Bản thỏa thuận ly hôn tuyệt mỹ thời cổ đại

Giúp NTDVN sửa lỗi

... Mong nương tử sau khi chia tay hãy trang điểm tóc mai, mày ngài váy đẹp, thể hiện tư thế yểu điệu, chọn người chồng quan cao. Ân oán đã giải, chớ mà ghét nhau. Một cuộc chia ly hai người khoan thứ, ai nấy sinh lòng hoan hỉ.

Những bản thỏa thuận ly hôn ngày nay, thường liên quan đến nhà cửa, cổ phiếu, tài sản và con cái sẽ thuộc về người nào, rất lạnh lùng và trình tự phức tạp. Hôn nhân của người xưa, có trình tự phức tạp như mai mối, vấn danh, dạm ngõ, chọn ngày, giấy kết hôn, hôn ước. Nhưng nếu ly hôn thì lại rất đơn giản, có 3 phương thức là “xuất thê” (giải phóng vợ), “nghĩa tuyệt” (nghĩa phu thê đã hết) và “hòa ly” (ly hôn vui vẻ hòa ái). Chúng ta cùng xem bản thỏa thuận ly hôn của một người dân thời Thịnh Đường.

Sách “Đường luật sơ nghị” của Trưởng Tôn Vô Kỵ biên soạn có những quy định về thỏa thuận ly hôn đời Đường, trong đó “hòa ly” có viết: “Nếu vợ chồng không còn hài hòa yên vui nữa mà ‘hòa ly’ thì không ai có tội”.

Năm 1900, tại hang Mạc Cao, Đông Hoàng khai quật được một lượng lớn văn vật, trong đó có mấy bản “Giấy giải phóng vợ” thời Đường, lời văn ưu nhã bao dung, nội dung tuyệt mỹ lại thấm đượm tình cảm.

Trong “Giấy giải phóng vợ” này có hồi ức, có duyên tận, có chúc phúc, còn có phí nuôi dưỡng sau khi chia tay, còn nói đến duyên vợ chồng “3 đời trước kết duyên”, “duyên vợ chồng ân sâu nghĩa nặng”. Đáng tiếc là sau khi kết hôn không hòa thuận “khó thống nhất ý kiến… để ai đi đường nấy”. Người chồng còn chúc phúc nương tử sau khi ‘hòa ly’, sớm tìm được người bạn đời tốt, còn cấp phí nuôi dưỡng 3 năm. Ly hôn cũng tình sâu nghĩa nặng, còn có tình cảm biệt ly trong đó.

Giấy giải phóng vợ 1:

“...Phàm là duyên vợ chồng, là 3 đời trước kết duyên, thì đời này mới nên vợ nên chồng. Nếu kết duyên không hợp, thì đó là oan gia, đến để đối đầu. Vợ thì một lời mười miệng, chồng thì ánh mắt đáp lại sinh hiềm khích. Giống như mèo chuột ghét nhau, như sói cừu cùng một chỗ. Khi hai con tim đã không chung nhịp đập, thì khó thống nhất ý kiến, thì mau họp người thân họ hàng, để ai đi đường nấy. Mong nương tử sau khi chia tay hãy trang điểm tóc mai, mày ngài váy đẹp, thể hiện tư thế yểu điệu, chọn người chồng quan cao. Ân oán đã giải, chớ mà ghét nhau. Một cuộc chia ly hai người khoan thứ, ai nấy sinh lòng hoan hỉ”

唐-放妻书(网络图片)

Giấy giải phóng vợ đời Đường

Giấy giải phóng vợ 2:

“... Hơn nữa, vợ chồng có niềm vui cùng chung lao khổ, giống đôi uyên ương bên nhau, dung nhan như hoa ngồi bên nhau, vẻ đẹp nhân đôi. Hai thân thể cùng một con tim, sống cùng giường gối ngủ chung phòng, chết cùng quan quách chôn chung mộ. Ba năm kết duyên, thì vợ chồng đối lập. Đến nay cả hai đã tự không thể hòa hợp được, như khó sống cùng, lại tư sinh hiềm khích, trở thành nỗi chán ghét cho đời sau. Duyên hạnh phúc không thành, thế thì chia tay. Thế nên họp người thân để rồi ly biệt…”

“Sau khi chia ly, nương tử hãy chọn người chồng quan to chức lớn, thả dáng trước thềm, thể hiện tư thái cầm sắt hòa vận… Việc ăn mặc trong 3 năm, xin được chu cấp. Mong nương tử thiên thu vạn tuế”.

Tục ngữ có nói, một ngày vợ chồng trăm ngày ân nghĩa. Những bản “Giấy giải phóng vợ” này đã hiển lộ rõ tình nghĩa đó, mong muốn hai bên buông bỏ mối thắt trong tâm, không nên ghét nhau nữa. Để có thể từng là vợ chồng cũng là duyên phận đời trước, còn sau đó cầm sắt bất hòa, cũng là kết oán kiếp xa xưa. Hy vọng mở lòng giải mối ân oán đời trước, chớ để thấy nhau mà ghét nhau.

Chỉ còn lại “Một cuộc chia ly hai người khoan thứ, ai nấy sinh lòng hoan hỉ”, chúng ta đến với nhau đẹp thì cũng chia tay đẹp. Chúc nương tử “hãy trang điểm tóc mai, mày ngài váy đẹp”, tái giá mối lương duyên chồng là quan lớn, từ đó ai nấy đều hoan hỉ. Thông báo cho người thân họ hàng làm chứng, từ đây hòa ái chia ly. Nhân đây xin tặng y phục và lương thực 3 năm, chúc nương tử quanh năm luôn bình an hạnh phúc.

Thi nhân đời Đường Trương Nhược Hư có câu thơ rằng:

Nước bởi có tính núi khó chuyển
Nàng nếu vô tâm ta chia ly…
Tình này nên mãi cùng lưu giữ
Nàng nếu vô tâm ta biệt ly…

Tâm thái tùy duyên và phóng khoáng đó đã thể hiện rõ phong thái người dân sáng suốt, thoáng đạt của thời thịnh trị nhà Đường.

Tuy nhiên, kết mối phu thê thì nên là trung trinh không suy chuyển đổi thay:

Lúc tử sinh hay khi cách biệt
Chẳng bỏ nhau lời quyết thệ rồi
Cầm tay nàng hẹn mấy lời:
"Sống bên nhau mãi đến hồi già nua"

Thế nên, cho dù là ly hôn với ngôn từ vẫn thanh nhã tuyệt đẹp, thì nó vẫn là bi kịch và việc đáng tiếc. Rốt cuộc, đời người vốn là một trường tu hành, con người biết tự hoàn thiện mình sau những vấp ngã và sai lầm.

Thanh Hà
Theo Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Bản thỏa thuận ly hôn tuyệt mỹ thời cổ đại