Cây biết đau và biết nhận thức ‘họ hàng’, kết quả kinh ngạc từ các thí nghiệm khoa học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người thường cho rằng thực vật vô tri vô giác và không thể giao tiếp. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong quá khứ đã cho thấy suy nghĩ này không chính xác. Trong một nghiên cứu được công bố trên PLOS ONE, một nhóm các nhà khoa học đã khẳng định lại điều mà không ít người luôn nghi ngờ - rằng thực vật vẫn có thể giao tiếp với nhau.

Giao tiếp thực vật thông thường

Vậy, giao tiếp thực vật hoạt động như thế nào?

Theo nghiên cứu, thực vật sử dụng rễ của chúng như một công cụ để giao tiếp với các cây lân cận. Và trong một môi trường đông đúc, thực vật tiết ra một loại hóa chất kích thích người hàng xóm của chúng phát triển mạnh mẽ để tồn tại.

Tờ The Guardian trích lời tác giả chính và là nhà sinh thái học Velemir Ninkovic, từ Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển ở Uppsala:

“Nếu bạn có vấn đề với người hàng xóm của mình, bạn có thể chuyển nhà… Nhưng thực vật không thể làm điều đó. Chúng đã biết cách chấp nhận điều đó và sử dụng các tín hiệu khác nhau, để tránh các tình huống cạnh tranh đồng thời chuẩn bị cho sự cạnh tranh trong tương lai”.

Nhóm đã tiến hành một thí nghiệm, trong đó họ vuốt ve lá cây vài phút mỗi ngày. Điều này được thực hiện theo cách mô phỏng cây này chạm vào cây khác. Cây phát triển trong dung dịch thủy canh thu giữ các chất hóa học do nó thải ra. Sau một vài ngày, dung dịch này được đưa đến các cây khác để kiểm tra phản ứng của chúng. Họ sớm phát hiện ra rằng, những cây mới này đã điều chỉnh chiến lược tăng trưởng của chúng để phản ứng với các hóa chất trong dung dịch.

Thực vật sử tiết ra một loại hóa chất kích thích người hàng xóm của chúng phát triển mạnh mẽ để cùng tồn tại. 
Thực vật sử tiết ra một loại hóa chất kích thích người hàng xóm của chúng phát triển mạnh mẽ để cùng tồn tại. (Ảnh minh họa: Picryl.com)

Nhà sinh thái học Ninkovic hiện đang nghiên cứu để xác định cách thực vật nhận thức được tín hiệu nào là quan trọng đối với chúng, và cách chúng quyết định thay đổi hành vi của mình để phản ứng với thông tin nhận được.

Những cách thú vị khác mà thực vật sử dụng để giao tiếp

Thực vật không chỉ giao tiếp với các loài thực vật khác, mà còn với côn trùng và động vật, tùy thuộc vào cách chúng “cảm nhận” trong một trường hợp cụ thể.

Một nghiên cứu xem xét nguyên nhân vì sao cỏ mới cắt thường có mùi rất nồng, người ta đã phát hiện rằng đó thực sự là một tiếng kêu đau đớn do thực vật phát ra. Mùi này tiết ra do thực vật đang cố gắng cứu mình trước những vết cắt. Nó là sự hòa trộn của rất nhiều hợp chất khác nhau, trong đó một số hợp chất kích thích sự hình thành các tế bào mới để vết thương đóng lại nhanh hơn, một số khác lại hoạt động như thuốc kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và ức chế sự phát triển của nấm, một số thì thúc đẩy việc sản xuất các hợp chất bảo vệ tại các vị trí không bị thương như một loại công sự phòng thủ. Ngoài ra, chúng cũng phát ra những hợp chất khác như một tín hiệu báo động.

Mùi nồng khi cắt cỏ là một tiếng kêu đau đớn do thực vật phát ra. Mùi này tiết ra do thực vật đang cố gắng cứu mình trước những vết cắt.
Mùi nồng khi cắt cỏ là một tiếng kêu đau đớn do thực vật phát ra. Mùi này tiết ra do thực vật đang cố gắng cứu mình trước những vết cắt. (Pixabay)

Cây thuốc lá dại cũng phát ra tín hiệu đau đớn và cảnh báo nguy hiểm tương tự. Khi bị sâu bướm sừng bám lên, cây thuốc lá dại tiết ra một mùi hương thu hút thiên địch của sâu bướm, mùi hương tỏa ra trong không khí sẽ giúp những kẻ săn mồi này phát hiện và ăn sâu, từ đó giúp cây thuốc lá tồn tại.

Một báo cáo khác lưu ý rằng, thực vật cũng có khả năng giao tiếp với động vật có vú bằng cách gửi các tín hiệu cụ thể hướng đến động vật đó. Ví dụ, một loài thực vật có tên là Nepenthes hemsleyan (cây nắp ấm) đã sử dụng cấu trúc lõm của nó để phản hồi tiếng vang do dơi gửi đến, về cơ bản là một hình thức định vị GPS của dơi đến cây. Điều này giúp loài dơi tìm được vị trí của cây và định cư ở đó. Đổi lại, dơi sẽ thải phân khắp xung quanh, giúp cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây (đặc biệt là nitơ).

Một loài thực vật có tên là Nepenthes hemsleyan (cây nắp ấm) đã sử dụng cấu trúc lõm của nó để phản hồi tiếng vang do dơi gửi đến, về cơ bản là một hình thức định vị GPS của dơi đến cây.
Một loài thực vật có tên là Nepenthes hemsleyan (cây nắp ấm) đã sử dụng cấu trúc lõm của nó để phản hồi tiếng vang do dơi gửi đến, về cơ bản là một hình thức định vị GPS của dơi đến cây. (Wikipedia / CC BY-SA 3.0)

Người ta cũng xác định rằng thực vật có thể sử dụng giao tiếp để xác định “anh chị em” của chúng, điều này cho phép chúng quyết định chiến lược tăng trưởng.

Trong thí nghiệm với một loài thực vật họ cải - Cakile (Sea Rockets), các nhà khoa học đã trồng một số cây trong hai môi trường khác nhau. Trường hợp đầu tiên, cây được đặt trong một môi trường hoàn toàn xa lạ. Người ta thấy rằng Cakile phát triển mạnh mẽ để cạnh tranh và tồn tại trước những thách thức không lường trước được. Nhưng khi cây còn lại được đặt cùng với anh chị em cùng họ, chúng đã hạn chế sự phát triển của mình để “người thân” cũng có thể phát triển.

Điều này tiếp tục cho thấy vẻ đẹp của toàn bộ thế giới được kết nối với nhau. Với những nghiên cứu sâu hơn, chúng ta chắc chắn sẽ mở ra những bí mật lớn hơn nữa của tự nhiên, có thể cho phép nhân loại phát triển cách sống bền vững hơn trên hành tinh xanh này.

*Ảnh chủ đề lấy từ: Ark. Agricultural Experiment Station - CC BY-SA 2.0.

Hoàng Tuấn
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Cây biết đau và biết nhận thức ‘họ hàng’, kết quả kinh ngạc từ các thí nghiệm khoa học