rác”.
Arafa đã cho Reuters xem bộ sưu tập của mình về những thứ mà một số người đã gọi chúng là “rác”.

Cầm lấy một chiếc ghế bị hỏng, anh nói: “Như mọi người có thể thấy, chiếc ghế này đang trong tình trạng hư hỏng và nhiều người hẳn sẽ nghĩ rằng nó không còn sử dụng được nữa. Nhưng chúng tôi không những sửa được mà còn loại bỏ vết rỉ sét để khiến nó đẹp hơn”.

Nhưng vị doanh nhân tốt bụng vẫn cảm thấy đó chưa phải là tất cả. Arafa không chỉ muốn giúp đỡ những cộng đồng đang gặp khó khăn, anh cũng muốn giảm tác động đến môi trường của các món đồ nội thất bị bỏ đi.

Arafa nói: “Ban đầu, tôi tình nguyện ở một viện. Tôi thấy những bộ bàn ghế bị vứt bỏ, thật là nguy hại cho môi trường. Tôi đã mở xưởng này để thu thập phế liệu và tái chế chúng”.

Chỉ trong tháng 11/2020, Arafa đã giúp xây dựng lại một cây cầu và một tuyến đường sắt địa phương.

“Tập trung và xây dựng cây cầu từ đường ray sắt cùng những phần còn lại của đồ nội thất trong trường học,” anh viết trên Facebook vào ngày 19/11.

“Tập trung và xây dựng cây cầu từ đường ray sắt cùng những phần còn lại của đồ nội thất trong trường học,” anh viết trên Facebook vào ngày 19/11.
“Tập trung và xây dựng cây cầu từ đường ray sắt cùng những phần còn lại của đồ nội thất trong trường học,” anh viết trên Facebook vào ngày 19/11.

“Quá trình này vẫn chưa kết thúc và chúng tôi đã đạt được 80% công việc. Cây cầu này được đội ngũ kỹ sư Khairat giám sát nhằm đảm bảo an toàn cho người dân qua lại”.

Arafa nói với Reuters rằng anh hy vọng sẽ có thể mở rộng hoạt động của mình. Hiện anh có ba nhân viên nhưng họ vẫn muốn làm thêm.

Arafa nói với Reuters rằng anh hy vọng sẽ có thể mở rộng hoạt động của mình. Hiện anh có ba nhân viên nhưng họ vẫn muốn làm thêm.
Arafa nói với Reuters rằng anh hy vọng sẽ có thể mở rộng hoạt động của mình. Hiện anh có ba nhân viên nhưng họ vẫn muốn làm thêm.

“Tôi hy vọng rằng dự án sẽ phát triển và nhận được sự ủng hộ từ chính quyền, nội các, Tổng thống hoặc các tổ chức xã hội dân sự, và tôi có thể thuê thêm hàng trăm công nhân, không chỉ giới hạn ở ba người”.

Từ giờ cho đến lúc đó, Arafa chỉ tập trung vào việc giúp đỡ bằng mọi cách mà anh có thể. Mới đây nhất, vị doanh nhân tốt bụng đã đăng tải hình ảnh người thợ mà anh thuê đang sửa cống, để ngăn lũ trẻ có thể không may rơi xuống khi mưa lớn.

Mới đây nhất, vị doanh nhân tốt bụng đã đăng tải hình ảnh người thợ mà anh thuê đang sửa cống, để ngăn lũ trẻ có thể không may rơi xuống khi mưa lớn.
Mới đây nhất, vị doanh nhân tốt bụng đã đăng tải hình ảnh người thợ mà anh thuê đang sửa cống, để ngăn lũ trẻ có thể không may rơi xuống khi mưa lớn.

“Chỉ là một ý tưởng đơn giản, để bảo vệ trẻ em và người già của chúng ta,” Arafa khiêm tốn viết.

(Ảnh đăng dưới sự cho phép của Karim Arafa).

Hoàng Tuấn
Theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Thương học sinh nghèo, doanh nhân Tunisia biến đồ đạc bị coi là ‘rác’ thành nội thất mới cho trường học