Chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt cả Lady Gaga, BTS, Justin Bieber, liệu còn có ai dám lên tiếng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cây bút Paul Mozur xuất sắc đã viết trên tờ New York Times: “Ở Trung Quốc, tập phim ‘Tái hợp’ của phim truyền hình huyền thoại - 'Friends' - sẽ chỉ nói về những mối hận thù. Vấn đề không phải là về 'Friends', mà là những vị khách mời của ‘Friends’ - những người dám có tư tưởng đối nghịch với Bắc Kinh”.

Ba nền tảng video của Trung Quốc đã phát trực tuyến tập phim “Tái hợp” của sitcom đình đám "Friends" vào ngày 27/5 vừa rồi. Tuy nhiên, tập phim mới nhất này của “Friends” đã bị kiểm duyệt. Sự xuất hiện của Justin Bieber, Lady Gaga và BTS (một nhóm nhạc K-pop) đã bị cắt bỏ. Những siêu sao này đã bị “xóa sổ” khỏi nền tảng viễn thông Trung Quốc. Vậy rốt cuộc thì họ đã phạm phải tội lỗi “tày trời” gì?

Năm 2016, Lady Gaga đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, một nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong nổi tiếng. Kể từ đó, cộng đồng người hâm mộ của cô đã bị “bịt miệng” ở Trung Quốc.

Vào năm 2014, Justin Bieber đã đăng một bức ảnh chụp từ đền Yasukuni ở Tokyo, nơi tôn vinh những người đã khuất trong chiến tranh Nhật Bản thời Thế chiến II. Cho đến bây giờ, Trung Quốc vẫn “kiên trì” sử dụng ký ức về Thế chiến II, cũng như các cuộc Chiến tranh thuốc phiện của Anh, để tuyên truyền chống lại các quốc gia hiện đã dân chủ và cải cách này. Nhật Bản và Anh đã không còn như trước đây, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không muốn bỏ qua quá khứ.

Đáng kinh ngạc nhất là việc Bắc Kinh kiểm duyệt nhóm nhạc BTS của Hàn Quốc, khi họ gợi nhớ lại những khó khăn trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Việc này đã gián tiếp không thừa nhận "sự hy sinh" của Trung Quốc, mặc dù ĐCSTQ là một trong những kẻ xâm lược, cùng với Triều Tiên, trong cuộc bạo lực khủng khiếp chống lại miền Nam (Hàn Quốc hiện nay).

Để tránh mối quan hệ “đắt giá” với Bắc Kinh, ngôi sao của “Fast and Furious 9” (gọi tắt là “F9”), John Cena, đã “quỳ lạy” Bắc Kinh bằng cách xin lỗi rối rít bằng tiếng Quan Thoại vì đã đề cập đến Đài Loan như một quốc gia. Vào ngày 25/5, Cena đã đăng video xin lỗi trên Weibo, một mạng xã hội Trung Quốc tương tự như Twitter với 222 triệu người dùng tích cực. Tại Trung Quốc, “F9” đã thu về 135 triệu đô la tính đến ngày 23/5. 83% doanh thu quốc tế của bộ phim này là ở Trung Quốc.

Trong video xin lỗi của mình, Cena đã nói: “Bây giờ tôi phải nói một điều rất rất rất quan trọng: Tôi yêu và tôn trọng Trung Quốc cũng như người dân Trung Quốc. Tôi rất xin lỗi vì những sai lầm của mình. Xin lỗi. Xin lỗi. Tôi thực sự xin lỗi. Các bạn phải hiểu rằng tôi yêu và tôn trọng Trung Quốc cũng như người dân Trung Quốc”.

Tôi thấy xấu hổ thay cho anh ta. Đó hoàn toàn không phải là hình ảnh một người đàn ông Mỹ cứng rắn mà anh ta đã xây dựng. Tội lỗi của anh ta là gì? Vì đã nói với một đài truyền hình Đài Loan rằng “Đài Loan là quốc gia đầu tiên có thể xem” bộ phim mới của anh ta?

Hàng nghìn người dùng Weibo Trung Quốc đã từ chối lời xin lỗi của Cena. Một người đăng rằng: “Hãy nói 'Đài Loan là một phần của Trung Quốc' bằng tiếng Trung. Nếu không, chúng tôi sẽ không chấp nhận lời xin lỗi của anh”. Bình luận này đã nhận được hàng nghìn lượt thích.

Trong khoảnh khắc đó, Cena chính là biểu tượng của một nước Mỹ “sợ sệt”. Đội trưởng Mỹ đã “quỳ lạy” Bắc Kinh vì những lợi ích nhỏ nhoi, nhượng bộ những vấn đề như Tây Tạng, Hong Kong, Thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn và Tân Cương - những vấn đề mà đáng ra chúng ta phải đứng lên đấu tranh đến cùng.

Hãy tưởng tượng một thế giới không có những người dám lên tiếng như Lady Gaga, BTS và Justin Bieber. Hãy tưởng tượng một thế giới trong đó các đô vật chuyên nghiệp của chúng ta chào lá cờ của ĐCSTQ trước khi nhảy lên võ đài. Họ không còn mặc chiếc quần đỏ-trắng-xanh (màu cờ của nước Mỹ) nữa.

Hãy tưởng tượng rằng đến một ngày, bạn sẽ phải nói với con cái của mình rằng chúng không thể nghe những gì chúng muốn, xem những gì chúng muốn và đọc những gì chúng muốn. Bởi vì đây là thế giới mà mọi thứ đều được “bố thí” bởi ĐCSTQ. Đây chính là Giấc mơ Trung Hoa.

Ngay cả khi bạn không thích tất cả những siêu sao này và không bao giờ đánh giá cao những chiếc quần in hình cờ Mỹ, bạn cũng nên trân trọng Tu chính án thứ nhất (quyền tự do biểu đạt) của quốc gia chúng ta.

“Quốc hội sẽ không đưa ra luật nào cấm việc thực hiện tự do tôn giáo; hoặc tước bỏ quyền tự do ngôn luận, hoặc báo chí; hoặc quyền của người dân được tụ họp một cách hòa bình, và kiến ​​nghị Chính phủ giải quyết những bất bình".

Tu chính án đầu tiên là bất hợp pháp ở Trung Quốc. “Các bạn”, những người Mỹ, hãy lấy lại quyền lực này của mình trước khi hành vi đó trở nên bất hợp pháp ở nước Mỹ của chúng ta.

Tác giả: Anders Corr có bằng Cử nhân / Thạc sĩ về khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và bằng Tiến sĩ tại Đại học Harvard (2008). Ông là giám đốc của Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ông là tác giả của “Tập trung quyền lực” (sắp xuất bản năm 2021) và “Không xâm phạm”, đồng thời biên tập “Quyền lực lớn, Chiến lược lớn”. Theo dõi Anders trên Twitter: @anderscorr.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Thanh Hương

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt cả Lady Gaga, BTS, Justin Bieber, liệu còn có ai dám lên tiếng?