‘ĐCSTQ sẽ sụp đổ’: Nghệ sĩ gốc Ba Lan miêu tả nỗi thống khổ khi trẻ em bị bức hại ở Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

'ĐCSTQ tà ác sẽ sụp đổ vì đã tra tấn đến chết hàng triệu người tốt vô tội'.

Đối với một họa sĩ gốc Ba Lan từng lớn lên dưới chế độ Cộng sản vào những năm 50 và 60, việc các gia đình và con cái có đức tin ở Trung Quốc đang bị đàn áp và bức hại ngày nay, là một điều gây sốc, nhưng không có gì đáng ngạc nhiên.

Bản thân từng trải qua sự áp bức từ khi còn nhỏ trong thời kỳ hậu Stalin ở Ba Lan, đã giúp cho những bức tranh của họa sĩ Barbara Schafer có được sự chân thật và đáng tin cậy. Những bức tranh của bà thường miêu tả nỗi thống khổ “thường bị bỏ qua” của những đứa trẻ có cha mẹ bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại.

"Trẻ em sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu tiếp theo, sau khi cha mẹ chúng bị bắt đi và bức hại" - họa sĩ quốc tịch Úc, bà Barbara Schafer nói với The Epoch Times: “Trẻ em Trung Quốc đang bị ngược đãi vì đức tin của chúng. Nhiều em bị đuổi khỏi trường học, bị phạt vì tham gia các hoạt động tôn giáo bên ngoài trường học, buộc phải đọc các khẩu hiệu chống tôn giáo và tôn vinh chủ nghĩa vô Thần, và bị ép ký vào các văn bản từ bỏ đức tin của mình”.

Bà Schafer, hiện 68 tuổi, bà chỉ mới được 12 tuổi khi cha của bà, một người thợ thổi thủy tinh, chết ở Ba Lan do Cộng sản kiểm soát vào năm 1965. Sau khi bị giam giữ trong một trại tập trung trong Thế chiến thứ II, ông sống sót khi ở trong trại, nhưng sức khỏe rất kém vì luôn phải chịu đựng cảnh áp bức liên tục trong nhiều năm.

Bà Schafer chia sẻ: “Vô số người Ba Lan đã chết trong những vũng lầy của Liên Xô và vì đói. Đồng thời, các đoàn tàu cỡ lớn đã chạy liên tục 24 giờ một ngày từ Ba Lan đến Liên Xô, họ đánh cắp mọi thứ họ muốn và chở đi”.

Epoch Times PhotoBà Barbara Schafer với bức tranh sơn dầu “Lòng biết ơn” của mình trong cuộc triển lãm tại Cuộc thi Vẽ tranh Quốc tế NTD 2019 ở New York. (Ảnh: được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Lớn lên từ vùng đất Cộng sản ở Ba Lan

Bà Barbara Schafer sinh ra ở Skawina, gần Krakow, vào năm 1953, chỉ tám năm sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, bà Schafer nói rằng đó là "một trang đen tối khác trong lịch sử của chúng ta" "một ngày mà người dân Ba Lan sẽ không bao giờ quên" khi quân đồng minh bàn giao lãnh thổ của Ba Lan và các nước Đông Âu khác về cho chế độ Xô Viết tại Hội nghị Yalta vào tháng 2 năm 1945.

“Những kẻ phản bội và các đảng viên sống trong cảnh cực kỳ giàu có và xa hoa” - bà nói. “Đối với những người còn lại, một số vẫn còn hạnh phúc vì chiến tranh đã kết thúc, họ chia sẻ niềm vui và nhấn chìm nỗi buồn của họ trong rượu vodka”.

Đối với người dân Ba Lan, hạnh phúc của họ sau khi chiến tranh kết thúc đã dần bị lu mờ bởi hoàn cảnh thực tế, khi sống dưới chính quyền Cộng sản mới. Và bà Schafer lớn lên đã hiểu được thế nào là sự thống khổ của bị áp bức.

Epoch Times PhotoBà Barbara Schafer khi còn nhỏ cùng cha mẹ ở Ba Lan. (Ảnh: được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

“Nhiều thành viên trong gia đình tôi đã bị khủng bố bởi chế độ Cộng sản tàn bạo, độc tài” - bà Schafer, người đã sống ở Melbourne, Úc từ năm 1987, sau khi lần đầu tiên di cư từ Ba Lan đến New Zealand 10 năm trước cùng chồng - một kỹ sư máy bay. Khi ấy bà mới 24 tuổi.

Khi còn nhỏ, bà luôn tin rằng các phương tiện truyền thông Ba Lan làm việc cho người dân, cô gái trẻ Schafer khi ấy đã từng viết thư cho báo và đài bày tỏ mối quan tâm của mình — và rồi, cô gái ấy phải gánh chịu hậu quả cay đắng. “Mẹ tôi đã bị trừng phạt vì điều đó” - bà Schafer chia sẻ.

Lúc ấy, bà phát hiện ra rằng sự tự do về thông tin là không hề tồn tại. "Mọi bức thư mà chúng tôi nhận được từ phương Tây, đều được mở ra và một số thông tin trong đó được tô bằng mực đen".

Bà Schafer kể lại rằng, ngay từ khi còn nhỏ, bà từng đứng gác ở cửa sổ, trong khi cha bà nghe Đài Châu Âu Tự do hoặc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Bà phải đứng gác ở đó, để cảnh báo cho cha của bà, khi có những người đi ngang qua, vì sẽ có một bản án tù cho những ai đang nghe những điều mà chính phủ thời đó không mong muốn, hay cấm đoán những luồng thông tin và sự thật.

"Một số người không thể tin cậy được" - bà nói.

Khi mà các quy tắc của Cộng sản xâm nhập vào mọi khía cạnh của xã hội chúng ta, con người đã càng ngày càng mất tinh thần và chính kiến của mình, trở nên kiêu ngạo, lười biếng và coi thường bản thân. Các cửa hàng ngày càng vắng hơn. Tham nhũng và hối lộ trở nên phổ biến, và thẻ khẩu phần ăn đã được áp dụng”.

Đề cập đến việc truyền dạy các chính sách cũng như tư tưởng Cộng sản trong trường học, bà Schafer giờ đây đã là một người mẹ, một người bà nhớ lại rằng trẻ em Ba Lan thời đó đều biết một số giáo viên “phải nói dối để giữ công việc của họ”, nhưng sự thật là họ thật lòng rất muốn giữ gìn các giá trị truyền thống.

Bà nói: “Chính niềm tin kiên định đã mang lại hy vọng cho người dân Ba Lan”.

Bà cho biết: “Những gì Liên Xô không thể làm ở Ba Lan là phá hủy niềm tin vào Chúa, chính đức tin này đã giúp người dân Ba Lan tiếp tục phát triển. Chính phủ biết rằng phá hủy các nhà thờ sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chính trị của họ. Thật không may, họ cài cả gián điệp vào trong những giáo sĩ".

Bà cho biết thêm nhiều giáo sĩ tốt đã bị bắt bớ và giết hại vì đứng lên và chống lại Chủ nghĩa Cộng sản.

Đến năm 1960, Liên Xô đã xây dựng một nhà máy luyện thép khổng lồ mang tên Vladimir Lenin (Nhà máy thép Lenin) ở ngoại ô Krakow và một nhà máy luyện nhôm. Tuy nhiên, bà Schafer cho biết ống khói của nhà máy không hề có bộ lọc bớt khí thải, và các công trình xây dựng công nghiệp hoàn toàn trái ngược với thành phố lịch sử.

“Thành phố Krakow yêu dấu của tôi, thành phố của các vị vua và văn hóa Ba Lan, đang dần bị mai một” - vốn từng làm trong lĩnh vực trùng tu và bảo tồn các tòa nhà lịch sử, bà cảm nhận rõ điều ấy.

‘Bể khổ’ khi đi theo Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc

Ba Lan thoát khỏi sự cai trị của Cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1989. Bà Schafer tin rằng Chế độ Cộng sản của Trung Quốc ngày nay cũng sẽ phải đối mặt với số phận tương tự.

“Cũng giống như các cuộc đàn áp đối với Cơ đốc giáo trong thời Đế chế La Mã, ĐCSTQ tà ác sẽ sụp đổ vì đã tra tấn đến chết hàng triệu người tốt vô tội” - bà nói.

Những vụ lạm dụng trẻ em ở đất nước Trung Quốc, là mối quan tâm lớn đối với bà Schafer, người đã học mỹ thuật 7 năm ở Ba Lan. Bức tranh sơn dầu “Bể khổ” của bà được triển lãm để phơi bày những nỗi đau thầm lặng của những đứa trẻ đã chết hoặc mồ côi do mất cha mẹ - là hậu quả của cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà ĐCSTQ dùng để chống lại đức tin của người dân trong suốt 22 năm qua.

Epoch Times PhotoBức tranh “Bể khổ” của bà Barbara Schafer được vẽ trên chất liệu vải và sơn dầu, kích thước 120cmx120cm. (Ảnh: được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

“Nhiều cháu bé đã trở thành trẻ mồ côi hoặc mất đi những người thân trong gia đình mà chúng yêu quý. Một cầu vồng tuyệt đẹp sẽ đưa một số em lên thiên đường” - bà Schafer chia sẻ. Trong bức tranh của bà, những đứa trẻ đang ngồi trên những bông sen trắng - tượng trưng cho “sự trong trắng và ngây thơ”- đang bay xa tới tận chân trời.

Mỗi đứa trẻ được vẽ trong bức tranh thực sự là một câu chuyện có thật về cuộc bức hại

Một đứa trẻ là một bé trai 8 tháng tuổi, tên là Meng Hao, bị bức hại đến chết cùng với mẹ vào ngày 7/11/2000, vì người mẹ đã tu luyện Pháp Luân Công. Theo khám nghiệm của nhân viên điều tra, xương cổ và đốt ngón tay của người mẹ bị gãy, hộp sọ bị lõm và có một cây kim cắm ở thắt lưng. Có hai đốm đen và xanh lam trên đầu con trai cô và có máu ở mũi. Có hai vết bầm tím sâu xung quanh mắt cá chân nhỏ của cháu, có thể là cháu đã bị còng tay và treo ngược.

Trong bức tranh của bà Schafer, người ta thấy em bé Meng Hao đang ôm một bông sen đang khép lại, tượng trưng cho người mẹ đã khuất của em. Cậu bé cũng đang ở trong cầu vồng, nơi đang đưa cậu bé lên thiên đường.

Một đứa bé khác được miêu tả trong bức tranh, bé Huang Ying, đã mất mẹ vì cuộc bức hại khi mới 18 tháng tuổi. Khi ấy, Ying chỉ mới 3 tháng tuổi, cháu bị buộc phải tách khỏi mẹ, và đó là lần cuối cùng cháu được nhìn thấy mẹ còn sống. Mẹ cháu bị bức hại đến chết vào ngày 5/12/2002.

Cha cháu, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã bị giam giữ trong một trại lao động vào thời điểm đó và thậm chí không biết vợ mình đã chết. Ying, sau đó được nuôi dưỡng bởi ông bà ngoại của mình, những người cũng không đủ khả năng cho cô bé đi học.

“Trẻ em phải chịu đựng trong im lặng” - bà Schafer chia sẻ. “Thường thì các em được sinh ra trong một thế giới đầy đau khổ, các em phải chấp nhận điều đó, bởi vì các em không có cách nào khác. Nhưng tận sâu trong đáy lòng, là những tổn thương khủng khiếp”.

Epoch Times PhotoMột chi tiết của bức tranh sơn dầu “Bể khổ”: Một cậu bé 8 tháng tuổi, Meng Hao, bị bức hại đến chết cùng với mẹ của mình (hình bên tay trái); một bé gái, Huang Ying, mất mẹ cũng vì bị bức hại (hình bên tay phải). (Ảnh: được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Phật quang tỏa sáng ở Hồng Kông

Trong một bức tranh sơn dầu khác, có tên là “Phật quang tỏa sáng ở Hồng Kông”, bà Schafer đã dùng nét vẽ của mình để miêu tả một sự kiện có thật trong cuộc sống. Một người cha và hai cô con gái của ông, những người gần đây đã từ Úc đến Hồng Kông, để truyền cảm hứng và mang lại hy vọng cho mọi người.

“Sau khi trở về Trung Quốc, Hồng Kông, đã trở thành một cơn ác mộng đối với nhiều người” - bà Schafer đề cập đến việc Hồng Kông được bàn giao cho ĐCSTQ vào năm 1997 và cuộc chiến của người dân Hồng Kông nhằm giữ gìn sự độc lập khỏi những chính sách của ĐCSTQ trong những năm gần đây.

Vào thời điểm diễn ra sự kiện được mô tả trong tranh, người cha và các con gái của mình đã phát tờ rơi cho người qua đường về Pháp Luân Công và về cuộc bức hại tại Trung Quốc. ĐCSTQ đã cố gắng mở rộng chiến dịch bức hại đức tin ra khỏi đại lục đến Hồng Kông, thông qua các nhóm mặt trận khác nhau.

Sự “chân thành, nhẫn nại và thiện lương” của người cha trẻ, cùng với “trái tim nhân hậu” của các cô con gái, được thể hiện trên gương mặt họ trong bức tranh, khi họ tham gia cùng hàng trăm học viên Pháp Luân Công khác từ khắp nơi trên thế giới. Họ đến Hồng Kông để cung cấp thông tin, giúp làm rõ sự thật về cuộc bức hại cho công chúng. Đây là một trong những nỗ lực chống lại các hành động ngày càng tăng của ĐCSTQ nhằm cấm người dân thực hành tín ngưỡng tâm linh trong khu vực.

Trong nền của bức tranh, bà Schafer quyết định lồng ghép một cảnh từ nhiều năm trước đó — một nhóm lớn người Hồng Kông cầm ô, tượng trưng cho “Phong trào Ô dù” của sinh viên Hồng Kông từ năm 2014, nơi những người biểu tình mang ô bên mình để làm chệch hướng hơi cay từ các bình xịt của cảnh sát.

Bức tượng Phật bằng đồng lớn của Hồng Kông trên đảo Đại Nhĩ Sơn được mô tả ở góc trên cùng của bức tranh, tỏa ánh sáng thần thánh lên khung cảnh. Bà Schafer cho biết dòng chữ trên biểu ngữ màu xanh lam, “Chân - Thiện - Nhẫn”, là các nguyên tắc chỉ đạo của Pháp Luân Công. Bà Schafer cũng là một người thực hành tu luyện theo Pháp môn này.

Epoch Times Photo“Phật quang tỏa sáng ở Hồng Kông” của bà Barbara Schafer. Chất liệu vải và sơn dầu, 90 cm x 60 cm. (Ảnh: được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

'Sự thuần khiết và bản chất tốt đẹp' của trẻ em

Bà Schafer tin rằng: "Hòa bình và những giá trị tốt đẹp tồn tại mãi" và hy vọng những bức tranh của bà sẽ khơi gợi sự tò mò nơi người xem. Bà nói rằng ngay cả khi họ suy ngẫm về ý nghĩa nhân sinh trong giây lát, công việc của bà đã không phải là vô ích.

Bà nói: “Tôi thực sự tin rằng lối thoát duy nhất cho nhân loại là mọi người tự sửa chữa lỗi lầm của mình, nâng cao lòng tốt và lòng trắc ẩn dành cho nhau”.

Bà Schafer đặc biệt thích miêu tả "sự thuần khiết và bản chất tốt" của trẻ em đến từ các quốc gia khác nhau trong các tác phẩm nghệ thuật của mình. “Các em có rất nhiều điểm chung trước khi trưởng thành và bị ảnh hưởng bởi môi trường sống” - bà nói.

Một vài bức tranh vẽ trẻ em của bà đã được trưng bày tại nhiều cuộc triển lãm khác nhau, bao gồm bức tranh “Lòng biết ơn” của bà — vẽ hai chị em gái còn nhỏ tuổi, theo tín ngưỡng Pháp Luân Công, mặc trang phục truyền thống của gia đình họ ở Hàn Quốc — được trưng bày tại Cuộc thi Vẽ tranh Quốc tế NTD 2019 ở New York; và chân dung của bà Schafer cùng những đứa trẻ mặc trang phục truyền thống của Ba Lan, được trưng bày tại triển lãm nghệ thuật cộng đồng Ba Lan có tiêu đề “Roots” ở Melbourne, Australia, vào năm 2018.

Bên dưới là những bức tranh về trẻ em của bà Schafer:

Epoch Times PhotoBức tranh “Lòng biết ơn” của bà Barbara Schafer. Chất liệu tranh sơn dầu trên vải; 116 cm x 84 cm. (Ảnh: được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Epoch Times PhotoBà Barbara Schafer bên những bức tranh màu phấn của bà về trẻ em Ba Lan trong trang phục truyền thống tại triển lãm nghệ thuật Ba Lan có tiêu đề "Roots" ở Melbourne, Australia, năm 2018. (Ảnh của Barbara Schafer)

Epoch Times PhotoBức tranh “Bé gái Ba Lan trong trang phục truyền thống”, của bà Barbara Schafer. Màu phấn. (Ảnh: được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Epoch Times PhotoBức tranh: “Cậu bé Ba Lan trong trang phục truyền thống”. Màu phấn. (Ảnh: được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Epoch Times PhotoBức tranh: Cô gái Nhật Bản trong trang phục truyền thống. Màu phấn. (Được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Epoch Times PhotoBức tranh: Cậu bé thổ dân Úc. Màu phấn. (Được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Epoch Times PhotoBức tranh: Bé gái Nam Âu trong trang phục truyền thống. Màu phấn. (Ảnh: được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Epoch Times PhotoBức tranh: Cậu bé Trung Quốc trong trang phục truyền thống. Màu phấn. (Ảnh: được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Epoch Times PhotoBức tranh: Bé gái châu Phi trong trang phục truyền thống. Màu phấn. (Ảnh: được sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Hoa Long
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

‘ĐCSTQ sẽ sụp đổ’: Nghệ sĩ gốc Ba Lan miêu tả nỗi thống khổ khi trẻ em bị bức hại ở Trung Quốc