Trung Quốc vẫn tiếp tục từ chối công bố dữ liệu xét nghiệm mẫu lấy từ động vật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đã hai tháng kể từ khi dịch Coronavirus bùng phát ở Vũ Hán, tình hình lây lan của dịch bệnh ở Trung Quốc không hề có dấu hiệu giảm xuống. Hơn 35 thành phố của Trung Quốc đã bị chính phủ phong tỏa trong nỗ lực cách ly các trường hợp bị xác nhận nhiễm virus và cả các trường hợp nghi ngờ bị nhiễm. Cuộc sống của hàng triệu con người rơi vào tình trạng vô cùng nguy hiểm khi virus đang có dấu hiệu lan rộng hơn ở Trung Quốc cũng như trên thế giới.

Để kìm hãm được loại virus này, điều trước tiên chúng ta cần làm là tìm hiểu xem làm thế nào một loại virus được cho là có nguồn gốc từ động vật lại có thể lây lan sang người. Tuy nhiên, để làm được điều này, chính quyền Trung Quốc cần phải công bố các mẫu xét nghiệm trên động vật và cả dữ liệu về chúng. Sau đó, từ kết quả xét nghiệm các mẫu động vật được thu thập tại vùng tâm dịch, chúng ta sẽ có được những hiểu biết quan trọng về việc phân định xem loài động vật nào có thể đóng vai trò là vật chủ trung gian cho chủng Coronavirus mới này. Trên thực tế, các cuộc điều tra chính thức về nguồn gốc của chủng Coronavirus mới đã có những “lỗ hổng” đáng kể liên quan đến “quy trình” nói trên.

Điều này đóng vai trò rất then chốt trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh. Ví dụ, nếu chuột là vật chủ trung gian của loại virus này, thì việc đóng cửa các thành phố để hạn chế người dân di chuyển sẽ là vô ích khi chuột bị nhiễm bệnh vẫn có thể di chuyển tự do. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu từ các mẫu động vật cũng có thể hỗ trợ việc định hướng những chính sách nhằm làm giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh một lần nữa.

Nguồn gốc động vật của virus

Các nghiên cứu khoa học dựa trên phân tích phát sinh chủng loại học (phylogenetic), đã nghiên cứu trình tự gen của chủng Coronavirus mới, đem so sánh nó với các trình tự gen Coronavirus khác, và thấy rằng nó có khả năng bắt nguồn từ loài dơi. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu từ Viện Virus học Vũ Hán đã nhận thấy rằng bộ gen của virus Corona mới được tìm thấy ở các bệnh nhân giống đến 96% so với Coronavirus dơi hiện có. Bên cạnh đó, cũng tồn tại một số giả thuyết khác. Ví dụ, một nghiên cứu của Trung Quốc gợi ý rằng rắn có thể là nguồn lây truyền coronavirus sang người. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học tin rằng các loài bò sát ít có khả năng là nguồn lây nhiễm bệnh, trong khi các loài động vật có vú như chuột, lợn, và một số loài chim, có khả năng là nguồn chính của việc lây nhiễm Coronavirus.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Virus học Vũ Hán đã nhận thấy rằng bộ gen của virus Corona mới được tìm thấy ở các bệnh nhân giống đến 96% so với Coronavirus dơi hiện có.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Virus học Vũ Hán đã nhận thấy rằng bộ gen của virus Corona mới được tìm thấy ở các bệnh nhân giống đến 96% so với Coronavirus dơi hiện có. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 4.0)

Do đó, các nghiên cứu phát sinh chủng loại học về trình tự bộ gen của virus cần được hỗ trợ bởi các nghiên cứu trên động vật, để xác định nguồn gốc của sự lây nhiễm, cũng như xác định liệu có một vật chủ trung gian hay không.

Việc một chủng virus có thể lây truyền từ động vật sang người vốn không phải là chuyện dễ dàng, và vốn dĩ Coronavirus hiếm khi thay đổi từ việc lây nhiễm qua động vật sang lây nhiễm ở người với khả năng truyền bệnh cao. Thậm chí việc một chủng Coronavirus thay đổi trực tiếp từ dơi sang người còn hiếm thấy hơn. Để lây nhiễm cho vật chủ mới thì cần phải có đột biến xảy ra với protein bề mặt và/hay vỏ bọc và cấu trúc gen của virus, từ đó, virus đột biến này có thể liên kết và xâm nhập vào tế bào của các loài mới và hoàn thiện các chu kỳ sao chép trong vật chủ mới một cách hiệu quả.

Một số nhà khoa học đã tranh luận về việc liệu Coronavirus có thể truyền trực tiếp sang người mà không cần đột biến hoặc thông qua một loài trung gian hay không. Tuy nhiên, việc có một vật chủ trung gian rõ ràng là cần thiết để tạo ra sự lây truyền từ động vật sang người trong các đợt bùng phát Coronavirus khác trước đó. Nhiều nghiên cứu cho rằng trong đợt dịch SARS năm 2003, Coronavirus dơi từ loài dơi là vật chủ tự nhiên đã lây sang cầy hương và sau đó sang người, và trong đợt dịch MERS nó đã lây nhiễm từ dơi sang lạc đà và sau đó sang người. Vì vậy, cầy hương và lạc đà sẽ đóng vai trò là vật chủ trung gian để truyền bệnh từ động vật sang người.

Bởi vì dơi không được bán tại chợ Hoa Nam ở Vũ Hán - tâm dịch virus Corona, tại thời điểm dịch bệnh bùng phát, nên có thể có tồn tại một vật chủ trung gian khác để truyền virus sang người.

Tuy nhiên, điều khó hiểu nhất ở đây là không có báo cáo nào về việc xét nghiệm các mẫu động vật lấy từ bất kỳ vùng tâm dịch nào ở Vũ Hán, đặc biệt là từ chợ hải sản Hoa Nam để xác định loài động vật nào có thể là vật chủ hoặc vật chủ trung gian của chủng Coronavirus Vũ Hán mới này.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã công bố một báo cáo trên tạp chí The Lancet gần đây, trong đó tuyên bố rằng “phần lớn các ca nhiễm virus sớm nhất, kể cả các trường hợp đã được báo cáo đều có tiếp xúc với Chợ buôn bán hải sản Hoa Nam”, và bệnh nhân có thể đã bị nhiễm bệnh do phơi nhiễm với động vật hoặc môi trường.

Một báo cáo khác của các nhà khoa học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đăng trên tạp chí The Lancet tuyên bố rằng: “Trên cơ sở dữ liệu hiện tại, có vẻ như 2019-nCoV gây ra sự bùng phát dịch bệnh tại Vũ Hán có thể ban đầu đã sống bám trên loài dơi và đã được truyền sang người thông qua loài động vật hoang dã nào đó được bán tại chợ hải sản Hoa Nam, mặc dù các nhà khoa học hiện vẫn chưa xác định được cụ thể là loài nào”.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn không có thông tin nào về số lượng và các chủng động vật hoang dã đã có mặt tại chợ hải sản Hoa Nam trước khi lệnh đóng cửa khu vực này được đưa ra; cũng như về cách thức quản lý hoặc xử lý động vật khi khu chợ đóng cửa vào ngày 1/1/2020. Và cũng không có thông tin nào được đưa ra về việc có bao nhiêu mẫu động vật đã được xét nghiệm SARS-CoV hoặc Coronavirus thông qua phương pháp xét nghiệm acid nucleic.

Chợ Hải sản Hoa Nam được cho là nơi khởi đầu của virus Covid-19, tuy nhiên việc thiếu các nguồn thông tin khiến các nhà khoa học khó có thể xác minh được chủng virus Corona được lây nhiễm từ loài hoang dã cụ thể nào.
Chợ Hải sản Hoa Nam được cho là nơi bùng phát virus Covid-19, tuy nhiên việc thiếu các nguồn thông tin khiến các nhà khoa học khó có thể xác minh được chủng virus Corona được lây nhiễm từ loài động vật hoang dã cụ thể nào. (Ảnh: NOEL CELIS/AFP - Getty Images)

Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin vào ngày 26/1 rằng các nhà khoa học đã thu thập được 33 mẫu trong số 585 mẫu môi trường tại chợ hải sản Hoa Nam, cho thấy dương tính với acid nucleic của chủng Coronavirus mới. Điều này chứng minh rằng virus có nguồn gốc từ động vật hoang dã hoặc vật nuôi được bán ở đó. Tuy nhiên, những mẫu này là từ môi trường, không phải từ động vật.

Do đó, sẽ là một thất bại lớn của Ủy ban Y tế công cộng Vũ Hán và CDC Trung Quốc nếu như không có mẫu động vật nào được thu thập và xét nghiệm trước, hoặc tại thời điểm đóng cửa chợ hải sản Hoa Nam, nơi có nhiều động vật được bán vào thời điểm xảy ra đợt bùng phát dịch bệnh. Điều này sẽ tương tự như tiến hành một cuộc điều tra về sự bùng phát dịch bệnh do thực phẩm mà không lấy các mẫu thực phẩm tại nhà hàng có liên quan đến đợt dịch, và thay vào đó lấy tăm tre trên mặt bàn ăn để kiểm tra.

Bối cảnh của việc đóng cửa chợ hải sản Hoa Nam

Virus 2019-nCoV đã gây ra sự lây nhiễm nhanh chóng ở Trung Quốc và lan sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc, dẫn đến một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.

Chợ hải sản Hoa Nam được biết đến là một thị trường tiêu thụ chính cho việc mua bán các loại động vật hoang dã sống và chết. Những loài động vật ở đây bao gồm: sói, nhím, hươu, chim, rắn, dê, thỏ rừng, lợn đực... chúng có sẵn và được bán ở khu phía đông của chợ hải sản.

Theo một công bố ngày 31/12/2019, một Ủy ban sức khỏe và y tế Vũ Hán đã xác định nhiều trường hợp viêm phổi liên quan đến chợ hải sản Hoa Nam. Chợ hải sản này sau đó đã bị chính quyền Vũ Hán đóng cửa vào ngày 1/1.

Các phóng viên y tế Trung Quốc đã đến khu chợ vào buổi tối ngày 31/12/2019, trước khi nó bị đóng cửa vào ngày 1/1. Họ có thể quan sát thấy tình trạng vệ sinh kém, và xác và nội tạng động vật hoang dã bị vứt ở khắp nơi. Điều này cho thấy rằng một số lượng lớn động vật hoang dã vẫn còn hiện diện ở chợ sau khi khu vực này bị bắt buộc đóng cửa.

Không có thông tin nào về động vật hoang dã tại chợ hải sản được tiết lộ

Tuy nhiên, không có thông tin nào được đưa ra về số lượng và chủng loại động vật có tại chợ hải sản Hoa Nam khi khu vực này bị đóng cửa, cũng như không có thông tin về việc có bao nhiêu động vật đã được xét nghiệm với Coronavirus, hay là cách thức các con vật được quản lý hoặc xử lý khi đóng cửa chợ vào ngày 1/1. Hãng truyền thông Yicai của Trung Quốc đã hỏi về kết quả xử lý các động vật hoang dã được bán ở chợ và xác nhận rằng phía chính quyền Vũ Hán đã không tiết lộ thông tin nào.

Tiến sĩ Guan Yi, giám đốc hiện tại (về các vấn đề Trung Quốc) của Phòng thí nghiệm Trọng điểm Nhà nước về các bệnh truyền nhiễm mới tại Đại học Hong Kong, đã đến thăm Vũ Hán vào ngày 21/1 với mục tiêu là xác định nguồn gốc động vật. Ông đã đề cập trong một cuộc phỏng vấn truyền thông rằng người dân địa phương từ chối hợp tác với ông. Ông chỉ ra rằng vì bây giờ khu vực chợ này đã đóng cửa nên sẽ rất khó để điều tra nguồn gốc của virus. Ông cho biết “chợ hải sản Hoa Nam đã được dọn sạch sau khi đóng cửa, ‘hiện trường vụ án’ đã biến mất, và làm thế nào chúng ta có thể giải quyết một vụ án mà không có bằng chứng?”

“chợ hải sản Hoa Nam đã được dọn sạch sau khi đóng cửa, ‘hiện trường vụ án’ đã biến mất, và làm thế nào chúng ta có thể giải quyết một vụ án mà không có bằng chứng?”
“Chợ hải sản Hoa Nam đã được dọn sạch sau khi đóng cửa, ‘hiện trường vụ án’ đã biến mất, và làm thế nào chúng ta có thể giải quyết một vụ án mà không có bằng chứng?” (Ảnh: NOEL CELIS/AFP - Getty Images)

Gao Fu, giám đốc CDC Trung Quốc tuyên bố rằng “rõ ràng nguồn lây nhiễm là từ động vật hoang dã, nhưng chúng tôi không biết là loài nào do chợ đã đóng cửa”.

Rủi ro lớn khi không xác định được vật chủ gốc hoặc vật chủ trung gian

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tuyên bố rằng “không biết nhiều về 2019-nCoV, một loại Coronavirus mới, lây lan như thế nào”. Cho đến nay, chúng ta mới chỉ biết con đường chính lây truyền 2019-nCoV là thông qua đường giọt bắn và tiếp xúc giữa người với người. Vào năm 2003, hai nhà khoa học là Guan Yi và Kwok-yung Yuen của Đại học Hong Kong (HKU) và những chuyên gia khác đã xác định Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (SARS-CoV) bắt nguồn từ cầy hương bị nhốt trong lồng ở các chợ động vật sống tại Trung Quốc. Nghiên cứu của họ dẫn đến lệnh cấm bán cầy hương và đóng cửa tất cả các chợ động vật hoang dã ở Quảng Đông, và điều này đã giúp ngăn chặn dịch SARS.

Thông thường, nếu một động vật được xác định là vật chủ hoặc nguồn lây truyền bệnh, chính quyền và CDC sẽ khởi xướng các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát như là: chiến dịch nâng cao nhận thức, cách ly thích hợp đối với động vật bị bệnh, xử lý xác cũng như theo dõi những cách thức có thể khiến dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Loài gặm nhấm được biết đến là hay quấy phá các chợ hải sản. Ví dụ, theo dự kiến thì hàng chục ngàn con động vật gặm nhấm sẽ tràn ra khắp Nhật Bản nếu như một chợ cá lớn bị đóng cửa.

Vì vậy, chợ hải sản Hoa Nam cũng bị quấy phá bởi loài gặm nhấm. Nếu loài này được chứng minh là vật chủ tiềm năng của Coronavirus, thì việc chuột xâm nhập vào tất cả các khu vực ngoài khu vực cách ly sẽ mang đến nguy cơ lây nhiễm lớn cho người dân. Coronavirus đã được phát hiện từ phân của bệnh nhân từ Thẩm Quyến, và các chủng virus gây bệnh giống SARS được cho là có liên quan đến phân dơi. Điều này nên dẫn đến một cảnh báo hợp lý để mọi người tránh tiếp xúc với động vật như chuột để ngăn chặn đường lây truyền 2019-nCoV qua đường phân - miệng, bên cạnh việc lây nhiễm qua đường giọt bắn.

Do đó, nếu loài gặm nhấm thực sự là nguồn hoặc là vật chủ lây nhiễm 2019-nCoV, thì việc loài gặm nhấm làm ô nhiễm thực phẩm hoặc nước sẽ là “con đường tiềm năng” để bệnh lây lan, điều này cần được cộng đồng quốc tế nhận thức.

Tương tự, nếu chim hoặc các loài khác là vật chủ của 2019-nCoV trong chợ hải sản, thì thông tin liên quan đến loài, số lượng, loại virus, phản ứng sinh học và các con đường lây lan tiềm tàng của virus cũng cần được xác định hoặc báo cáo cho thế giới để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Việc xác định được vật chủ gây bệnh sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch thông qua các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát.
Việc xác định được vật chủ gây bệnh sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch thông qua các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát. (Ảnh: Pexels)

Do đó, nếu như chính quyền Trung Quốc không cố gắng lấy mẫu nước mũi, phân và máu từ động vật và chim được bán ở chợ hải sản, việc điều tra sẽ cực kỳ thiếu chuyên nghiệp, thậm chí là thiếu sót và bất lương. Việc xét nghiệm các mẫu động vật sẽ tiết lộ thông tin rất quan trọng liên quan đến các đường lây truyền của virus từ động vật sang người, xu hướng đột biến virus trong đợt bùng phát này, và các lỗ hổng trong các biện pháp đối phó hiện tại.

Có còn tâm chấn nào khác ngoài chợ hải sản Hoa Nam không?

CDC Trung Quốc đã công bố dữ liệu từ các mẫu môi trường lấy từ chợ hải sản và cho rằng “nó có nguồn gốc từ động vật hoang dã nhưng chưa biết chắc là loài nào”.

Một nhóm nghiên cứu của bác sĩ Feng từ CDC Trung Quốc đã công bố một báo cáo có tiêu đề “Động lực lây truyền ban đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc của chứng viêm phổi do nhiễm chủng Coronavirus mới”, trên Tạp chí Y học New England vào ngày 29 tháng 1 năm 2020. Bài báo cáo viết rằng: “Mặc dù phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện sớm nhất có liên quan đến Chợ buôn bán hải sản Hoa Nam và bệnh nhân có thể bị nhiễm virus do phơi nhiễm từ động vật hoặc môi trường… nhưng vào cuối tháng 12/2019 bắt đầu có thêm nhiều trường hợp nhiễm virus mà không có liên hệ nào với khu chợ này”.

Khả năng 2019-nCoV có nguồn gốc từ virus tương tự SARS dơi (Bat-SL-CoV)

Một báo cáo gần đây của The Lancet vào ngày 29 tháng 1 năm 2020, có tiêu đề “Đặc điểm bộ gen và dịch tễ học của chủng Coronavirus mới: bao hàm về nguồn gốc virus và thụ thể liên kết”, nói rằng:

“Một nghiên cứu Blast về bộ gen hoàn chỉnh của 2019-nCoV đã tiết lộ rằng có liên quan đến các virus có sẵn trên GenBank (ngân hàng dữ liệu gen (chuỗi nucleotide và protein) của các loài) là bat-SL-CoV-ZC45 (nhận dạng chuỗi 87,99%; phạm vi truy vấn 99%) và một betacoronavirus giống SARS khác có nguồn gốc dơi; bat-SL-CoV-ZXC21 (số lần truy cập MG772934; 23 87,23%). Đáng chú ý là các chủng 2019-nCoV có ít sự tương đồng về mặt gen với SARS-CoV (khoảng 79%) và MERS-CoV (khoảng 50%)”.

Thông báo này có thể được hiểu là 2019-nCoV có liên quan sinh học gần hơn với chủng betacoronavirus giống SARS có nguồn gốc từ dơi và dơi có thể là vật chủ ban đầu của virus này. Tuy nhiên, các tác giả không cho rằng vật chủ duy nhất của 2019-nCoV là dơi.

Báo cáo tuyên bố rằng: “Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng của việc xác định vật chủ gốc là dơi, một số nghiên cứu khác cho thấy một loài động vật khác đang đóng vai trò là vật chủ trung gian giữa dơi và người.

  • Thứ nhất, đợt bùng phát dịch bệnh được báo cáo lần đầu tiên vào cuối tháng 12 năm 2019, khi hầu hết các loài dơi ở Vũ Hán đang ngủ đông.
  • Thứ hai, không có con dơi nào được bán hoặc tìm thấy ở chợ hải sản Hoa Nam, trong khi các động vật phi thủy sản khác nhau (bao gồm cả động vật có vú) có sẵn cho việc mua bán.
  • Thứ ba, sự tương đồng về trình tự gen giữa 2019-nCoV và họ hàng gần của nó là bat-SL-CoVZC45 và bat-SL-CoVZXC21 chưa đến 90%, được phản ánh liên quan trong nhánh dài giữa chúng. Do đó, bat-SL-CoVZC45 và bat-SL-CoVZXC21 không phải là nguồn trực tiếp của 2019-nCoV.
  • Thứ tư, trong cả SARS-CoV và MERS-CoV, dơi đóng vai trò là vật chủ tự nhiên, còn một loài động vật khác (cầy hương được cho là vật chủ lây nhiễm SARS-CoV35 và lạc đà được cho là vật chủ lây nhiễm MERS-CoV) đóng vai trò là vật chủ trung gian, và con người là vật chủ cuối cùng.

Do đó, trên cơ sở dữ liệu hiện tại, có vẻ như 2019-nCoV gây ra dịch bệnh Vũ Hán cũng có thể được bắt nguồn từ dơi là vật chủ ban đầu, và có thể đã được truyền sang người thông qua (các) loài động vật hoang dã nào đó hiện chưa biết (mà được bán tại chợ hải sản Hoa Nam)”.

Dựa trên các dữ kiện có được, các nhà khoa học cho rằng chủng virus Covid-19 cần phải có một vật chủ trung gian nào đó giữa dơi và người để có thể hoàn tất quá trình lây nhiễm từ người sang người.
Dựa trên các dữ kiện có được, một số nghiên cứu cho rằng chủng virus Covid-19 cần phải có thêm một vật chủ trung gian nào đó giữa dơi và người để có thể tiếp xúc và lây nhiễm sang người. (Ảnh: Shutterstock)

Các nhà nghiên cứu đề cập rằng hầu hết những con dơi ở Vũ Hán đang ngủ đông và không có con dơi nào được bán ở chợ hải sản Hoa Nam. Do đó, cơ hội tiếp xúc vật lý từ dơi để truyền virus sang người hoặc động vật tại Vũ Hán là rất khó xảy ra.

Các nghiên cứu từ Viện Virus học Vũ Hán về Bat SARS-Like CoV.

Zheng-Li Shi và một số nhà nghiên cứu khác tại Viện Virus học Vũ Hán đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Nature vào năm 2013 với tiêu đề “Phân lập và mô tả đặc tính một loại coronavirus giống như dơi SARS sử dụng thụ thể ACE2”.

Trong nghiên cứu đó, nhóm của họ đã thu hoạch mẫu bệnh phẩm từ phân người hoặc mẫu phân từ dơi và tìm thấy 2 chủng trình tự từ Bat SARS-Like CoV có tên là RsSHC014 và Rs3367. Những chủng trình tự này gần giống đến 95% trình tự nucleotide với chủng SARS-CoV Tor2 ở người.

Trong một nghiên cứu về việc phân lập một loại virus dơi mới được công bố trên Tạp chí Virology (Tạp chí Virus học) vào ngày 30 tháng 12 năm 2015, có tựa đề “Sự phân lập và đặc tính của virus Bat Coronavirus mới có liên quan mật thiết đến nguồn gốc của Hội chứng Suy hô hấp Cấp tính nặng Coronavirus”, đã phát hiện ra rằng virus tên là SL-CoV-WIV1, gần giống đến 99,9% trình tự bộ gen của Rs3367 .

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng WIV1 có thể sử dụng ACE2 của con người như một thụ thể và có khả năng lây nhiễm sang các tế bào của con người. Sau đó, vào năm 2015 nhóm nghiên cứu đã phân lập được một loại virus dơi khác có thể sử dụng ACE2 và lây nhiễm sang các dòng tế bào người trong phòng thí nghiệm.

Ngoài ra, nhóm của Tiến sĩ Shi đã thực hiện một nghiên cứu khác vào năm 2018 để giải quyết câu hỏi liệu một số virus dơi có thể lây nhiễm sang người thông qua việc sử dụng ACE2 của con người mà không cần đến vật chủ trung gian hay không. Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu của họ, “không có sự lây nhiễm trực tiếp các virus Corona giống SARS từ dơi sang người.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Shi đã thu thập các mẫu virus tại những hang động dơi. Họ cũng đã thu thập huyết thanh từ 218 cư dân sống gần hang của những con dơi mang virus. Sau đó, các xét nghiệm ELISA được tiến hành đã phát hiện kháng thể đối với virus dơi SARS-CoV. Sự tồn tại của kháng thể cho thấy rằng có sự phơi nhiễm trước đó với dơi coronavirus. Họ phát hiện ra rằng chỉ có 6 trong số 218 (2,7%) đối tượng cho thấy tình trạng huyết thanh dương tính, tuy nhiên, điều này cũng cho thấy khả năng lây nhiễm đối với dơi SARS-CoV hoặc các virus có liên quan.

Đối với 6 người có xét nghiệm dương tính, không có triệu chứng lâm sàng nào biểu hiện ra trong 12 tháng qua. Để kiểm soát, các nhà nghiên cứu đã thu thập 240 mẫu từ những người hiến máu ngẫu nhiên ở Vũ Hán, cách Vân Nam 1.000 km, và thấy rằng không có mẫu máu Vũ Hán nào cho thấy dương tính với coronavirus ở dơi giống SARS.

Dữ liệu này cho thấy rằng khả năng virus dơi lây nhiễm sang người là rất thấp, nếu có thể xảy ra thì chỉ ở mức dưới 2,9%, và không có triệu chứng rõ ràng đối với người dân sống rất gần hang dơi. Theo báo cáo ở Vũ Hán vào năm 2018, không có sự lây nhiễm nào từ dơi sang người.

khả năng virus dơi lây nhiễm sang người là rất thấp, nếu có thể xảy ra thì chỉ ở mức dưới 2,9%
Khả năng virus dơi lây nhiễm sang người là rất thấp, nếu có thể xảy ra thì chỉ ở mức dưới 2,9%. (Ảnh: Shutterstock)

Hồ sơ theo dõi của Viện Vi sinh học Vũ Hán về kỹ thuật ‘đột biến thêm chức năng’ trên coronavirus ở dơi giống SARS

Nhóm nghiên cứu của nhà khoa học Zhengli Shi tại Viện Vi sinh học Vũ Hán đã thành công trong việc phân lập hai dòng coronavirus ở dơi giống SARS là SL-CoV-WIV1 và WIV16 từ dơi bằng cách nhân bản vô tính. Trong các nghiên cứu tiếp theo, họ đã phát hiện ra rằng:

  • Thứ nhất, các protein SL-CoV Spike (protein S) không thể sử dụng bất kỳ phân tử nào trong số ba phân tử của thụ thể ACE2 làm thụ thể của nó.
  • Thứ hai, SL-CoV không thể xâm nhập vào các tế bào thông qua thụ thể ACE2 trên dơi.
  • Thứ ba, chimeric S bao phủ vùng liên kết với thụ thể được xác định trước đó đã đạt được khả năng xâm nhập vào tế bào thông qua thụ thể ACE2 của người, mặc dù có hiệu quả khác nhau đối với các cấu trúc khác nhau.
  • Thứ tư, một vùng thêm vào tối thiểu (axit amin 310 đến 518) đã được tìm thấy là đủ để chuyển đổi SL-CoV S từ dạng không liên kết được sang liên kết được với thụ thể ACE2 của người.

Ngoài ra, một nghiên cứu của nhóm tiến sĩ Shi được công bố trên Tạp chí Virology vào tháng 2 năm 2008, cho rằng Coronavirus tự nhiên ở dơi không thể sử dụng thụ thể ACE2 của người để lây nhiễm sang người. Tuy nhiên, khi chèn một số acid amin từ vị trí 310 đến 518 vào chuỗi S-protein CoV ở dơi, thì chimeric (một thực thể sống có chứa gen của các loài khác) của CoV ở dơi có thể sử dụng thụ thể ACE2 của người.

Trong khi đó, theo một nhóm nghiên cứu khác do Tiến sĩ Li dẫn đầu đã công bố phát hiện của họ vào năm 2013, năm vị trí acid amin tồn tại trên S-protein của CoV rất quan trọng trong việc tạo liên kết với thụ thể ACE2 ở virus SARS (các vị trí đó là Y442, L472, N479, D480, T487). Năm vị trí này chỉ nằm trong khu vực mà nhóm của tiến sĩ Shi lưu ý ở trên là quan trọng.

Sau đó, vào tháng 9/2015, tạp chí Journal of Virology đã công bố một nghiên cứu do cả hai nhà nghiên cứu Li và Shi cùng thực hiện, về đột biến thêm chức năng đối với virus MERS (virus gây Hội chứng Hô hấp Trung Đông) và virus dơi (chủng HKU4) vào năm 2015. Vì virus MERS có thể xâm nhập vào tế bào người nhưng virus HKU4 không thể, họ đã thêm 2 đột biến đơn trong protein spike (gai) HKU4 và thấy rằng S-protein đột biến mới có thể cho phép HKU4 xâm nhập vào tế bào người. Nếu chúng đột biến 2 vị trí S-protein của MERS, thì pseudovirus MERS (virus thử nghiệm) sẽ không thể xâm nhập vào tế bào người nữa.

Ngoài ra, nhóm của Shi cũng đã tham gia với một nhóm nghiên cứu quốc tế để cùng lai tạo một loại virus chimeric với virus dơi SHC014 mà họ thu thập được ở Vân Nam. Vì họ biết SHC014 không có khả năng liên kết với thụ thể ACE2 của người, nên họ đã "tổng hợp SHC014 protein spike(gai) bằng cách sao chép chức năng chính yếu SARS-CoV thích nghi với chuột. Vì vậy, đó là một loại virus được thiết kế trong phòng thí nghiệm thích nghi với chuột SARS-CoV (MA15) nhưng không thích nghi với SHC014 protein spike (gai).

Trước sự ngạc nhiên của các nhà nghiên cứu, virus chimeric (SHC014-MA15) có thể sử dụng SHC014 protein spike để liên kết với thụ thể ACE2 của con người và xâm nhập vào tế bào người. SHC014-MA15 cũng có thể gây bệnh ở chuột và gây tử vong. Vắc-xin phòng SARS hiện có cũng không thể bảo vệ động vật khỏi nhiễm virus SHC014-MA15. Do đó, các nghiên cứu virus chimeric này có thể dẫn đến việc tạo ra nhiều chủng CoV gây bệnh, nguy hiểm hơn cả virus Corona trong các mẫu mô của động vật có vú.

các nghiên cứu virus chimeric này có thể dẫn đến việc tạo ra nhiều chủng CoV gây bệnh, nguy hiểm hơn cả virus Corona trong các mẫu mô của động vật có vú.
Các nghiên cứu virus chimeric này có thể dẫn đến việc tạo ra nhiều chủng CoV gây bệnh, nguy hiểm hơn cả virus Corona trong các mẫu mô của động vật có vú. (Ảnh: Shutterstock)

Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt buộc tạm dừng các nghiên cứu về đột biến thêm chức năng (GOF), nên nghiên cứu quốc tế này đã không được tiến hành thêm vào thời điểm đó. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng nhóm nghiên cứu của Shi ở Trung Quốc đã dừng mọi nghiên cứu tiếp theo về việc thử nghiệm các đột biến GOF trên CoV. Và rõ ràng là nhóm của Shi, vốn đã thành thạo công nghệ đảo ngược (quá trình tìm ra các nguyên lý qua việc phân tích cấu trúc, chức năng và hoạt động của nó), đủ để đưa đột biến vào SARS-CoV hoặc SARS-Like CoV hiện tại để tạo ra coronavirus truyền nhiễm đột biến.

Thật thú vị, nhóm nghiên cứu của Shi đã công bố trên trang web khoa học bioRxiv vào ngày 23 tháng 1 năm 2020 rằng một loại Coronavirus mới ở dơi mà họ phát hiện được ở Vân Nam có tên là Bat COv RaTG13 có thể chia sẻ 96,2% nhận dạng trình tự bộ gen tổng thể với 2019-nCoV. Tuy nhiên, virus này chưa bao giờ được đề cập hoặc được công bố trong nghiên cứu của họ trước đây.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Shi đã cung cấp thông tin trình tự trong phần phương pháp và tài liệu bổ sung, 3 trình tự được chia sẻ giữa 2019-nCoV mà họ đã thu thập và virus RATG13 nhưng không có trong bất kỳ họ CoV SARS hoặc Bat SARS nào khác được liệt kê trong bài viết. 3 trình tự được đặt gần đầu tận cùng N (khởi đầu của một protein hoặc polypeptide đề cập đến nhóm amin tự do nằm ở cuối một polypeptide) của protein tăng đột biến, chúng là GTNGTKR, NNKSWM, RSYLTPGD.

Vật chủ tiềm năng mang 2019-nCoV tại chợ hải sản Hoa Nam

Một bài báo gần đây đăng trên tạp chí The Lancet có tiêu đề “Đặc điểm gen và dịch tễ học của 2019-nCoV: gợi ý về nguồn gốc của virus và thụ thể liên kết”, đã báo cáo rằng: “là một loại virus RNA điển hình, tốc độ tiến hóa trung bình của coronavirus là khoảng 10⁴ nucleotide thay thế mỗi vị trí mỗi năm, với các đột biến phát sinh trong mỗi chu kỳ sao chép. Do đó, điều đáng chú ý là các chuỗi 2019-nCoV từ các bệnh nhân khác nhau được mô tả ở đây gần như giống hệt nhau, với trình tự sao chép lớn hơn 99,9%. Phát hiện này ngụ ý rằng 2019-nCoV có nguồn gốc từ một nguồn trong một khoảng thời gian rất ngắn và được phát hiện tương đối nhanh chóng”.

Với các đột biến trong mỗi chu kỳ, việc các con dơi khác nhau cùng lưu trữ một trình tự virus là khả năng rất khó xảy ra. Nếu chỉ mỗi loài dơi thì không đủ để truyền virus, việc lây nhiễm này cần đến một loài động vật khác làm vật chủ trung gian; do đó, khả năng virus giống hệt nhau thậm chí còn mong manh hơn. Mặc khác, chợ hải sản không phải là nguồn duy nhất của sự bùng phát dịch nên có thể nói rằng nếu một động vật khác là vật chủ trung gian cho virus, thì động vật đó cần phải tiếp xúc với dơi, cho phép Coronavirus dơi sinh sôi nảy nở trong chúng, và cuối cùng động vật đó phải có khả năng truyền virus cho người, gồm cả những người đã tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với chợ hải sản Hoa Nam.

Do đó, đã có những câu hỏi nghiêm túc về việc liệu nguyên nhân gây ra dịch Coronavirus ở Vũ Hán có phải là do rò rỉ hoặc xử lý sai mẫu động vật trong phòng thí nghiệm dùng trong các nghiên cứu về Coronavirus hay không. Đây nên là một cuộc điều tra công khai và hợp lý liên quan đến nguyên nhân của vụ dịch, và điều này chỉ thực hiện được khi có một cuộc điều tra minh bạch từ chính quyền Trung Quốc cũng như từ các chuyên gia kiểm soát dịch bệnh và phòng thí nghiệm nước ngoài. Đây không chỉ là trách nhiệm giải trình về y đức hoặc hoạt động an toàn trong phòng thí nghiệm mà còn liên quan trực tiếp đến những nỗ lực hiện tại nhằm ngăn chặn sự bùng phát virus.

Mặc dù vật chủ mang 2019-nCoV vẫn chưa được xác định, dữ liệu và thông tin về các vật chủ tiềm năng và khả năng nhiễm bệnh do động vật là bắt buộc phải có để đảm bảo cho việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi quốc tế.

Chợ hải sản Hoa Nam rất có khả năng là nơi chứa vật chủ mang virus. Dữ liệu động vật và kết quả hồ sơ từ chợ hải sản Hoa Nam cần được chính quyền Trung Quốc công bố công khai, ngay cả khi kết quả là âm tính. Do đó, việc các nhân viên của Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ và WHO yêu cầu chính quyền Trung Quốc công bố thông tin về dữ liệu thử nghiệm trên động vật là bắt buộc.

Nếu các nhà chức trách Trung Quốc từ chối tiết lộ dữ liệu thử nghiệm trên các mẫu động vật thì có thể cho thấy rằng họ đang che giấu nguồn gốc thực sự của vụ dịch 2019-nCoV.

Thiên Hoa
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc vẫn tiếp tục từ chối công bố dữ liệu xét nghiệm mẫu lấy từ động vật