Đảng cộng sản Trung Quốc thực chất là một 'tà giáo'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông đã sáng tác một bài hát mới dành tặng cho những nạn nhân đã bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp, không cho phép họ tiếp tục đi theo đức tin của mình. Cuộc đàn áp này có thể được coi là tàn bạo nhất từ trước tới nay trong lịch sử loài người. Bài hát tôn vinh sự kiên trì của những tín đồ tâm linh và nêu bật tội ác của chế độ này đối với nhân loại.

“Voices” - Tiếng nói, là một album solo (tác phẩm đơn ca) đầu tay của Jankovsky - một nhà sản xuất âm nhạc mới, có xuất thân từ Viện Abbey Road ở London và từng là tay trống của nhóm Ebony Bones. Đồng sáng tác là Vic May - một nghệ sĩ và cũng là nhạc sĩ nhạc pop người Anh mới nổi. Lời bài hát có một hiệu năng vô cùng đặc biệt, luôn khiến người nghe phải suy ngẫm.

ĐCSTQ là một tà giáo

Jankovsky năm nay 33 tuổi, đã chia sẻ với The Epoch Times: “‘Voices’ là giọng nói của những người mà chúng ta không thể nghe thấy. Bài hát nhấn mạnh tầm quan trọng của việc minh bạch sự thật - nguồn gốc và mức độ tà ác của cuộc đàn áp mà ĐCSTQ đã tạo ra. Qua lời bài hát, những điều còn đọng lại trong tim người nghe chính là ‘Cái ác là phi nghĩa, khi con người có được một đức tin mạnh mẽ, thì cái ác, cuối cùng, cũng sẽ bị khuất phục và không thể chạm đến trái tim con người’ ”.

Jankovsky đã mạnh mẽ lên án ĐCSTQ: “Chế độ Trung Quốc là một sự sùng bái, một hình thức tôn giáo biến thái có tác động to lớn đến suy nghĩ của con người và hệ tư tưởng của nó khiến những người ủng hộ tôn giáo biến thái này dễ dàng bị mê mị và phạm phải nhiều loại tội ác trong nhân loại. Mọi người nên chú ý đến những vấn đề này vì ĐCSTQ, nói chung, là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nguyên tắc cơ bản của con người chúng ta về tự do và nhân quyền. Đối với tôi, ĐCSTQ là đảng phái đối lập hoàn toàn với sự tự do”.

Nhạc sĩ May cảnh báo thêm: “Trung Quốc không phải là một quốc gia bị cô lập. ĐCSTQ đã đầu tư vào các doanh nghiệp, trường đại học, trường học và chính phủ của nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu. Nếu chúng ta không đứng ra bảo vệ những nạn nhân vô tội này, rồi cũng sẽ có một ngày, cái ác ấy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta".

Lấy cảm hứng từ nội dung phim hoạt hình “Up We Soar - Phù Dao trực thượng” (Phù Dao bay lên) nói về cuộc đời của một người phụ nữ đã bị ĐCSTQ giam cầm vì đã tập Pháp Luân Công; “Voices - Tiếng nói” muốn lột tả bản chất thực sự của ĐCSTQ, bài hát có thời lượng kéo dài trong 6 phút.

Phù Dao trực thượng

Epoch Times Photo

Video âm nhạc "Voices" phơi bày bản chất thực sự của ĐCSTQ. (Được phép của Alisa Aronson)

Phim truyện Phù Dao Trực Thượng được mở đầu với một thông điệp nổi bật “cuộc sống của chúng ta có thể đi về hướng sai lệch nếu như chính bạn không cố kiếm tìm kiếm và kêu gọi sự thật".

Nhân vật chính của “Phù Dao trực thượng” là một nữ giáo viên, người luôn tin vào các nguyên lý thuần khiết của vũ trụ “Chân - Thiện - Nhẫn”, đã bị ĐCSTQ giam cầm và hành hạ trong 7 năm. Nữ giáo viên đã bị bức hại, bị tước đoạt đi quyền làm mẹ của mình đối với đứa con gái nhỏ, bị giam cầm, bị ngăn trở việc chăm sóc con mình.

Trong tù, cô bị giam giữ cùng với những kẻ giết người, buôn bán ma túy và các tù nhân đã phạm các tội nguy hiểm khác. Tuy nhiên, mặc dù phải gánh chịu những áp bức tà ác, phải trải qua một thời kỳ đen tối nhất trong đời, cô vẫn kiên định với đức tin của mình và can đảm tiếp tục đi theo con đường mình đã chọn.

“Để cho mọi người biết và hiểu được sự thật của cuộc bức hại là rất quan trọng”. May nói. “Không chỉ vì tự do tín ngưỡng là một quyền cơ bản của con người, không chỉ vì quy mô của cuộc đàn áp quá lớn và quá khủng khiếp, mà còn vì 'Chân, Thiện, Nhẫn” là những nguyên tắc phổ biến và tốt đẹp; và quyền tự do theo đuổi các phẩm chất tốt đẹp đó nên thuộc về tất cả chúng ta”.

Jankovsky nói thêm: “Chúng ta nên coi trọng truyền thống của mình và không nên từ bỏ quá khứ khi đề cập đến các giá trị đạo đức. Tôi tin rằng điều này sẽ giúp xã hội chúng ta trở nên tốt hơn về lâu dài”.

Dấu ấn về chủ nghĩa độc tài

Jankovsky chia sẻ rằng chính gia đình của anh đã từng phải trải qua những tác động của một triều đại độc tài. Anh sinh ra tại thị trấn nhỏ Tartu ở quốc gia Estonia thuộc Bắc Âu, sau đó chuyển đến thủ đô Tallinn.

“Gia đình tôi đã trải qua sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào những năm 1990, do đó, gia đình tôi là một gia đình nhỏ trong số hơn 20 triệu người Nga - buộc phải di cư sang các nước láng giềng để tìm kiếm một tương lai an toàn và ổn định hơn”, anh nói.

“Ở Estonia, có rất nhiều người đã phải nằm xuống dưới sự cai trị tàn bạo của chế độ Xô Viết, họ bị trục xuất đến các trại lao động ở Siberia, mặc dù rất nhiều người trong số họ là những nhà chuyên môn, học giả, quân nhân. Chế độ độc tài của Xô Viết đã khiến nhiều người phải gánh chịu thống khổ cùng cực”.

Nhìn lại những di sản lịch sử thuộc về kỷ nguyên chủ nghĩa xã hội, Jankovsky quả quyết rằng “bây giờ mọi người đã có thể nhận ra: chính những cỗ máy tuyên truyền thông tin đã cắt đứt mọi người với những nhận thức đúng đắn chung và khiến họ - những người đã sai lầm đi theo chủ nghĩa độc tài - có hành động cực kỳ cuồng tín trước đây”

Jankovsky, người hiện đang làm việc tại một đài phát thanh địa phương ở Estonia với tư cách là nhà sản xuất âm nhạc và kỹ sư âm thanh. Mẹ anh học piano cổ điển khi còn là một thiếu nữ và bố anh là một người thích chơi guitar. Lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc như vậy, Jankovsky đã thừa hưởng trọn vẹn tình yêu, niềm đam mê và khả năng thiên bẩm về âm nhạc.

Với khả năng cảm thụ âm nhạc bẩm sinh, Jankovsky mơ ước được chơi trong một ban nhạc. Sau khi theo học trường âm nhạc và học đánh trống, anh đã cố gắng thi vào một nhạc viện (trường đại học) để học chỉ huy dàn nhạc. Bên cạnh đó, từ năm 16 tuổi, Jankovsky đã tham gia vào ban nhạc đầu tiên của mình; 5 năm sau đó, cả nhóm đã mua vé một chiều đến London với hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, mọi việc lúc ấy đã không diễn ra như Jankovsky mong đợi. Sau cùng, anh đã gia nhập vào ban nhạc điện tử Afrobeat nổi tiếng, nơi cho phép anh lưu diễn vòng quanh thế giới và biểu diễn trên các sân khấu nước ngoài ở các nước như Nga, Mỹ, Châu Âu, Úc và New Zealand, và giúp anh gặt hái được nhiều kinh nghiệm quý giá.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Abbey Road ở London vào năm 2019 và trở thành một nhà sản xuất âm nhạc và kỹ sư âm thanh có trình độ, anh trở về quê hương của mình.

Để thử thách sự sáng tạo của bản thân thông qua việc thực hành các kỹ năng sáng tác, thiết kế âm thanh, sản xuất và hòa âm... Jankovsky đã tạo ra sản phẩm đầu tay của mình - “Voices - Tiếng nói”.

Cất tiếng nói thay cho ‘những người không thể nói’

Epoch Times Photo

Các học viên Pháp Luân Công tham gia một cuộc diễu hành đánh dấu kỷ niệm 22 năm ngày bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Trung Quốc, tại Washington vào ngày 16 tháng 7 năm 2021. (Samira Bouaou / Đại Kỷ Nguyên)

“Voices-Tiếng nói - là nơi mà tôi muốn đúc kết mọi thứ lại với nhau thành một khối, đó là kết quả của tất cả những gì tôi đã tham khảo, và nhận thấy bản thân mình có một sự liên kết nào đó với nó”. Anh cho biết thêm: “Điều khiến tôi có cảm hứng, ngoài việc trở về nhà tại Estonia sau 10 năm sống ở London, là Pháp Luân Công”.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần đã bị bức hại tàn bạo ở Trung Quốc kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999; bao gồm năm bài tập thiền định và các bài giảng đạo đức dựa trên triết lý “Chân, Thiện, Nhẫn”. Trong 22 năm bức hại vừa qua, hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ cầm tù, bức hại và thậm chí bị tra tấn đến chết một cách bất hợp pháp.

Jankovsky đã bắt đầu tập và thực hành các bài công pháp thiền định trên từ năm 2020. Và đây cũng là lần đầu tiên anh nghe nói đến cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, ngay từ lúc ấy anh đã cảm thấy cuộc bức hại này thật vô nghĩa.

Epoch Times Photo

Jankovsky, 33 tuổi, nhà sản xuất âm nhạc và kỹ sư âm thanh ở Estonia (Ảnh:(Courtesy of Igor Jankovsky)

“Ở Châu Âu và các nơi khác trên khắp thế giới, bạn có quyền tự do lựa chọn và tu tập theo bất kỳ đức tin nào mà bạn muốn, chứ đừng nói đến việc bị bỏ tù, bị bức hại hay bị tra tấn vì điều đó”. Jankovsky nói.

“Các hành động của ĐCSTQ đã gửi đến toàn thế giới một tín hiệu rõ ràng rằng họ không hề có sự thiện lương, không khoan nhượng với nhân dân; rằng họ đã, đang và sẽ tiếp tục hành động trái với nguyên tắc nhân quyền và tự do của nhân loại - điều mà toàn thế giới đều công nhận”.

"Đây là một mái vòm bằng sắt của sự sợ hãi (vì sợ hãi người khác biết được sự thật và phản đối lại chủ nghĩa độc tài này mà ĐCSTQ đã cố gắng che đậy sự tàn độc bằng mái vòm sắt, và cũng dùng chính nó để tạo nên một ranh giới với cả thế giới bên ngoài, nhằm bao che cái tà ác và trù dập những con người thiện lương). Tôi biết điều này bởi vì cả gia đình tôi đều bị ảnh hưởng trực tiếp và bị áp bức dưới thời kỳ chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô Viết", anh Jankovsky nói.

Jankovsky và May nghĩ rằng toàn thế giới cần nhận thức, cần biết được sự thật và cần đứng lên chống lại cuộc đàn áp đức tin đang diễn ra vì “người dân ở Trung Quốc không có khả năng tự mình đối phó với nó”

“Những người sống dưới chế độ tà ác này thực sự cần phải biết được sự thật và phải được nhìn ra thế giới bên ngoài - bên ngoài những gì mà ĐCSTQ đang tuyên truyền”, May nói. “ Nhưng, điều đó thật không dễ dàng đối với họ vì họ đã được chính phủ truyền bá, tiêm cho những liều thuốc mê muội từ khi còn rất nhỏ”.

Thông qua việc tuyên truyền hệ tư tưởng của mình, ĐCSTQ đã từng bước thâm nhập vào mọi thành phần của xã hội. Bên cạnh đó, họ còn tạo ra Bức Tường Lửa nhằm ngăn chặn người dân trong nước tiếp cận với thực tế và những thông tin chân thật từ bên ngoài.

“Bức tường” này cũng đã tạo ra một sự cản trở lớn đối với thế giới, khi muốn tìm hiểu và biết được sự thật về ĐCSTQ. Jankovsky nhấn mạnh rằng điều quan trọng lúc này là người dân ở các nước phương Tây phải đứng lên, ký tên vào các kiến ​​nghị để giúp chấm dứt chế độ Trung Quốc, từng bước giúp nâng cao nhận thức về tội ác của ĐCSTQ đối với nhân loại.

Jankovsky đã thốt lên: “Có một tiêu chuẩn đạo đức ở đây, đó là: bạn không thể bắt bớ và giết hại những người thực hành thiền định, chứ đừng nói đến việc tra tấn, giết hại và bán nội tạng của họ, điều này chỉ đơn giản là sai, là không có đạo đức. Đức tin dựa trên các nguyên tắc thuần khiết và phổ quát của “Chân, Thiện, Nhẫn” có thể giúp con người có được lòng từ bi, lòng khoan dung và giúp con người luôn đối xử tốt với nhau. Rõ ràng là chúng ta không thể bị áp bức, không thể phải chịu đựng mãi sự bất công như vậy”.

Epoch Times Photo

Vic May, đồng tác giả của "Voices." (Được phép của Vic May)

“Voices - Tiếng nói” là một nỗ lực tập thể nhằm truyền bá sự thật về những gì đã xảy ra ở Trung Quốc vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

“Để tiết lộ bản chất thực sự của ĐCSTQ mà những người đang tu luyện Pháp Luân Công đã và đang bị đàn áp khủng khiếp. Họ đã phải trải qua những thời khắc kinh hoàng nhất của đời mình trong các trại giam. Ngay bây giờ, ngay lập tức, chúng ta cần phải làm gì đó, cần phải có hành động gì đó!”, Jankovsky mạnh mẽ kết luận.

Bạn có thể xem toàn bộ video bài hát tại đây.

Hoa Long

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Đảng cộng sản Trung Quốc thực chất là một 'tà giáo'