Bức thư của một CEO gửi cho mẹ của mình, đáng để suy ngẫm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đây là bức thư của một CEO gửi cho mẹ. Người con trai bày tỏ sự biết ơn khi chính sự nghiêm khắc của mẹ đã khiến anh hình thành những tính cách và thói quen tốt, từ đó giúp anh thành công hơn sau này.

Nội dung bức thư viết:

Mẹ ơi, con sắp mở một nhà máy mới vào ngày mai. Hôm nay con viết thư cho mẹ, chỉ để muốn nói với mẹ một điều rằng, việc con có thể đi được đến ngày hôm nay chính là nhờ một tính cách quan trọng mà mẹ đã dạy con từ nhỏ: “Phải có trách nhiệm với bản thân”.

Với tấm lòng biết ơn, những cảnh tượng quá khứ lần lượt hiện ra trong tâm trí con. Con nhớ năm lên ba, vì quá ham vui mà chạy vấp phải hòn đá, con ngã đau và khóc, chờ mẹ đến dìu con. Nhưng không, mẹ chỉ đứng đó rồi nói con tự mình đứng dậy và lau khô nước mắt, mẹ dặn con phải cẩn thận và biết chịu trách nhiệm về sự liều lĩnh của chính mình.

Khi bốn tuổi, có lần con muốn xem TV và không chịu ăn trưa, mẹ đã nói với con rằng nếu con không ăn, con sẽ phải nhịn đói đến tối, con đã đồng ý vì tưởng rằng mẹ chỉ doạ suông. Tuy nhiên, vào buổi chiều, bụng đói cồn cào không chịu được, con thậm chí không thể tìm thấy nửa miếng bánh mì hấp trong bếp. Mẹ đã dạy con phải có trách nhiệm với sự ương ngạnh của mình.

Khi con sáu tuổi, mẹ đưa con đến cửa hàng đồ chơi để mua quà cho Ngày Thiếu nhi, mẹ nói rằng con chỉ có thể mua một chiếc, nhưng con đã mua robot và muốn có thêm một chiếc máy bay mô hình. Mẹ không đồng ý, con lại bướng bỉnh nằm trên mặt đất khóc lóc, nhưng không ngờ mẹ vẫn “lạnh lùng” quay lưng bước ra ngoài, con không còn cách nào khác ngoài việc phải tự đứng dậy và chạy theo mẹ, mẹ đã dạy con phải có trách nhiệm với những lời hứa của bản thân.

Khi tám tuổi, con muốn thử giặt tất của mình, mẹ dạy con cách giặt tất như thế nào; con muốn học rửa bát, mẹ dạy con làm thế nào để tránh làm rơi vỡ bát đĩa. Con muốn tự nấu bữa ăn cho mình, mẹ đã nói với con cách để tránh bị bỏng. Mẹ đã dạy con phải có trách nhiệm với cuộc sống sau này.

Khi mười tuổi, nhìn cảnh bạn bè chen chúc đăng ký các lớp học năng khiếu, mẹ nói với con rằng chỉ cần tập trung học thật giỏi, ra ngoài chơi cũng tốt, nhưng thời gian còn lại thì nên đọc nhiều sách hơn là đủ. Đó là mẹ, người đã dạy con có trách nhiệm với lợi ích của mình.

Khi bước sang tuổi 13, con đá bóng và làm vỡ cửa sổ nhà hàng xóm, mẹ đã lấy bột trét kính và đinh mua ở chợ về, lắp kính vào cho con, và phải rút hơn một nửa số tiền túi tiết kiệm của bản thân. Mẹ đã dạy con hiểu được rằng, chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm của mình.

Khi con 15 tuổi, con nói muốn học piano, nhưng mẹ đã mua cho con một chiếc kèn harmonica, mẹ nói con hãy thử học thổi harmonica trước để xem con thực sự có năng khiếu và đam mê hay không. Con đã chơi cho đến bây giờ, thậm chí con không còn bất cứ ý nghĩ nào về việc học đàn nữa.

Năm 19 tuổi, mẹ giúp con phân tích một cách hệ thống một vài chuyên ngành con thích, mẹ muốn con tự hỏi lòng mình thêm vài lần nữa trước khi đưa ra quyết định, mẹ đã dạy con phải có trách nhiệm với tương lai của mình.

Khi con 20 tuổi, con muốn đổi một chiếc điện thoại di động. Mẹ nói rằng nếu chiếc điện thoại di động cũ vẫn có thể sử dụng được, thì đừng đổi nó. Khi con mua một chiếc điện thoại di động mới bằng số tiền mà mình kiếm được bằng việc làm gia sư, cảm giác đó mang lại nhiều niềm vui hơn so với có được điện thoại di động dựa vào tiền của người khác. Chính mẹ đã dạy con phải có trách nhiệm với những mong muốn của mình.

Con tốt nghiệp đại học năm 24 tuổi và muốn bắt đầu kinh doanh riêng. Mẹ khuyên con đừng vội vã và hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất trong lĩnh vực mà con yêu thích. Chỉ khi có đủ kinh nghiệm rồi thì hãy đề cập đến ước mơ.

Hai năm sau, khi con quyết định thành lập công ty, mẹ nói rằng nếu con có thể chịu đựng được kết quả tồi tệ nhất thì cứ mạnh dạn làm điều đó, mẹ đã đưa cho con 100.000 nhân dân tệ và yêu cầu con trả lại trong vòng bốn năm. Con tự tin vỗ ngực nói, con không những sẽ trả lại được tiền mà còn có thể làm rạng danh nhà mình, chính mẹ đã dạy con phải có trách nhiệm với việc kinh doanh của bản thân.

Năm 27 tuổi, con đưa một cô bạn gái xinh đẹp thông minh đến gặp mẹ, mẹ hiếm khi khen ngợi con trước mặt cô ấy. Lúc bấy giờ, con tự hào nói rằng một người phụ nữ xuất sắc có thể bị thu hút khi người đàn ông đó thật sự giỏi, tình yêu của con do con làm chủ. Miễn là chúng con hạnh phúc, mẹ hãy chúc phúc cho chúng con. Mẹ đã dạy con phải có trách nhiệm với hạnh phúc của chính mình.

Năm 27 tuổi, con đưa một cô bạn gái xinh đẹp thông minh đến gặp mẹ, mẹ hiếm khi khen ngợi con trước mặt cô ấy, nhưng lại tự hào nói rằng một người chỉ có thể bị thu hút khi anh ta thật sự xuất sắc. khuyên con phải có trách nhiệm với tình yêu của mình. Chỉ cần chúng con hạnh phúc, mẹ sẽ chúc phúc cho chúng con. Mẹ đã dạy con phải có trách nhiệm với hạnh phúc của chính mình.

Ở tuổi 35, khi công ty con mở rộng sản xuất và xây dựng một nhà máy mới, những người từng chỉ trích mẹ là người tàn nhẫn với con cuối cùng đã phải im lặng. Giờ đây, con cũng đang dùng cách của mẹ để giáo dục con của mình, con tin sau này cháu của mẹ sẽ giỏi hơn con. Mẹ, con cảm ơn mẹ rất nhiều.

Trên đây là toàn bộ nội dung bức thư này, cha mẹ là người quan trọng nhất trong việc định hướng vận mệnh của con cái, con cái như hạt giống, trên đời không có mùa màng xấu, chỉ có người không biết cách trồng; không có con cái không dạy được, chỉ có cha mẹ không dạy được. Sự khác biệt trong phương pháp giáo dục con cái thường ảnh hưởng đến vận mệnh cuộc đời sau này của trẻ, trên con đường giáo dục con cái, cha mẹ không những phải có lòng kiên nhẫn thường trực mà còn phải tìm hiểu những phương pháp giáo dục khoa học.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Bức thư của một CEO gửi cho mẹ của mình, đáng để suy ngẫm