Bí quyết Đài Loan khống chế thành công đại dịch COVID-19 chính là: Không bao giờ tin vào ĐCSTQ và WHO

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán trở thành đại dịch toàn cầu, Đài Loan cho đến nay được thế giới nhìn nhận như một hình mẫu chống đại dịch hiệu quả. Dù kề cận ngay cạnh “gã khổng lồ” Trung Quốc, chịu sức ép từ dịch bệnh tại Đại Lục, nhưng Đài Loan vẫn vững vàng vượt qua với thành tích đáng nể. Bí quyết của hòn đảo nhỏ bé nằm ở chỗ: Cương quyết không tin ĐCSTQ.

Gần đây, một công ty thiết kế của Mỹ đã tung ra phiên bản chiếc cốc có dòng chữ: “Tôi không cần điều trị” và “Tôi chỉ cần đến Đài Loan”. Ngay lập tức, nó đã trở thành mặt hàng hot và 10.000 chiếc cốc đã được đặt mua ngay sau khi ra mắt.

Tờ New York Times từng viết: “Trong vài tháng qua, cuộc sống trên hòn đảo này (Đài Loan) đã trở về bình thường một cách đáng ngạc nhiên. Các đám cưới, các trận bóng rổ chuyên nghiệp, hòa nhạc và chợ đêm vẫn được tổ chức bình thường”. Nhưng tờ báo này cũng đặt nghi hoặc về kết quả chống dịch tuyệt vời của Đài Loan liệu có thể kéo dài được bao lâu?

Bài báo chỉ ra rằng, nhưng nếu các quốc gia khác trên thế giới nới lỏng kiểm soát biên giới sau khi tiêm chủng, thì Đài Loan có thể bị cô lập về mặt chính trị và kinh tế, điều này không có lợi cho một cuộc chiến kéo dài”. Dale Fisher, giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore cũng nhấn mạnh rằng, “thử thách thực sự ở Đài Loan đó là, nếu vaccine không có hiệu quả miễn dịch lâu dài, người dân (Đài Loan) có thể cách ly với thế giới 1 năm hay thậm chí 5 năm nữa không?”.

Trả lời thắc mắc cho vấn đề này, bác sĩ Chen Zhijin (Đài Loan) tin rằng, một năm đã trôi qua và Đài Loan là một trong số ít quốc gia trên thế giới mà người dân ở đây có thể sống, đi học và làm việc bình thường.

Bác sĩ Chen Zhijin trả lời thẳng thắn rằng: “5 năm hay lâu hơn nữa cũng không vấn đề gì! Tất cả chúng tôi đều ở đây, Đài Loan không phải là một vùng lãnh thổ nằm ở “xó xỉnh” của thế giới, mà còn là một kiểu mẫu khó ưa”. Phép ẩn dụ này thể hiện hàm ý sâu sắc.

Thực tế, “sự lo lắng” của Thời báo New York dường như thừa thãi. Đài Loan đã bị ĐCSTQ bắt chẹt từ rất lâu, từng bị cộng đồng quốc tế cô lập và là một “ốc đảo” bị bỏ rơi trên thế giới. Nhưng bây giờ thì Đài Loan như thế nào, cả thế giới đều thấy rõ.

Đài Loan: Ốc đảo bị quốc tế “bỏ rơi” dưới áp lực của ĐCSTQ

Hãy nhìn lại lịch sử ngoại giao của Đài Loan. Kể từ năm 1949, lịch sử ngoại giao của Đài Loan có thể nói là “lịch sử của các mối quan hệ ngoại giao căng thẳng”, và rất đau thương. Sau năm 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu, cùng Anh, Israel, Na Uy, Thụy Điển,... quay sang công nhận chính quyền cộng sản Trung Quốc và cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân quốc.

Sau đó, do ĐCSTQ tham gia cuộc chiến Triều Tiên trong những năm 1950, ủng hộ Bắc Triều, và đã bị giết hại hàng chục triệu người Trung Quốc trong Cách mạng Văn hóa những năm 1960, nó đã bị cộng đồng quốc tế cô lập.

Đài Loan đã tận dụng thời cơ này để mở rộng quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, lợi thế không kéo dài, năm 1971, Đài Loan đã buộc phải rút khỏi Liên Hợp Quốc, và năm 1972, chỉ còn khoảng 20 nước giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

Kể từ đó, Đài Loan đã bị gạt ra khỏi các tổ chức quốc tế và trở thành hòn đảo “mồ côi” tròn 50 năm qua. Cũng kể từ đó, người dân đảo quốc này đã tự lực, tự cường, tồn tại dưới sự hăm dọa của ĐCSTQ và trong sự “ghẻ lạnh” của cộng đồng quốc tế đã nỗ lực phát triển kinh tế.

Dù rất nhiều nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng nhờ chế độ dân chủ, tự do và hệ thống chính trị luật pháp của Đài Loan phù hợp với các giá trị phổ quát, nên hầu hết các quốc gia vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế và thương mại đáng kể với hòn đảo này.

Điều này cho phép người Đài Loan, vốn là những con người cần cù, hiền lành, dám đối mặt với thử thách đã tìm ra những giải pháp đột phá để phát triển kinh tế và thương mại. Họ đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc và trở thành một trong 4 tiểu hổ châu Á, sáng tạo ra “Kinh nghiệm Đài Loan” nổi tiếng toàn cầu. Từ GDP 154 USD/người trong năm 1951, Đài Loan đã vươn lên, dự kiến tăng lên 30.038 USD/người trong năm 2021.

Trong cuộc chiến chống lại đại dịch viêm phổi Vũ Hán (hay còn gọi là virus ĐCSTQ) năm 2020, Đài Loan đã trở thành hình mẫu trên thế giới. Bất chấp nhiều nước trên thế giới vẫn đang quay cuồng chống lại đại dịch, người Đài Loan đã đạt được kết quả tốt đẹp, khống chế dịch thành công.

Vì sao nằm ở vị trí cận kề với Trung Quốc, nhưng Đài Loan lại làm được điều thần kỳ như vậy? Câu trả lời là: Người Đài Loan không tin vào Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - vốn đã bị ĐCSTQ thâm nhập sâu rộng.

Đài Loan không tin ĐCSTQ và WHO

Ngày 31/12/2019, Đài Loan đã thông báo qua e-mail cho WHO nhấn mạnh các đặc điểm của virus viêm phổi không điển hình và việc cách ly cũng như điều trị của các bệnh nhân. Đài Loan cũng khuyến cáo một cách mạnh mẽ về khả năng lây truyền từ người sang người của virus. Cùng thời điểm đó, Đài Loan bắt đầu triển khai kiểm dịch ngay tại sân bay và máy bay.

Cùng thời gian đó, ĐCSTQ đang bận rộn che giấu tình hình thực sự của đại dịch. Mặc dù chính quyền Bắc Kinh đã biết về sự bùng phát dịch từ cuối năm 2019, nhưng tới giữa tháng 1/2020, ĐCSTQ vẫn khăng khăng rằng không có sự lây truyền giữa người sang người, rằng có có thể ngăn ngừa và kiểm soát được virus.

Ngày 1/1/2020, bác sĩ Lý Văn Lượng đã bị thẩm vấn và buộc phải viết một bản hối lỗi "Suy ngẫm và tự phê bình đưa tin tức sai sự thật".

Ngày 3/1/2020, ĐCSTQ lưu ý Mỹ về một số tình huống trong đại dịch, nhưng vẫn nghiêm ngặt bưng bít mọi tin tức từ Trung Quốc. Bác sĩ Lý Văn Lượng đã bị đồn cảnh sát thuộc Sở Công an thành phố Vũ Hán bắt giữ với lý do "đăng báo cáo sai sự thật" vào ngày 3/1 và nhận án kỷ luật.

Ngày 2/1/2020, Đài Loan đã cảnh báo các viện y dược, và đánh giá rằng đó là một loại coronavirus. Ngày 5/1, các chuyên gia y tế Đài Loan đã nhóm họp và một bức thư được gửi đến Trung Quốc đại lục vào ngày 6/1 với mong muốn được cử các chuyên gia đến Trung Quốc để nghiên cứu và điều tra dịch bệnh.

Người Đài Loan được giáo dục để tự đưa ra đánh giá của mình trước một luồng thông tin, từ đó có khả năng phân biệt tin giả - tin thật.
Người Đài Loan được giáo dục để tự đưa ra đánh giá của mình trước một luồng thông tin, từ đó có khả năng phân biệt tin giả - tin thật. (Ảnh: Getty)

Ngày 15/1, Đài Loan ban hành Thông báo Du lịch Vũ Hán và Cục Kiểm soát Dịch bệnh chính thức xếp virus gây viêm phổi vào danh sách các bệnh truyền nhiễm thứ năm theo tiêu chuẩn lây truyền từ người sang người. Ngày 20/1, Đài Loan thành lập Trung tâm Chỉ huy dịch bệnh trung ương và ban hành lệnh cấm xuất khẩu khẩu trang vào ngày 23/1. Tất cả du khách từ Trung Quốc đại lục sẽ bị cấm tới Đài Loan từ ngày 6/2 và khách du lịch Macao, Hồng Kông, Trung Quốc, những người đã đến Trung Quốc sẽ bị theo dõi ngay lập tức.

Ngày 13/3, Lập pháp viện Đài Loan đã thông qua gói cứu trợ trị giá 60 tỷ Đài tệ dành cho "trường hợp cứu trợ dịch bệnh", cung cấp trợ cấp cho các ngành liên quan.

So sánh với Trung Quốc đại lục, ngày 18/1, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc còn tổ chức “Bữa tối gia đình” gồm 40.000 gia đình đã tham dự buổi tiệc và sau đó thành phố Vũ Hán đã trở thành tâm dịch. Ngày 20/1/2020, Tập Cận Bình bắt đầu yêu cầu chú ý đến dịch bệnh và ngày 23/1 ban hành lệnh phong tỏa Vũ Hán.

Vào thời điểm đầu năm mới 2020, trong khi các nước trên thế giới nghi ngờ về một dịch bệnh mới, ĐCSTQ và WHO vẫn không có bất cứ động thái gì, nhưng Đài Loan đã thành lập một trung tâm chỉ huy đại dịch trước lịch trình.

Tại sao Đài Loan có thể triển khai ngăn ngừa dịch bệnh nhanh chóng như vậy? Đó là do người Đài Loan không tin bất cứ điều gì vào ĐCSTQ.

Thế giới có thể yêu cầu ĐCSTQ bồi thường

Nhiều người đã bị ĐCSTQ lừa dối khi tin rằng chính quyền nước này đã làm tốt trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại. ĐCSTQ đã che giấu dịch bệnh gây ra đại dịch toàn cầu. Hãy nhớ lại rằng, ĐCSTQ đã biết dịch bệnh xảy ra vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, vào giữa tháng 1/2020, ĐCSTQ mới báo cáo rằng không có lây truyền từ người sang người và có thể ngăn ngừa và kiểm soát được.

Lợi dụng tình thế dịch bệnh, Trung Quốc xuất khẩu khẩu trang và các vật tư y tế nhằm trục lợi. Ngoài ra còn nhằm đánh bóng hình ảnh, cố gắng tô vẽ sứ mệnh của nó đối với thế giới. (Ảnh: Getty)
Lợi dụng tình thế dịch bệnh, Trung Quốc xuất khẩu khẩu trang và các vật tư y tế nhằm trục lợi. Ngoài ra còn nhằm đánh bóng hình ảnh, cố gắng tô vẽ sứ mệnh của nó đối với thế giới. (Ảnh: Getty)

Với lệnh phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23/1/2020, khi đó đã quá muộn so với thời điểm vàng vì hơn một tháng đã trôi qua kể từ khi dịch bùng phát. Một nghiên cứu của Đại học Southampton (Anh) chỉ ra rằng, nếu ĐCSTQ khởi động các hoạt động chống dịch sớm 3 tuần, đại dịch toàn cầu có thể giảm được tới 95%.

Giai đoạn này cũng trùng vào thời gian du lịch lễ hội mùa xuân ở Trung Quốc, gần 5 triệu người từ Vũ Hán đã di chuyển tới tất cả các nơi trên toàn quốc và thậm chí còn ra cả nước ngoài, dẫn tới một sự bùng phát toàn diện dịch bệnh trong và ngoài nước. Tới nay, hơn 96 triệu người đã bị nhiễm và hơn 2,06 triệu người trên thế giới đã mất đi sinh mạng.

Thực tế đã chứng minh thảm họa này là nhân họa mà thủ phạm gây ra chính là bởi chế độ độc tài của ĐCSTQ. Đầu tiên, ĐCSTQ che giấu dịch bệnh dẫn tới dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc và sau đó cho phép người dân mang virus lan ra toàn thế giới.

Điều đó nghĩa là ĐCSTQ đã mang tai họa tới toàn thế giới và người dân thế giới có thể yêu cầu ĐCSTQ bồi thường. Nhưng người chết không thể sống lại và tiền cũng không thể bù đắp lại những tổn thất mà nhiều quốc gia phải gánh chịu. ĐCSTQ chỉ coi trọng quyền lực của nó chứ không đếm xỉa gì đến tính mạng của người dân, và duy trì sự ổn định của chế độ là mục tiêu duy nhất của ĐCSTQ.

Trái ngược với Trung Quốc, Đài Loan tích cực hỗ trợ miễn phí các vật tư y tế và khẩu trang chất lượng cho các quốc gia khác có nhu cầu. Một cách lặng lẽ, Đài Loan dần chiếm được thiện cảm của cộng đồng quốc tế và khẳng định được vị thế của mình trên thế giới.
Trái ngược với Trung Quốc, Đài Loan tích cực hỗ trợ miễn phí các vật tư y tế và khẩu trang chất lượng cho các quốc gia khác có nhu cầu. Một cách lặng lẽ, Đài Loan dần chiếm được thiện cảm của cộng đồng quốc tế và khẳng định được vị thế của mình trên thế giới. (Ảnh: Epoch Times)

Biến thể virus - "ngày tận thế" đã đến?

Hiện tại, đại dịch COVID-19 đã có nhiều biến thể đột biến và rất nhiều ca bệnh là người trẻ, không như trước đây, hầu hết người bệnh đều ở độ tuổi trung niên và cao niên. Các quan chức của WHO cảnh báo, COVID-19 mà thế giới trải qua trong năm 2020 có thể không phải là thảm họa lớn nhất, và cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng mà loài người phải đối mặt trong tương lai thậm chí còn tồi tệ hơn.

Tờ New York Post trích dẫn lời một nhà tiên tri Pháp thế kỷ 16 trong cuốn “Vài thế kỷ” rằng năm 2021 nhân loại có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn hơn, có thể dẫn tới số lượng người chết rất lớn. Điều gì sẽ xảy ra? Hãy nhớ lại những thảm họa trong lịch sử để có sự so sánh.

Mùa xuân năm 1918, dịch cúm Tây Ban Nha xuất hiện. Lúc đầu, nó không khác mấy so với cúm thông thường nên không thu hút đủ sự chú ý. Nhưng bắt đầu vào mùa thu năm 1918, tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Virus đột biến xuất hiện dưới dạng chủng động lực cao và bệnh nhân thường chết sau vài giờ hoặc vài ngày. Trong vòng 4 tháng tiếp theo, cúm Tây Ban Nha đã lan sang tất cả các nơi trên thế giới, bao gồm những cộng đồng xa xôi hẻo lánh. Khi dịch bệnh bùng phát vào mùa xuân 1919, ước tính có khoảng 50 triệu đến 100 triệu người đã tử vong, chiếm khoảng 5% dân số thế giới.

Dịch bệnh Viêm phổi do coronavirus bùng phát từ tháng 12/2019 tới đầu tháng 1/2020 và đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Số người nhiễm theo thống kê của WHO vẫn tăng lên hằng ngày và không có dấu hiệu giảm xuống. Từ xu hướng dữ liệu, đại dịch Viêm phổi Vũ Hán này cũng tương tự với dịch cúm Tây Ban Nha.

Trong đại dịch này, người trẻ từ 20 đến 40 tuổi có tỷ lệ tử vong cao nhất. Một lượng lớn người trẻ và trung niên, những người làm ra tiền để nuôi gia đình đã bị cúm giết chết, bỏ lại những người già và trẻ mồ côi không người chăm nom.

Giống như đại dịch này, đại dịch cúm Tây Ban Nha cũng ảnh hưởng tới nhiều người nổi tiếng: Cựu tổng thống Mỹ Woodrow Wilson và cựu thủ tướng Anh Lloyd George đều nhiễm bệnh năm đó, và cựu tổng thống Brazil Rodriguez Rodrigues Alves đã qua đời vì cúm Tây Ban Nha.

Đâu là lối thoát cho nhân loại?

Rất nhiều người tin vào khoa học. Tuy nhiên, giáo sư Shi Yigong, Phó chủ tịch Đại học Thanh Hoa kiêm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, trong bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của "Diễn đàn Tương lai", cho biết khoa học đã phát triển cho đến ngày nay và con người nhìn thế giới hoàn toàn giống như người mù xem voi.

Robert Jastrow, người tiên phong của chương trình American Airlines và chủ trì chương trình hạ cánh trên Mặt Trăng của tàu Apollo, có câu nói nổi tiếng: "Khi một nhà khoa học leo lên một ngọn núi, anh ta thấy rằng nhà thần học đã ngồi ở đó!".

Vậy làm thế nào để thần học chữa trị một bệnh dịch khủng khiếp như vậy? Nhiều người tin rằng ở Trung Quốc cổ đại, bệnh dịch hạch được gọi là thần dịch hạch, thường xuất hiện vào những năm cuối cùng của một triều đại, khi lòng người thay đổi và đạo đức suy thoái, sẽ xuất hiện nhiều tai họa khác nhau như bệnh dịch hay hạn hán.

Hãy xem xét tình hình ở Trung Quốc đại lục, nơi đại dịch viêm phổi Vũ Hán là nguồn cơn gây ra đại dịch toàn cầu. Ngày nay, hầu như mọi người đều không có đức tin, và xã hội không còn chuẩn mực đạo đức cao thượng, mà dường như bị bao trùm bởi sự giả dối. Người với người đối xử với nhau bằng thái độ dè chừng, nghi kỵ, và sự chân thành đã biến mất ở vùng đất Thần Châu. Cái gì cũng có thể bị làm giả, khiến sản phẩm mang “thương hiệu” Trung Quốc khi ra thị trường thế giới luôn luôn bị đặt dấu hỏi về chất lượng. Cả những sản phẩm liên quan đến sức khỏe và tính mạng cũng bị làm giả, như sữa nhiễm độc, thuốc lá giả, rượu giả và ngay cả thuốc, vaccine cũng bị làm giả nốt.

Cảnh tượng người Trung Quốc vào nhà hàng buffet lấy đầy đĩa thức ăn nhưng không ăn hết không phải xa lạ.
Cảnh tượng người Trung Quốc vào nhà hàng buffet lấy đầy đĩa thức ăn nhưng không ăn hết không phải xa lạ. (Ảnh chụp video)

"Mọi người đều làm tổn thương tôi" đã trở thành một từ thông dụng. Năm 2011, bé gái Xiao Yueyue (2 tuổi) đã bị ô tô đâm ở Quảng Đông. Tất cả 18 người qua đường đều thản nhiên đi qua mặc bé gái nhỏ bị thương nặng và thiệt mạng. Thảm kịch này đã làm chấn động thế giới!

Nhưng người Trung Quốc vốn không phải như vậy. Trước khi ĐCSTQ cai trị, người Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc được thế giới tôn trọng, gọi là quốc gia của lễ nghi chi bang, là quốc gia của công lý. Khi đó mọi người tin vào lòng tốt và sự thiện lương. Nhưng hiện tại Trung Quốc đại lục đã bị ĐCSTQ phá hoại đến không thể nhận ra!

Kể từ khi được thành lập vào năm 1949, hết cuộc vận động này đến cuộc vận động khác do ĐCSTQ phát động đã phá hủy tất cả những truyền thống, lễ nghi vốn được cả thế giới tôn trọng của Trung Quốc đại lục. Lịch sử cai trị của ĐCSTQ có thể nói là lịch sử giết người.

Theo cuốn sách "Cửu Bình", số người Trung Quốc đã bị ĐCSTQ giết hại qua các cuộc vận động thanh trừng nhiều hơn tổng số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới cộng lại.

Hệ tư tưởng của ĐCSTQ là chủ nghĩa toàn trị cộng với chủ nghĩa vô thần và nó đặc biệt căm ghét niềm tin vào Thần Phật, vào tôn giáo. Vì lý do này, ĐCSTQ đã che giấu sự thật với thế giới bên ngoài, xây dựng một bức tường lửa ngăn thế giới tìm hiểu thông tin sự thật qua Internet, và đồng thời bịt miệng người dân Trung Quốc với thế giới.

Dưới sự thống trị độc tài của ĐCSTQ, đạo đức của người Trung Quốc đã bị bóp méo, không còn chút lương tâm, chỉ tin vào tiền bạc và quyền lực. Nếu điều này tiếp diễn, thực sự sẽ có một kết cục đáng thương.

Quy luật nhân quả là quy luật của tự nhiên. Thiện ác hữu báo. Thế giới đang phải đối mặt với đại dịch bệnh Viêm phổi Vũ Hán, với virus biến thể liên tục xuất hiện, và bệnh dịch sẽ tiếp tục bùng phát trên diện rộng. Đâu là lối thoát cho nhân loại? Đó là: Hãy tránh xa ĐCSTQ như Đài Loan đã làm.

Hà Thành
Theo ET tiếng Trung.



BÀI CHỌN LỌC

Bí quyết Đài Loan khống chế thành công đại dịch COVID-19 chính là: Không bao giờ tin vào ĐCSTQ và WHO