Ba nghệ sĩ trong ngành giải trí đã chữa lành vết thương tâm hồn như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc sống hiện đại với đầy đủ tiện nghi xe hơi, phòng tập gym, điện thoại, v.v. có khiến con người hạnh phúc hay làm thay đổi tâm tính theo chiều hướng đầy bi kịch, khiến con người thêm u sầu?

Ngày nay các bộ phim bom tấn đắt giá và phim truyền hình hấp dẫn đều có thể ngay lập tức đưa chúng ta thoát khỏi những lo lắng trong cuộc sống thực để đắm chìm vào những cuộc phiêu lưu giữa các vì sao, những vùng đất tuyệt vời trên trái đất hay câu chuyện về những nhân vật bí ẩn. Nhưng tất cả những điều này chỉ có thể giúp mang con người rời xa thực tế bi kịch của họ trong một đoạn thời gian.

Gần đây, một số nghệ sĩ đã sử dụng tài năng của họ để tạo ra một sự thay đổi có ý nghĩa hơn là chỉ đơn thuần giúp con người thoát khỏi đời thực trong chốc lát. Với hy vọng sẽ tạo ra sự thay đổi lâu dài trên thế giới các nghệ sĩ đã thực hiện ba dự án: giúp con người nhận ra rằng khuyết tật chỉ là một khái niệm hạn chế, khích lệ những người phụ nữ bị bạo hành lên tiếng, và giúp các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn viết ra kế hoạch cuộc sống tốt hơn cho chính chúng.

Thay đổi cách chúng ta nhìn nhận người khuyết tật

Fern Field Brooks là một nghệ sĩ đa tài. Cô là đạo diễn, nhà văn, nhà sản xuất. Bộ phim cô đạo diễn đã từng đoạt giải Emmy và Peabody. Cô cũng là nhà sản xuất cho bộ phim “A Different Approach” (tạm dịch: Cách tiếp cận khác biệt) do tài tử Michael Keaton làm diễn viên chính cũng đã được đề cử giải Academy. Đây là bộ phim ngắn đầu tiên khuyến khích người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động. Bộ phim có sức lan tỏa lớn đến mức cô đã được tổng thống Hoa Kỳ trao tặng nhận giải thưởng cống hiến xuất sắc.

Cô đã chia sẻ: “Tôi đầu tiên làm việc cho Norman Lear trong sê-ri Maude”.

“Trong một tập phim, tại buổi họp lớp, Maude đã cố tình tránh mặt người bạn thân bị đột quỵ bị tê liệt một nửa bên mặt và hiện đang ngồi xe lăn. Cuối cùng, người bạn đó đối mặt và nói với Maude: "Bạn ghét tôi vì tôi làm bạn hãi hùng”. Tình tiết này làm cho tôi chợt hiểu ra rằng những người khuyết tật mong muốn được đối xử như những người bình thường khác”.

Fern Field Brooks là ai?
Fern Field Brooks là nhà sản xuất cho bộ phim “A Different Approach” - bộ phim ngắn đầu tiên khuyến khích người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động. (Ảnh qua Voyagela).

Sau đó, Field Brooks đã thuê một nữ diễn viên khuyết tật trong một bộ phim truyền hình (diễn viên Geri Jewell, người bị bại não trong phim “The Fact of Life”). Cô cùng với người chồng quá cố, Norman Brooks, đã sáng lập Giải thưởng The Media Access Awards, sau khi một người đàn ông khuyết tật thách thức cô làm một điều gì đó ngoài việc chỉ đưa diễn viên khuyết tật trong làm việc trong các dự án của mình.

Anh muốn cô thay đổi cách cô đưa người khuyết tật vào hoạt động trong ngành công nghiệp giải trí. Kể từ đó, Giải thưởng Media Access Awards đã giúp xóa tan định kiến ​​khi trao giải thưởng cho các đại diện là người khuyết tật trên phương tiện truyền thông.

Gần đây nhất, Field Brooks đồng sản xuất sê-ri phim ABC từng đoạt giải Emmy và Quả cầu vàng, “Monk”, với sự tham gia của Tony Shalhoub vào vai một người góa vợ tốt bụng nhưng mắc chứng Rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Field Brooks chia sẻ: “Tôi tin rằng điều quan trọng nhất chính là những thay đổi tác động đến cuộc sống và cảm giác của những người không bị khuyết tật làm việc trong cùng dự án. Đúng như thế, chúng tôi đã thay đổi!”.

Trao quyền lên tiếng cho những phụ nữ bị bạo hành

Tasia Valenza-Stern bắt đầu diễn xuất chuyên nghiệp vào năm 1984 khi mới 15 tuổi, vào vai nam Sean Penn trong bộ phim “Crackers” do đạo diễn Louis Malle đạo diễn. Nhưng cô nàng tóc nâu xinh đẹp thường được công nhận nhiều hơn với vai diễn Dottie được đề cử giải Emmy trong bộ phim “All Children”. Cô đóng vai này trong nhiều năm trước khi trở thành một trong ba nữ nghệ sĩ lồng tiếng hàng đầu trong cả nước. Trong nhiều năm qua, Valenza-Stern đã sử dụng giọng nói của mình để giúp những người khác tìm thấy tiếng nói của bản thân.

Valenza-Stern cho biết: “Tôi gần đây đã hướng dẫn một bé gái 15 tuổi ứng xử như thế nào với những kẻ bắt nạt, đó là hướng dẫn bé gái ấy tôn trọng bản thân và rồi yêu cầu sự tôn trọng từ người khác bằng cách gây dựng quyền lực, niềm tin và lòng can đảm”.

Cô tiếp tục chia sẻ: “Trong suốt cuộc đời tôi, giọng nói đối với tôi là một công cụ mạnh mẽ; nhưng tôi nhận ra rằng không phải ai cũng thấy như thế”.

Sự hàn gắn và thân mật mà chúng ta cảm nhận được trong quá trình trao đổi trực tiếp bằng giọng nói người không bao giờ có thể thay thế được bằng máy móc, biểu tượng cảm xúc hay tin nhắn văn bản.
Sự hàn gắn và thân mật mà chúng ta cảm nhận được trong quá trình trao đổi trực tiếp bằng giọng nói người không bao giờ có thể thay thế được bằng máy móc, biểu tượng cảm xúc hay tin nhắn văn bản. (Ảnh: Pexels).

Valenza-Stern dạy về các kĩ thuật và nghệ thuật để có được tự tin trong giao tiếp bằng lời nói. Cô ấy dẫn dắt để mọi người hiểu rằng giọng nói của họ quan trọng như thế nào.

“Chúng ta quên rằng mọi người thường biết chính xác cảm giác của chúng ta về họ chỉ đơn giản bằng cách chúng ta nói tên của họ”.

Khi các nền tảng kỹ thuật số và phương tiện truyền thông xã hội giữ vai trò trung gian trong các mối quan hệ của con người bằng các thuật toán và trí tuệ nhân tạo, việc học cách sử dụng giọng nói đúng cách có thể quan trọng hơn bao giờ hết. Sự hàn gắn và thân mật mà chúng ta cảm nhận được trong quá trình trao đổi trực tiếp bằng giọng nói người không bao giờ có thể thay thế được bằng máy móc, biểu tượng cảm xúc hay tin nhắn văn bản.

Nhưng cho dù Valenza-Stern thể hiện các kỹ thuật thanh nhạc để thu hút sự chú ý trong lớp học, hay làm việc đối với những người phụ nữ bị bạo hành, thì thông điệp quan trọng nhất cô cho là nhận thức được cách chúng ta nói với chính mình.

“Hầu hết mọi người rất khó nói với chính mình rằng ‘mình yêu bản thân mình’, nhưng đây quả thực có tác dụng chữa lành. Cần phải nói to lên!”, cô nói.

Viết kịch bản để củng cố lòng tự trọng

Thomas Kellogg là một diễn viên, đạo diễn và nhà viết kịch thành công, ông đã làm việc với một số tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực phim ảnh. Ông đã dành cả thập kỷ để đóng góp cho xã hội bằng cách giúp những người trẻ tuổi trong các khu bảo tồn người Mỹ bản địa cảm nhận được sức mạnh từ giọng nói của họ khi viết các vở kịch.

“Hầu hết chúng đang ở độ tuổi thiếu niên, mặc dù tôi đã làm việc với lũ trẻ ở độ tuổi 9, 10. Nhưng tôi thấy rằng độ tuổi 12,13 là độ tuổi tuyệt vời để họ bắt đầu thể hiện bản thân vì đó là khi họ bắt đầu tìm hiểu thế giới xung quanh và có lúc thấy lạc lối”, ông chia sẻ khi ở tại Khu bảo tồn Coeur D 'Alene ở Idaho, nơi ông thực hiện một chương trình trong một tuần vào các mùa hè để dạy các thành viên trẻ tuổi của bộ lạc viết các vở kịch dài có hai nhân vật.

“Chúng học về các thành tố trong kể chuyện kịch tính và sau đó xây dựng một số nhân vật dựa trên mong muốn lớn nhất của chính chúng”
“Chúng học về các thành tố trong kể chuyện kịch tính và sau đó xây dựng một số nhân vật dựa trên mong muốn lớn nhất của chính chúng”. (Ảnh: Pexels).

“Chúng học về các thành tố trong kể chuyện kịch tính và sau đó xây dựng một số nhân vật dựa trên mong muốn lớn nhất của chính chúng”, ông nói.

Chương trình của Kellogg, được gọi là MAPP (Mentor Artists Playwrights Project) lên đến đỉnh điểm khi các diễn viên chuyên nghiệp diễn các vở kịch đó trước cộng đồng.

Kellogg cũng làm việc trong các cộng đồng tị nạn có các trẻ em, và với các nhóm thiệt thòi khác có tỷ lệ lạm dụng rượu, ma túy và tự tử cao.

“Chúng tôi đang tôn vinh tiếng nói của họ và nâng cao lòng tự trọng của họ”, Kellogg chia sẻ.

Lợi ích cho các nghệ sĩ

Đối với Thomas Kellogg, Tasia Valenza-Stern và Fern Field Brooks, việc sử dụng nghệ thuật để trao quyền cho nhóm người hay cộng đồng có ý nghĩa vượt xa các giải thưởng. Nhưng như thể đã được định sẵn, Valenza-Stern giành được giải Emmy đầu tiên liên quan đến công việc lồng tiếng và cô đã tặng nó cho Khu bảo tồn Động vật hoang dã, một tổ chức từ thiện mà cô tin tưởng.

Nếu như cuộc sống thực tế có thể làm cho con người đau khổ theo các cách khác nhau, thì nghệ thuật bao gồm: phim ảnh, kịch, các nghệ thuật biểu diễn chính là cứu cánh cho con người trong những tình cảnh khốn khổ.

Nội Nhiên

Theo epochtimes.com



BÀI CHỌN LỌC

Ba nghệ sĩ trong ngành giải trí đã chữa lành vết thương tâm hồn như thế nào?