Truyền thông cánh tả đe dọa, trừng phạt người tố giác, TT Trump ca ngợi: 'Người yêu nước dũng cảm'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhân viên của Bưu điện Hoa Kỳ ở Pennsylvania đã trở thành người anh hùng của nước Mỹ, khi anh quyết định tiết lộ danh tính ra làm chứng, công bố các mánh khóe gian lậu phiếu bầu. Vì việc này, anh trở thành mục tiêu công kích, đe dọa, và bị đuổi việc bởi những người cánh tả. Vừa qua, anh tiếp tục công khai phản bác câu chuyện bịa đặt của tờ Washington Post...

Theo tờ Washington Post hôm thứ Ba (10/11) cho biết, các nhà điều tra của văn phòng Tổng Thanh tra Bưu điện Hoa Kỳ (USPS) đã thẩm vấn Richard Hopkins, và cho biết Richard Hopkins đã thừa nhận với các nhà điều tra rằng câu chuyện anh tường thuật lại về gian lận phiếu trong bản tuyên thệ là bịa đặt. Tờ Washington Post trích dẫn "các quan chức đã nói chuyện với điều kiện giấu tên."

Richard Hopkins là nhân viên của chi nhánh Bưu điện Hoa Kỳ thành phố Erie ở Pennsylvania. Anh đã trở thành một nhân chứng cực kỳ quan trọng trong chiến dịch của Tổng thống Trump, khi anh tuyên thệ làm chứng về việc anh và các đồng nghiệp đã được Giám đốc Bưu điện thành phố Erie (Pennsylvania) là Robert Weisenbach Jr hướng dẫn để sửa LÙI NGÀY tất cả các lá phiếu được chuyển đến bưu điện SAU hạn chót chính thức của tiểu bang (8 giờ tối ngày 3/11).

Tuy nhiên, Richard Hopkins đã đáp trả truyền thông tin tức giả của cánh tả bằng một tuyên bố video, trong đó anh cho biết điều đó không đúng sự thật, và “muốn tờ Washington Post phải đăng lại bài báo ‘tuyệt vời’ của họ”.

Anh nói: "Bạn sẽ tìm ra vào ngày mai" mà không cần giải thích. Trả lời về video của Richard Hopkins, tờ Washington Post “chữa cháy” bằng cách cho biết, họ đã không thể liên hệ với Hopkins trước khi đăng bài báo này.

Các cáo buộc về gian lận phiếu bầu ở thành phố Erie (Pennsylvania) của Richard Hopkins đã được kênh Project Veritas đưa tin từ rất sớm. Richard Hopkins tiết lộ phía Công đoàn Bưu điện Hoa Kỳ đã thuyết phục anh giữ im lặng nhưng không thành, trước khi anh bị các thanh tra viên của Bưu điện Hoa Kỳ ra sức gây áp lực "ép buộc" anh để "hạ thấp" câu chuyện gian lận. Ngay sau đó phía Tổng thanh tra Bưu điện Hoa Kỳ đã cung cấp thông tin này cho tờ Washington Post

Các đảng viên Đảng Dân chủ từ Ủy ban Giám sát và Cải cách trước đó đã tweet về sự “thay đổi” lời khai, được cho là xoay quanh các cáo buộc “vô lý” của Richard Hopkins, đã tự đặt hỏi rằng tại sao Hopkins lại ký một bản tuyên thệ sai “với các cáo buộc giả mạo/gian lận lá phiếu”.

Robert Weisenbach, Giám đốc Bưu điện thành phố Erie nơi Richard Hopkins làm việc đã gọi những cáo buộc của Hopkins là "100% sai" và nói rằng người đàn ông này là "một nhân viên gần đây đã bị kỷ luật nhiều lần."

Tờ Washington Post đã bịa đặt hoàn toàn câu chuyện của Hopkins. Kể từ khi ra làm chứng, Richard Hopkins đã bị đuổi việc và chịu áp lực từ phía những người thuộc Đảng Dân chủ buộc anh phải câm lặng. Những người đảng Cộng hòa đã lập một tài khoản để kêu gọi các khoản đóng góp trợ giúp cuộc sống của anh trên trang GoFunMe, giờ đây cũng đã bị “ông lớn” công nghệ Big Tech đánh sập nhằm triệt con đường sinh kế của anh.

Tổng thống Donald Trump đã gọi Richard Hopkins là “một người yêu nước dũng cảm”, người giúp phơi bày những gì ông tin là một cuộc bầu cử gian lận và hiện chiến dịch của ông đang trợ giúp Richard Hopkins ổn định cuộc sống.

Đông Bắc



BÀI CHỌN LỌC

Truyền thông cánh tả đe dọa, trừng phạt người tố giác, TT Trump ca ngợi: 'Người yêu nước dũng cảm'