10 đập thuỷ điện lớn nhất thế giới, đập Tam Hiệp đứng đầu với công suất lên tới 22.500 MW

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thủy điện là nguồn cấp điện năng chính cho những quốc gia có nhiều sông hồ lớn. Để khai thác tối đa công năng của dòng nước, các nhà máy thủy điện thường phải xây dựng những con đập lớn để trữ nước. Ví dụ, Đập Tam Hiệp (Trung Quốc) là đập thuỷ điện lớn nhất thế giới, với công suất siêu khủng lên tới 22.500 MW.

Nhiều quốc gia phụ thuộc vào đập thuỷ điện để tạo ra điện năng cung cấp cho công nghiệp và sinh hoạt, như Việt Nam, Trung Quốc hay Lào. Cùng điểm qua danh sách 10 đập thủy điện có công suất lớn nhất đang hoạt động trên thế giới.

Đập Tam Hiệp

Con đập thủy điện Tam Hiệp nằm ở Hồ Bắc, Trung Quốc và cũng là đập thủy điện lớn nhất thế giới về sản lượng điện. Nhà máy này có thể sản xuất được khoảng 22.500 MW điện. Chi phí xây dựng con đập này không hề nhỏ, lên tới 37 tỷ USD.

Đập bắt đầu xây từ năm 1994 và phải tới năm 2012 mới chính thức hoàn thành. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003, và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh).

Con đập thủy điện Tam Hiệp nằm ở Hồ Bắc, Trung Quốc và cũng là đập thủy điện lớn nhất thế giới về sản lượng điện.
Con đập thủy điện Tam Hiệp nằm ở Hồ Bắc, Trung Quốc và cũng là đập thủy điện lớn nhất thế giới về sản lượng điện. (Wikipedia - CC BY 2.0)

Được làm từ bê tông và thép, đập Tam Hiệp có chiều dài 2.355 m và đỉnh đập cao 185 m trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 m so với nền đá. Mực nước đập cao tối đa 175 m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2.

Nhà máy điện khổng lồ có tới 32 tuốc-bin chính và 2 máy phát điện nhỏ. Mỗi tuốc-bin có công suất 700 MW, kèm 2 máy phát điện là 100 MW. Con đập này thậm chí có khả năng làm chậm vòng quay của Trái Đất, vì khối lượng nước dự trữ trong hồ là vô cùng lớn.

Tháng 7/2019 lộ dữ liệu trên Google vệ tinh cho thấy con đập bị biến dạng thấy rõ. Nếu đập Tam Hiệp vỡ, theo ước tính, có thể một nửa dân số Trung Quốc sẽ phải chịu thảm họa.

Tháng 7/2019 lộ dữ liệu trên Google vệ tinh cho thấy con đập bị biến dạng thấy rõ.
Tháng 7/2019 lộ dữ liệu trên Google vệ tinh cho thấy con đập bị biến dạng thấy rõ.

Đập Itaipu

Ngày 5/11/1982, Itaipu - đập thủy điện lớn nhất thế giới lúc bấy giờ và là biểu tượng cho sự hợp tác của 2 nước láng giềng Brazil và Paraguay, được khánh thành. Con đập này nằm ở biên giới giữa Brazil-Paraguay, với tổng vốn đầu tư lên tới 20 tỷ USD. Công suất của nhà máy này có thể đạt tới 14.000 MW. Hiện nay, Itaipu đáp ứng khoảng 15% nhu cầu sử dụng điện tại Brazil và khoảng 75% lượng điện được sử dụng tại Paraguay.

Đập thủy điện Itaipu theo tiếng thổ dân da đỏ có nghĩa là “hòn đá biết hát”. Đập Itaipu đưa vào sử dụng từ năm 1984 và từng đạt kỷ lục thế giới về sản lượng điện năng. Số lượng bê tông để xây con đập này theo ước tính đủ để xây 210 sân vận động và 380 tháp Eiffel. Thời điểm thi công cao độ, công trường đã phải huy động tới 30 nghìn công nhân.

Itaipu được Hiệp hội kỹ sư cầu đường châu Mỹ công nhận là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại, thu hút đông đảo du khách nước ngoài đến tham quan.

Itaipu được Hiệp hội kỹ sư cầu đường châu Mỹ công nhận là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại, thu hút đông đảo du khách nước ngoài đến tham quan. 
Itaipu được Hiệp hội kỹ sư cầu đường châu Mỹ công nhận là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại, thu hút đông đảo du khách nước ngoài đến tham quan. (Wikimedia Commons)

Đập Xiluodu

Đây là nhà máy thủy điện lớn thứ hai ở Trung Quốc. Đập nằm trên sông Kim Sa ở tỉnh Vân Nam. Đập Xiluodu có thể tạo ra sản lượng điện lên tới 13.860 MW. Tính riêng trên thế giới, Xiluodu là thủy điện lớn thứ ba trên thế giới về sản lượng điện.

Ngoài ra, đập còn có vai trò kiểm soát lũ lụt, kiểm soát phù sa và xả nước theo quy định nhằm cải thiện lượng nước hạ lưu. Việc xây dựng đập và nhà máy điện bắt đầu vào năm 2005 và tổ máy phát điện đầu tiên được đưa vào vận hành năm 2013, tổ máy cuối cùng được đưa vào vận hành năm 2014. Đập Xiluodu cao 285.5 m và dài 700 m. Hồ chứa nước của đập có thể tích 12.670.000.000 mét khối.

Đây là nhà máy thủy điện lớn thứ hai ở Trung Quốc. Đập nằm trên sông Kim Sa ở tỉnh Vân Nam. Đập Xiluodu có thể tạo ra sản lượng điện lên tới 13.860 MW.
Đây là nhà máy thủy điện lớn thứ hai ở Trung Quốc. Đập nằm trên sông Kim Sa ở tỉnh Vân Nam. Đập Xiluodu có thể tạo ra sản lượng điện lên tới 13.860 MW. (Ảnh chụp video)

Đập Guri

Con đập Guri nằm trên sông Caronni, Venezuela. Con đập này có công suất lên tới 10.300 MW và là nơi chứa nguồn nước ngọt lớn nhất của Venezuela.

Đập Guri cung cấp khoảng 73% sản lượng điện hàng năm cho toàn Venezuela. Hồ chứa nước đập Guri với diện tích bề mặt là 4.250 km2 và là một trong những hồ lớn nhất trên Trái Đất.

Con đập Guri nằm trên sông Caronni, Venezuela. Con đập này có công suất lên tới 10.300 MW và là nơi chứa nguồn nước ngọt lớn nhất của Venezuela.
Con đập Guri nằm trên sông Caronni, Venezuela. Con đập này có công suất lên tới 10.300 MW và là nơi chứa nguồn nước ngọt lớn nhất của Venezuela. (Wikipedia)

Đập Tucurui

Đây là dự án thủy điện lớn đầu tiên của Brazil được xây dựng bên trong rừng rậm Amazon. Thủy điện Tucurui có thể tạo ra sản lượng điện khoảng 8.370 MW. Đập Tucurui cung cấp điện tới 13 triệu người và 60% lượng điện phục vụ trong các ngành công nghiệp, tạo ra khoảng 2.000 công ăn việc làm. Nhưng việc xây dựng đập cũng thu hút một số lượng lớn người di cư đến khu vực này dẫn đến nạn phá rừng và nhiều tác động tiêu cực khác.

Đập Tucurui cung cấp điện tới 13 triệu người và 60% lượng điện phục vụ trong các ngành công nghiệp, tạo ra khoảng 2.000 công ăn việc làm.
Đập Tucurui cung cấp điện tới 13 triệu người và 60% lượng điện phục vụ trong các ngành công nghiệp, tạo ra khoảng 2.000 công ăn việc làm. (Wikipedia)

Đập Xiangjiaba

Là một trong những đập thủy điện có công suất lớn nhất thế giới, Xiangjiaba nằm ở giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Công suất tối đa của nhà máy là 6.448 MW.

Đập Grand Coulee

Con đập nằm ở tiểu bang Washington. Công suất tối đa của nhà máy là 6.809 MW và là nhà máy thủy điện lớn nhất tại Mỹ. Đập Grand Coulee được xây dựng từ năm 1933 tới năm 1942.

Con đập nằm ở tiểu bang Washington. Công suất tối đa của nhà máy là 6.809 MW và là nhà máy thủy điện lớn nhất tại Mỹ.
Con đập nằm ở tiểu bang Washington. Công suất tối đa của nhà máy là 6.809 MW và là nhà máy thủy điện lớn nhất tại Mỹ. (Wikimedia Commons)

Đập Longtan

Đây cũng là một con đập tại Trung Quốc với công suất tối đa lên tới 6.426 MW. Con đập này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các tuyến hàng hải và thương mại trên khắp Trung Quốc.

Đập Krasnoyarsk

Nhà máy thủy điện Krasnoyarsk nằm ở Nga. Con đập này có thể tạo ra 6.000 MW điện năng. Đập thủy điện Krasnoyarsk có vai trò điều tiết khí hậu trong khu vực, vì nó có thể giải phóng nguồn nước không bị đóng băng và ngăn các dòng sông bị đóng băng vào mùa đông.

Đập thủy điện Krasnoyarsk có vai trò điều tiết khí hậu trong khu vực, vì nó có thể giải phóng nguồn nước không bị đóng băng và ngăn các dòng sông bị đóng băng vào mùa đông.
Đập thủy điện Krasnoyarsk có vai trò điều tiết khí hậu trong khu vực, vì nó có thể giải phóng nguồn nước không bị đóng băng và ngăn các dòng sông bị đóng băng vào mùa đông. (Wikipedia)

Đập Robert-Bourassa

Đập Robert-Bourassa nằm ở Vịnh James, Quebec có công suất (5.616 MW) và nằm trên đỉnh của trạm phát điện ngầm lớn nhất thế giới.

Đập Robert-Bourassa nằm ở Vịnh James, Quebec có công suất (5.616 MW) và nằm trên đỉnh của trạm phát điện ngầm lớn nhất thế giới.
Đập Robert-Bourassa nằm ở Vịnh James, Quebec có công suất (5.616 MW) và nằm trên đỉnh của trạm phát điện ngầm lớn nhất thế giới. (Wikimedia Commons)

Đập thuỷ điện có thể tạo ra điện năng cung cấp cho con người, nhưng nó tác động mạnh đến môi trường và tự nhiên. Về lợi ích trước mắt con người có thể có một cuộc sống dễ dàng hơn, nhưng xét về lâu dài, nếu không có biện pháp bảo vệ thiên nhiên hay cân nhắc tác hại của những công trình này, con người sẽ phải hứng chịu tác động tiêu cực mà nó đem lại.

Thiên Bình (tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

10 đập thuỷ điện lớn nhất thế giới, đập Tam Hiệp đứng đầu với công suất lên tới 22.500 MW