Ai Cập tổ chức hoành tráng lễ rước xác ướp Pharaoh, người dân lo lắng vì có thể ‘dính lời nguyền’ chết chóc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cháy nhà máy dệt may khiến 20 người thiệt mạng, hai xe lửa đâm nhau làm 8 người chết, cho đến vụ tắc nghẽn kênh đào Suez... Nhiều người cho rằng quyết định di dời xác ướp của các vị vua Pharaoh đã khiến Ai Cập bị trừng phạt. Niềm tin này càng có cơ sở khi trong quá khứ đã xảy ra một loạt cái chết của những người liên quan đến lăng mộ Tutankhamun.

Ai Cập di dời hàng chục xác ướp cổ đại

Tối 3/4, một cảnh tượng hoành tráng chưa từng có đã xuất hiện trên đường phố thủ đô Cairo của Ai Cập, đó là lễ rước 22 xác ướp (gồm 18 đời vua pharaoh và 4 nữ hoàng) đến nơi an nghỉ mới, cách bảo tàng cũ khoảng 5km.

Là những báu vật của quốc gia, lễ rước được tổ chức một cách long trọng theo nghi thức hoàng gia Ai Cập cổ đại. Các phương tiện vận chuyển có thiết kế dạng thuyền màu vàng kim làm chủ đạo với hoa văn tinh tế. Họ cũng đã gắn các thiết bị giảm xóc đặc biệt lên những chiếc xe, đồng thời bổ sung thêm những chiếc hòm đặc biệt chứa đầy khí nitơ giúp bảo vệ xác ướp khỏi các điều kiện bên ngoài có thể gây hư hại.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và giữ cho hành trình được thông suốt, tuyến đường từ Bảo tàng Ai Cập (nơi cất giữ xác ướp ban đầu) đến Bảo tàng Quốc gia Văn minh Ai Cập cũng được yêu cầu tạm ngừng các phương tiện giao thông.

BBC dẫn lời ông SlimaIkram, giáo sư Ai Cập học tại Đại học Mỹ ở Cairo, cho biết:

"Bộ Du lịch và Cổ vật đã cố gắng hết sức để đảm bảo rằng các xác ướp được bảo tồn ổn định, và đặt trong môi trường kiểm soát chặt chẽ để không gây ra hư hại".

Được gọi là “Cuộc diễu hành vàng của các Pharaoh”, những xác ướp được vận chuyển theo thứ tự thời gian của các triều đại. Vào thời điểm các vị vua tiến vào khu vực của bảo tàng mới, đội nghi thức bắn 21 phát súng chào mừng. Mất chưa đầy 30 phút để đám rước hoàn tất.

một cảnh tượng hoành tráng chưa từng có đã xuất hiện trên đường phố thủ đô Cairo của Ai Cập, đó là lễ rước 22 xác ướp (gồm 18 đời vua pharaoh và 4 nữ hoàng) đến nơi an nghỉ mới, cách bảo tàng cũ khoảng 5km.
Một cảnh tượng hoành tráng chưa từng có đã xuất hiện trên đường phố thủ đô Cairo của Ai Cập, đó là lễ rước 22 xác ướp (gồm 18 đời vua pharaoh và 4 nữ hoàng) đến nơi an nghỉ mới, cách bảo tàng cũ khoảng 5km. (Ảnh chụp màn hình Youtube)

Lý do di dời

Các nhà chức trách đã quyết định di dời những xác ướp đến Bảo tàng mới nhằm bảo quản tốt hơn, ví dụ như khả năng kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.

Khi được vận chuyển tới nơi yên nghỉ mới, các chuyên gia sẽ tiến hành phục hồi xác ướp trong phòng thí nghiệm với khoảng thời gian kéo dài 2 tuần. Tiếp đó, những xác ướp sẽ được trưng bày trong Phòng xác ướp Hoàng gia, và bố trí giống như thung lũng các vị vua, tương tự cách mà chúng từng được đặt tại khu vực ban đầu.

Bên cạnh đó, theo Aljazeera, khi đến bảo tàng mới, sẽ có 20 xác ướp được trưng bày, trong khi hai xác ướp còn lại sẽ được cất giữ, Bộ Du lịch và Cổ vật cho hay.

Ngành du lịch Ai Cập đã quay cuồng với tình trạng hỗn loạn chính trị sau cuộc nổi dậy lật đổ độc tài Hosni Mubarak vào năm 2011, và gần đây nhất là đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

“Cuộc diễu hành vàng của các Pharaoh” được phát sóng trên truyền hình trực tiếp là một phần trong nỗ lực nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài sau một năm khó khăn, cũng như tôn vinh di sản phong phú của đất nước này.

Tờ Aljazeera dẫn lời nhà khảo cổ Ai Cập Zahi Hawass nói: “Chúng tôi chọn Bảo tàng Quốc gia Văn minh vì chúng tôi muốn trưng bày xác ướp một cách văn minh, có giáo dục chứ không phải để giải trí như ở Bảo tàng Ai Cập”.

“Chúng tôi chọn Bảo tàng Quốc gia Văn minh vì chúng tôi muốn trưng bày xác ướp một cách văn minh, có giáo dục chứ không phải để giải trí như ở Bảo tàng Ai Cập”.
“Chúng tôi chọn Bảo tàng Quốc gia Văn minh vì chúng tôi muốn trưng bày xác ướp một cách văn minh, có giáo dục chứ không phải để giải trí như ở Bảo tàng Ai Cập”. (Ảnh chụp màn hình Youtube)

Phải chăng lời nguyền Pharaoh đã dẫn đến những cái chết bí ẩn?

Mặc dù nhiều người đánh giá lễ rước hết sức hoành tráng và là khoảnh khắc lịch sử hiếm có, nhưng không phải ai cũng ủng hộ hành động di dời xác ướp của các vị Pharaoh.

Một số người đã xâu chuỗi một loạt các sự cố gần đây xảy ra tại Ai Cập như: cháy nhà máy dệt may hôm 11/3 khiến 20 người thiệt mạng, hai xe lửa đâm nhau hôm 26/3 làm 8 người chết, toà dân cư sập ngày 27/3 khiến 18 người tử vong cho đến vụ tắc nghẽn kênh đào Suez.

Người ta cho rằng những tai nạn này đều liên quan đến quyết định di dời xác ướp, và đất nước Ai Cập đang phải gánh chịu hậu quả do lời nguyền được khắc trên mộ của Pharaoh Tutankhamun: “Cái chết sẽ ập đến nhanh chóng do những kẻ dám quấy rầy nơi yên nghỉ của vị vua”.

Chính phủ Ai Cập cho đến một số chuyên gia đã phủ định giả thuyết này và nói rằng, việc di chuyển mộ của Pharaoh lần này không phải là chuyện mới.

Tuy nhiên, niềm tin của những người hoài nghi phần nào có cơ sở khi trong quá khứ đã từng xuất hiện những cái chết bí ẩn của những người tham gia khám phá lăng mộ của Pharaoh, nổi tiếng nhất là một loạt cái chết kỳ lạ của đoàn thám hiểm do nhà khảo cổ Howard Carter dẫn đầu.

Theo History Today, vào cuối năm 1922, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter đã phát hiện ra lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun, người qua đời vào năm 1323 trước Công nguyên tại Thung lũng các vị vua, Ai Cập.

Howard Carter và quan tài xác ướp Tutankhamun.
Howard Carter và quan tài xác ướp Tutankhamun. (Wikipedia)

Phát hiện này đã tạo nên một làn sóng chấn động với báo chí lúc bấy giờ, đặc biệt khi các sự kiện bí ẩn theo sau nó càng củng cố thêm tính chân thực về các lời nguyền.

Trong số các nạn nhân “dính lời nguyền chết chóc”, không chỉ dừng lại ở những người trực tiếp tham gia nhóm thám hiểm của Howard Carter, mà kể cả những người đã từng ghé thăm lăng mộ cũng không phải ngoại lệ. Các nạn nhân xấu số được phát hiện chết dưới bạo lực hoặc trong những hoàn cảnh kỳ quặc, theo Mental Floss:

  • Hoàng tử Ali Kemel Fahmy Bey của Ai Cập, bị vợ bắn chết năm 1923;
  • Ngài Archibald Douglas Reid, người chụp X-quang xác ướp và chết bí ẩn 3 ngày sau đó vào năm 1924;
  • Ngài Lee Stack, toàn quyền Sudan, bị ám sát ở Cairo năm 1924;
  • Arthur Mace thuộc nhóm khai quật của Carter, chết vì nhiễm độc thạch tín vào năm 1928;
  • Richard Bethell, thư ký của Carter, được cho là đã chết ngạt trên giường vào năm 1929;
  • George Herbert, Huân tước thứ Năm của Carnarvon, người tài trợ cho việc khai quật lăng mộ của Vua Tutankhamun, chết vì nhiễm độc máu do làm rách vết muỗi đốt khi đang cạo râu;
  • Ngài Bruce Ingham được tặng một chiếc chặn giấy từ người bạn Howard Carter. Sẽ không có gì đáng nói nếu trên món quà này không có cụm từ: “Nguyền rủa cho kẻ nào di chuyển cơ thể ta”. Ngôi nhà của Ingham bị cháy rụi không lâu sau đó, và khi cố gắng xây dựng lại, nó đã bị ngập lụt;
  • George Jay Gould, một nhà tài chính và điều hành đường sắt giàu có của Mỹ, ông từng đặt chân đến thăm lăng mộ Tutankhamun vào năm 1923 và bị ốm gần như lập tức sau đó. Cuối cùng, ông đã chết vì viêm phổi;
  • Evelyn-White, một nhà khảo cổ học người Anh, sau khi chứng kiến ​​cái chết càn quét hơn 20 đồng nghiệp của mình vào năm 1924, Evelyn-White đã treo cổ tự tử, trong bức thư tuyệt mệnh, ông viết: "Tôi không chịu nổi một lời nguyền buộc tôi phải biến mất khỏi thế giới này";
  • Howard Carter là người dẫn đầu nhóm khảo cổ, ông dường như là người an toàn nhất khi không chết bất đắc kỳ tử giống như các đồng nghiệp của mình. Tuy nhiên, ở tuổi 64, ông chết trong đau khổ và đơn độc vì ung thư hạch.

Hoàng Tuấn



BÀI CHỌN LỌC

Ai Cập tổ chức hoành tráng lễ rước xác ướp Pharaoh, người dân lo lắng vì có thể ‘dính lời nguyền’ chết chóc