Charlemagne’s Aachen: Văn hoá, Huyền thoại và những trách nhiệm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu ai đó đã từng hay sẽ đến nước Đức thì có lẽ không thể bỏ Aachen khỏi danh sách “những điểm dừng chân lý tưởng” cho mình. Aachen là một trong những thành phố cổ kính bậc nhất của nước Đức. Không chỉ sở hữu một lịch sử lâu đời, thành phố này còn có một kiến trúc quyến rũ lòng người...

 

Vẻ đẹp quyến rũ lòng người của thành phố.

Thành phố được nhắc đến trong sử sách lần đầu vào năm 765 với tên là Aquis villa. Hoàng đế Charlemagne đã biến Aachen trở thành đế chế có tầm cỡ Châu Âu đầu tiên và là thủ đô chính trị của Đế chế Frankish vào năm 974.

Một bức tượng của Charlemange trong một cửa hàng. Hoàng đế lịch sử thường được miêu tả với một bộ râu để biểu thị sự khôn ngoan (Catherine Yang/The Epoch Times)

Aachen nằm lọt giữa ba nước Bỉ, Hà Lan và Đức. Bạn chỉ mất 1 giờ đi tàu từ Cologne, Đức hoặc khoảng 1 giờ 30 phút nếu đi tàu từ Brussels. Nếu khẩn trương thì chỉ cần 1 ngày để thăm hết những địa điểm mang đậm ý nghĩa lịch sử, tuy nhiên bạn sẽ cần hơn 1 ngày để có đủ thời gian trực tiếp tìm hiểu những điều thú vị ở Aachen.

Hoàng đế Charlemagne

Dạo một vòng Aachen, bạn sẽ thấy hình ảnh Hoàng đế Charlemagne ở khắp mọi nơi. Bạn sẽ bỗng nhiên thấy tượng của ông dường như đang nhìn chằm chằm vào bạn ở đâu đó hay những dấu ấn của ông hiện hữu ở khắp trung tâm của thành phố.

Có thể nói người dân địa phương ở Aachen đang lạm dụng tên và hình ảnh của Hoàng đế cho việc kinh doanh cá nhân. Chẳng hạn như vào một cửa hàng bán đồ da và bạn lại thấy bức tượng Hoàng đế Charlemagne trưng bày trong cửa hàng để thu hút khách.

Nếu có bất kỳ nhân vật nào xứng đáng được công nhận rộng rãi và trường tồn thì đó phải là Hoàng đế Charlemagne. Ông chính là người đã đưa nền văn minh phương Tây thoát khỏi bóng tối.

Charlemagne, hay cách gọi quen thuộc và đầy kính trọng Charles Đại đế, là Hoàng đế La Mã Thần Thánh đầu tiên, và ông đã không nhận trách nhiệm đó một cách giản đơn.

Ông đã mở rộng Đế chế Carolingian và hợp nhất thế giới đang chia cắt và hỗn loạn (ông đã chiến đấu không mệt mỏi qua năm tháng). Ông có trách nhiệm với cuộc sống của mỗi người dân trong quốc gia mình. Ông tin tưởng vào việc bản thân ông chịu trách nhiệm cho việc cứu rỗi những người dân. Vào thời đại Trung cổ con người thường chuẩn bị cho cuộc sống của họ ở thế giới bên kia sau khi chết, nhưng Charlemagne không chỉ chú tâm vào quan niệm này, mà hơn thế ông đặt tâm vào tương lai của nền văn minh, và những quan niệm văn hóa tiên tiến trước thời kỳ suy thoái đã tồn tại trong nhiều thế kỷ.

Ông quả quyết xây dựng một dân tộc công bằng, có học thức, có văn hóa Thần truyền. Vì vậy, ông bắt đầu nhổ tận gốc rễ tham nhũng trong Giáo hội, cải thiện khả năng đọc viết trên toàn đế chế và thiết lập hình mẫu điển hình cho các nhà cai trị muốn đạt được trong thiên niên kỷ tiếp theo.

Hoàn toàn ngược lại với thời của những kẻ xâm lược ngoại lai, Aachen tắm mình trong sự hòa bình mà ông mang lại làm bệ phóng cho văn hóa một lần nữa nở rộ. Hoàng đế Charlemagne đã gìn giữ gần 90 phần trăm các văn bản cổ còn sót lại, kiến trúc vĩ đại theo kiểu ống vòm trong các nhà thờ.

Một điều thú vị là Aachen gắn liền với Hoàng đế Charlemagne, không phải vì ông sinh ra ở thành phố này hay lên ngôi vị Hoàng đế mà bởi vì ông thích những suối tắm khoáng nóng của nơi đây.

Vậy những con suối khoáng nóng này có gì đặc biệt đến mức được nhắc đến cùng với tên vị Hoàng đế vĩ đại Charlemagne.

Những con suối khoáng nóng

Charlemagne chính là người đầu tiên phát hiện ra các con suối khoáng nóng có thể tắm ở Aachen; và chính người La Mã cổ đại đã biến địa điểm của những suối nước nóng này thành một thị trấn tắm khoáng nóng.

Charlemagne chính là người đầu tiên phát hiện ra các con suối khoáng nóng ở Aachen (Catherine Yang/The Epoch Times)

Aachen, nằm ở biên giới của Đức, Bỉ và Hà Lan, có núi lửa Eifel Volcanic đang hoạt động, với khoảng 30 suối nước nóng lưu huỳnh được cho là rất có lợi cho sức khỏe.

Ngày nay, bạn vẫn có thể tắm nước nóng mà không cần phải đến tận các con suối, chỉ cần ghé thăm bất kỳ spa và phòng tắm nào, chẳng hạn như Carolus Thermen, vì nước tắm ở đây được lấy từ chính các suối nước nóng giàu khoáng chất đó.

Người ta nói rằng Hoàng đế Charlemagne có sở thích bơi lội và ông đã dành phần lớn thời gian của mình tại Aachen. Mặc dù về mặt hành chính thì Aachen không phải là thủ đô của đế chế, nhưng khi Hoàng đế Charlemagne đến tuổi già, ông dành ít thời gian đi khắp đế chế để nghe các vụ án, mà ông dành nhiều thời gian nghỉ dưỡng tại Aachen. Aachen là nơi an nghỉ cuối cùng của Hoàng đế Charlemagne.

Nhà thờ đăng quang

Nhà thờ Aachen là tượng đài dễ thấy nhất của Hoàng đế Charlemagne. Ông là người đặt viên gạch đầu tiên tạo nền móng cho công trình nhà thờ lớn nhất thời bấy giờ vào năm 790. Nhà thờ này sau đó được sửa đổi nhiều lần trong nhiều thế kỷ tiếp theo.

Nhà thờ Aachen.

Khi Hoàng đế qua đời vào năm 814, nhà thờ được chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng của ông. Tầm ảnh hưởng của ông lớn đến mức mỗi vị Hoàng đế sau này đều muốn gắn kết với ông bằng một cách nào đó.

Trong 600 năm tiếp theo, các nhà cai trị khi lên ngôi đều đến Nhà thờ Aachen và ngồi trên ngai vàng Charlemagne như một nghi thức. Ngày nay chúng ta đến nhà thờ sẽ được thấy ngai vàng của ông.

Vẻ đẹp trang nghiêm bên trong lễ đường nhà thờ.

Không chỉ có tầm ảnh hưởng lớn rộng khắp đế chế, mà ảnh hưởng của ông còn vượt ra ngoài đế chế của ông: Napoleon Bonaparte đã vô cùng ngưỡng mộ Hoàng đế Charlemagne nên ông đã tìm hiểu Hoàng đế Charlemagne, và thậm chí đến thăm Aachen sau khi ông lên ngôi để thể hiện sự kế thừa tiếp bước Hoàng đế Charlemagne.

 

 

Các báu vật của Hoàng đé (Catherine Yang/The Epoch Times)

Bên cạnh đó nhà thờ cũng là nơi bảo tồn một số di tích như quần áo của Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Kitô. Nhà thờ cũng sở hữu một kho báu các di sản, nghệ thuật tôn giáo và các kỷ vật có ý nghĩa lịch sử.

Các báu vật của Hoàng đé (Catherine Yang/The Epoch Times)

Không chỉ các vị Hoàng đế thực hiện các cuộc hành hương đến Aachen; mà cứ bảy năm một lần, những người có đức tin từ khắp nơi trên thế giới hành trình đến Nhà thờ Aachen chỉ để được nhìn những di sản này. Các nhà ngoại giao thời nay cũng hành hương đến Aachen. Thời điểm hành hương tiếp theo là vào tháng 6 năm 2021.

Tòa thị chính

Một công trình nổi bật khác của thành phố khiến ai đến nơi đây cũng phải ngắm nhìn đó là Tòa thị chính, đối diện với nhà thờ.

Kiến trúc của tòa nhà theo phong cách Gothic từ thế kỷ 14.

Kiến trúc của tòa nhà theo phong cách Gothic từ thế kỷ 14, được xây dựng trên nền móng của quần thể cung điện của Hoàng đế Charlemagne.

Kiến ​​trúc Gothic đã từng bị kiến ​​trúc Baroque hiện đại hơn thay thế, điều này giải thích tại sao thành phố có các tòa tháp cao vài thế kỷ sau đó. Nhưng vào giữa những năm cuối thập niên 1800, thành phố có những nỗ lực khôi phục cung điện theo kiến trúc Gothic.

Đặc điểm còn sót lại của cung điện đó là mái vòm hình bát giác nổi bật và dễ dàng nhận ra từ trung tâm thành phố. Vẻ lộng lẫy của tòa thị chính có được do được cải tạo và mang phong cách kiến trúc từ các thời đại.

Toà thị chính thành phố Aachen (Catherine Yang/The Epoch Times)

Phòng Hội đồng nổi bật do bức tranh tường trần thời Phục hưng với bốn đức tính hồng y tượng trưng cho sự khôn ngoan, công bằng, điều độ và lòng can đảm.

Bức tường phía sau có một bức tranh Baroque về các vị Thần cổ đại. Các vị Hoàng đế và nhân vật nổi tiếng khác nhau được trưng bày khắp tòa nhà, một số vị thậm chí được xây bằng vữa trong Hội trường Trắng.

Đây là nơi làm việc hành chính nhưng luôn mở cửa cho công chúng và dành ra nhiều phòng chứa các video thông tin về lịch sử của toà nhà.

Viện bảo tàng

Một bảo tàng thú vị chỉ cách Tòa thị chính một phút, đến đây bạn có thể tìm hiểu lịch sử lâu đời của Aachen, từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Có những bức ảnh về khoảnh khắc những người hành hương thời Baroque đang cố gắng xem các di tích bên trong nhà thờ từ hai tòa nhà trên tầng thượng thông qua một chiếc gương, cho đến những bức ảnh của những người lính đi ra ngoài và nghỉ ngơi trong Thế chiến II.

Nội Nhiên (biên dịch)

Tác giả: Catherine Yang
Theo epochtimes.com



BÀI CHỌN LỌC

Charlemagne’s Aachen: Văn hoá, Huyền thoại và những trách nhiệm