Bài học lịch sử: Từ tay sai đắc lực nhất trở thành con dê thế tội tốt nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đúng như người ta thường nói “Từ xưa mưu thâm họa cũng thâm, chớ tham phú quý mất lương tâm. Giọt nước mái hiên không sai lệch, báo ứng xưa nay vẫn rành rành”. Dưới gầm trời này, có một đạo lý vĩnh viễn bất biến, đó là người ta bất kể làm sự việc gì đều phải tự mình gánh chịu hậu quả.

Người xưa từng nói: “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri; thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư”, tức lòng người sinh một niệm, trời đất đều biết hết; thiện ác nếu không báo, càn khôn ắt vị tư. Nhiều người hiện đại có thể không tin những lời này của cổ nhân, nhưng hãy cùng xem xét những ví dụ dưới đây để cùng hiểu rõ hơn quy luật nhân quả của trời đất.

1. Vài câu chuyện xưa về những người từ tay sai đắc lực nhất trở thành con dê thế tội tốt nhất

(1) Yezhov, người phục tùng Đảng Cộng sản Liên Xô vô điều kiện

Trong khoảng thời gian từ năm 1934 đến 1940, có khoảng 19 triệu người Liên Xô đã bị bắt giữ, rất nhiều trong số đó đã chết trong các trại cải tạo lao động.

Yezhov là người đứng đầu KGB (Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô) trong thời gian 1934-1939. Ông ta được đánh giá là chiến sĩ trung thành với Stalin nhất, luôn phục tùng vô điều kiện mọi nhiệm vụ mà Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) giao cho.

Tổ chức đặc vụ KGB là tay sai hàng đầu của ĐCSLX, được sử dụng để tạo ra các vụ án oan. Yezhov vừa lên nắm quyền thì việc đầu tiên là thanh trừng nội bộ KGB. Chỉ hai năm cuối thời kỳ Yezhov nắm quyền, trong thời gian từ 1937-1938, cuộc thành trừng nội bộ Liên Xô lên đến đỉnh cao, có khoảng 3,5 – 4,5 triệu người bị trấn áp. Trong một báo cáo bí mật, nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchev đã từng nói “Yezhov là ác ma thứ hai”.

Nhờ những “chiến công” này, ĐCSLX đã ban thưởng cho Yezhov các loại vinh dự như huân chương Lenin, huy chương Nhân viên Cheka (Ủy ban Đặc biệt Toàn Nga) danh dự…

Tuy nhiên, chẳng bao lâu “gió lại đổi chiều”. Mỗi lần đại thanh trừng của Liên Xô đều gây ra những án oan chất chồng như núi cần phải có người gánh trách nhiệm. Ngày 10/4/1939, Yezhov bị bắt. Trớ trêu thay, trong bản khởi tố của cơ quan kiểm sát, những tội danh mà Yezhov từng dùng để hãm hại người khác lại được sử dụng cho chính ông ta: “Yezhov có quan hệ gián điệp với các cơ quan tình báo nước ngoài và những nước thù địch với Liên Xô, đồng thời lãnh đạo các hoạt động âm mưu nội bộ của Ủy ban Nội vụ”.

Lần này, tai sai tốt nhất Yezhov đã trở thành con dê thế tội tốt nhất.

Nikolai Yezhov. (Ảnh: Wikipedia)
Nikolai Yezhov. (Ảnh: Wikipedia)

(2) Kẻ ép nộp lương thực, cuối cùng dồn bản thân vào chỗ chết

Thời kỳ nạn đói 3 năm từ 1959 đến 1961, do chỉ tiêu thu lương thực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quá cao, nông dân không thể giao nộp nổi, thế là ĐCSTQ đưa ra một mục tiêu đấu tranh mới: Đội sản xuất đã giấu lương thực, chia chác lương thực cá nhân.

Ngày 6/12/1960, Lộ Hiến Văn, Bí thư thứ nhất của Ủy ban Khu Tín Dương, tỉnh Hà Nam, trong hội nghị qua điện thoại đã truyền bá kinh nghiệm đấu tranh chống giấu lương thực. Các cán bộ các huyện, xã, thôn thuộc khu Tín Dương đã sử dụng sức ép chính trị, tra tấn tinh thần và bạo lực tàn khốc để lục soát vơ vét lương thực và hạt giống còn lại của những người nông dân.

Ngày 15/10/1059, Trương Chi Vinh, xã viên tiểu đội Hùng Loan do không giao đủ lương thực nên đã bị đánh tàn nhẫn, sau đó tử vong. Cán bộ đại đội còn dùng que cời bếp nhét thóc và đỗ tương vào hậu môn người chết, vừa nhét vừa mắng chửi: “Để thân thể ngươi mọc ra lương thực”. Trương bị đánh chết để lại hai đứa con nhỏ 8 tuổi và 10 tuổi, cả hai đứa trẻ sau đó đều lần lượt chết vì đói.

Mặc dù các cán bộ của ĐCSTQ đã sử dụng vô số nhục hình tàn khốc nhưng vẫn không thu được đủ lương thực. Bởi vì trong phong trào “Đại nhảy vọt tiến lên Chủ nghĩa Xã hội”, nhà nhà luyện gang thép, ruộng đồng bị bỏ hoang, lương thực thiếu thốn, người nông dân hoàn toàn không có lương thực, khi đó Tín Dương đã chết 1.050.000 người rồi.

Một gia đình chết đói, ngày không xác định trong thời gian diễn ra chiến dịch Đại nhảy vọt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). (Phạm vi công cộng)
Một gia đình chết đói, ngày không xác định trong thời gian diễn ra chiến dịch Đại nhảy vọt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). (Phạm vi công cộng)

ĐCSTQ đối đãi với sự kiện Tín Dương như thế nào? ĐCSTQ đã khẳng định như thế này: “Những tên địa chủ, Quốc dân đảng khoác cái áo Đảng Cộng sản đã trả thù giai cấp tàn khốc đối với nhân dân lao động”.

Bộ Công an ĐCSTQ đưa 39 người đứng đầu Tín Dương, bao gồm Bí thư Khu ủy Tín Dương Lộ Hiến Văn vào đối tượng thẩm tra. Ở các công xã và đại đội dưới cấp huyện thì tiến hành tố cáo và đấu tố với những cán bộ cơ sở, những người mà 2 năm trước còn “tác oai tác quái”. Mấy chục loại nhục hình mà 2 năm trước các cán bộ dùng để trừng phạt xã viên, thì đổi lại lại dùng trên thân thể các cán bộ cơ sở. Tổng cộng khu Tín Dương có 200.000 cán bộ bị tập trung thẩm tra, thậm chí bao gồm cả những người như nhân viên quản lý nhà ăn, nhân viên kế toán.

Các cán bộ cơ sở chấp hành chỉ lệnh của ĐCSTQ cuối cùng đã trở thành những con dê thế tội tốt nhất, bị ĐCSTQ đem ra xử tử.

(3) Bí thư Tỉnh ủy “chạy trời không khỏi nắng”

Nạn đói 3 năm từ 1958 đến 1961, số người chết đói lên đến mấy chục triệu. Các tỉnh Tứ Xuyên, An Huy, Hà Nam, Sơn Đông, Cam Túc là những tỉnh có số lượng người chết đói nhiều nhất.

Tuy nhiên, khi truy cứu trách nhiệm thì ĐCSTQ chỉ truy đến các cán bộ cơ sở ở cấp tỉnh trở xuống. Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Tỉnh Tuyền, Bí thư An Huy Tăng Hy Thánh, Bí thư Hà Nam Ngô Chi Phố, Bí thư Sơn Đông Thư Đồng, Bí thư Cam Túc Trương Trọng Lương sau khi kết thúc nạn đói 3 năm vẫn không bị truy cứu.

Thời kỳ nạn đói 3 năm, khởi đầu từ năm 1959, toàn tỉnh Tứ Xuyên dấy lên phong trào “Mẫu ruộng vạn cân” (tức sản xuất vạn cân lương thực trên một mẫu ruộng, tức 14 tấn/ha). Dưới sức ép và xúi giục điên cuồng của Lý Tỉnh Tuyền, vùng ngoại thành Thành Đô đã báo cáo “lên trời” rằng “một mẫu sản xuất 24.000 cân lúa (tức 33.4 tấn/ha). Năm 1960, sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc (TQ) bị phá hoại nghiêm trọng, sản lượng lương thực sụt giảm mạnh.

Trung ương không ngừng ra chỉ lệnh, yêu cầu Tứ Xuyên đảm bảo cung ứng lương thực cho Bắc Kinh, Thiên Tân và Thượng Hải. Lý Tỉnh Tuyền vì để hoàn thành chỉ thị của ĐCSTQ nên đã mặc kệ nhân dân chết đói, số lượng người chết đói ở Tứ Xuyên đứng đầu toàn quốc, lên đến hơn 10 triệu người.

Nhưng sau khi “Cách mạng Văn hóa” bắt đầu nổ ra vào năm 1966, Lý Tỉnh Tuyền trở thành đối tượng bị đấu tố. Tháng 2/1967, con trai trưởng của ông ta là Lý Lê Phong bị bắt giam ở Trại giam số 1 của Sở Công an Bắc Kinh để thẩm tra. Ngày 24/8/1967, con trai thứ 2 của ông ta là Lý Minh Thanh, người đang học ở Học viện Hàng không Bắc Kinh, bị liên lụy, bị phái tạo phản đánh cho đến khi còn thoi thóp, rồi bị đưa vào nhà hỏa táng, tuy vẫn còn sống nhưng vẫn bị đẩy vào lò thiêu. Vợ của Lý Tỉnh Tuyền là Tiêu Lý bị giật hết tóc trong khi bị đấu tố. Ngày 23/4/1969, Tiêu Lý bị bức hại đến chết trong trại giam, khi đó mới 52 tuổi. Các con của Lý Tỉnh Tuyền không có tiền không có cơm ăn, phải đi nhặt đồ trong thùng rác.

Sự thực cho thấy, ai mà tin vào ĐCSTQ thì người đó sẽ phải trả bằng tính mạng của mình; những kẻ nghe lời ĐCSTQ tàn hại dân chúng, cuối cùng không ai có kết cục tốt đẹp.

2. “Ai tin ĐCSTQ thì người đó phải trả bằng tính mạng của mình”

“Đánh chết cũng không sao” là cạm bẫy mà ĐCSTQ đặt ra

Tháng 7/1999, tập đoàn tà ác Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại tàn khốc đối với môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đích thân chỉ huy, từng bước leo thang đàn áp các học viên Pháp Luân Công vô tội, nói rằng “đánh chết cũng không sao, đánh chết coi là tự sát”.

Theo thống kê chưa đầy đủ của trang mạng minghui.org, tính đến tháng 7/2019, tổng số học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc trong 20 năm lên đến 86.050 người, bị giam trong các lớp tẩy não là 19.566 lượt người. Trong thời gian từ năm 1999 đến 2013, số lượng học viên Pháp Luân Công bị cải tạo lao động lên đến 28.430 lượt người. Trong đó, số học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết là 4.334 người.

Thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền, nhóm người Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang… vì ham mê quyền lực mà đã theo lệnh Giang dốc hết sức bức hại Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đã công khai nói với Bạc Hy Lai rằng: “Đối với Pháp Luân Công, anh phải thể hiện cứng rắn mạnh mẽ thì mới có vốn thăng tiến”.

Từ năm 2000 đến tháng 12/2002, trong thời gian nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Khang đã dốc hết sức thúc đẩy và tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công. Có một lần, Giang Trạch Dân đến Tứ Xuyên thị sát, y đã vô cùng tán thưởng việc Chu Vĩnh Khang đã bức hại chết 43 học viên Pháp Luân Công, và đã trọng dụng ông ta.

Sự bại hoại của hệ thống tư pháp Trung Quốc, chỉ cần người có chút hiểu biết về xã hội Trung Quốc đều sẽ buột miệng nói là sự hủ bại của Giang Trạch Dân đã hủy hoại tất cả.

Tuy nhiên, giống như Yezhov, Beria, những kẻ đứng đầu KGB, cuối cùng bị ĐCSLX vứt bỏ, những quan chức ĐCSTQ như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang… đang bức hại người tốt, sau khi làm hết những việc ác, cũng bị tống vào ngục như thế, bị ĐCSTQ ném xuống ngựa.

Bạc Hy Lai: Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ
Sau cú ngã ngựa của Bạc Hy Lai, 170 nhân tình của ông ta đã bị phanh phui. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Làm nhiều việc bất nghĩa ắt tự giết mình

Đúng như câu nói “Làm nhiều việc bất nghĩa ắt tự giết mình”, từ Đại hội ĐCSTQ thứ 18 đến nay, tổng cộng có 164 quan chức cao cấp cấp tỉnh và cấp bộ bị trừng trị. Về bề mặt, họ bị trừng trị vì tham nhũng, nhưng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc mấy nghìn năm nay đều tin rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, bức hại chính tín có thể nhận kết cục bi thảm.

Phong trào “đả hổ” của ĐCSTQ từ Đại hội lần thứ 18 đến nay, những người trong hệ thống Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ ai nấy đều nơm nớp lo sợ. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2017, ít nhất có 1 quan chức tự sát, trong đó đại bộ phận là quan chức cao cấp trong hệ thống Chính trị và Pháp luật.

Đúng như người ta thường nói “Từ xưa mưu thâm họa cũng thâm, chớ tham phú quý mất lương tâm. Giọt nước mái hiên không sai lệch, báo ứng xưa nay vẫn rành rành”. Dưới gầm trời này, có một đạo lý vĩnh viễn bất biến, đó là người ta bất kể làm sự việc gì đều phải tự mình gánh chịu hậu quả.

Thanh Hương

Theo Minghui.org



BÀI CHỌN LỌC

Bài học lịch sử: Từ tay sai đắc lực nhất trở thành con dê thế tội tốt nhất