Liệu Trung Quốc có thật sự “dập dịch” thành công: Có một sự thật đầy uẩn khúc? (Kỳ 6)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cùng với Ấn Độ gia nhập vào bản đồ tấn công của virus Trung Quốc, hiện đã có tới hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới đang bị cách ly. Hàng trăm triệu kế hoạch, hàng tỷ hy vọng, vận may và giấc mơ bỗng chốc bị xé vỡ tan tành. Những con số tử vong đáng kinh ngạc, những tổn thất tài chính không thể đo đếm..., thế giới tự do đang rên rỉ bởi những mất mát khủng khiếp từ sự bưng bít và dối trá của chính quyền Bắc Kinh.

Bằng việc công bố “dập dịch” thành công trong nước, Trung Quốc tiếp tục “xuất khẩu” thành công virus corona Vũ Hán ra toàn thế giới, và đang gây ra một cơn hỗn loạn thực sự...

Sau nhiều tháng “ẩn náu” tại Trung Nam Hải, cuối cùng vào ngày 10/3, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã “mạo hiểm” đến tâm dịch Vũ Hán thị sát như để tuyên bố chiến thắng trước dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán và đồng thời cho đóng cửa tất cả các bệnh viện dã chiến…

ĐCSTQ: Không có tin xấu, chỉ có tin tốt lành

Bạn có tin vào những con số chính thức mà Trung Quốc công bố? Có phải mọi thứ đã thực sự nằm trong tầm kiểm soát như chính quyền Bắc Kinh tuyên bố không? Có lẽ câu trả lời sẽ là: Từ nay trở đi, Trung Quốc sẽ không có gì ngoài tin tức tốt lành dành cho bạn.

Có lẽ câu trả lời sẽ là: Từ nay trở đi, Trung Quốc sẽ không có gì ngoài tin tức tốt lành dành cho bạn.
Có lẽ câu trả lời sẽ là: Từ nay trở đi, Trung Quốc sẽ không có gì ngoài tin tức tốt lành dành cho bạn. (Ảnh: baike.baidu.com)

Giống như hàng trăm triệu người ở Trung Quốc, điều mà bạn muốn biết là sự thật về tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, hầu hết người dân Trung Quốc đều thu nhận tin tức về sự bùng phát của virus corona Vũ Hán từ các phương tiện truyền thông nhà nước. Nên hẳn nhiên, các quan chức và truyền thông nhà nước nói tốt thì là tốt rồi.

Tại Trung Quốc, nếu bạn nhắc đến chủ đề về dịch viêm phổi Vũ Hán, thì có nghĩa là bạn đang muốn nhắc đến sự nguy hiểm của chủng virus corona Vũ Hán và biện pháp phòng ngừa nó? Nếu bạn nghĩ thế thì có thể bạn lầm to.

Tại Trung Quốc, khi nhắc đến chủ đề COVID-19 thì điều đó có nghĩa là bạn đang nói đến sự kiểm soát dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc. Hay chính xác hơn, đó là sự kiểm soát đối với thông tin dịch bệnh của ĐCSTQ.

Trong mắt chính quyền Trung Quốc, thảm họa không bao giờ là điều xấu. Ngày 4/3, Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài bình luận với những lời hoa mỹ, với những dòng tin ví von về “cơn gió khắc nghiệt sẽ kiểm thử sức mạnh của cỏ cây, tai họa sẽ kiểm thử lòng trung thành của một quan chức, và trong một thế giới hỗn loạn sẽ sinh ra một anh hùng…”. Tựu chung hàm ý vẫn là để khắc sâu vào trong tâm khảm người dân về một cụm từ mà ĐCSTQ vô cùng “đắc ý”: “Đất nước ta luôn lớn mạnh trong các thảm họa” .

Nói chính xác, ĐCSTQ luôn phát triển mạnh trong các thảm họa. Bài xã luận cũng cho biết: Từ những nỗ lực cứu hộ trong trận lũ lụt lịch sử (1998), đại dịch SARS (2003), cho đến công cuộc cứu trợ động đất tại Tứ Xuyên (2008), những cuộc đấu tranh vĩ đại hết lần này đến lần khác đã dạy người dân hiểu rằng, “ĐCSTQ là xương sống của người dân Trung Quốc và của đất nước Trung Quốc”.

Trải qua hết tai họa này đến thảm họa khác, ĐCSTQ luôn tự tô vẽ mình như một đấng cứu thế, là "xương sống của người dân Trung Quốc và của đất nước Trung Quốc”.
Trải qua hết tai họa này đến thảm họa khác, ĐCSTQ luôn tự tô vẽ mình như một đấng cứu thế, là "xương sống của người dân Trung Quốc và của đất nước Trung Quốc”. (Ảnh: Getty)

Kể từ khi thành lập ĐCSTQ vào năm 1949, từ phong trào chống cánh hữu, đến Đại Nhảy vọt, từ Cách mạng Văn hóa cho đến trận động đất Đường Sơn, từ cuộc thảm sát Thiên An Môn cho đến cuộc đàn áp, cướp mổ nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công…, phải chăng mỗi “tai họa” ấy đều đã thất bại trong chiến thắng vinh quang dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ?

Cho dù đó là thảm họa tự nhiên mà ĐCSTQ trì hoãn hoặc “cố tình” cản trở các biện pháp phản ứng sớm, hay thảm kịch do chính ĐCSTQ gây ra, họ vẫn và sẽ luôn luôn sử dụng “thảm họa” ấy để chứng minh rằng ĐCSTQ là rường cột của đất nước.

Như mọi thảm họa đã từng xảy ở Trung Quốc, khi bi kịch đã chạm ngưỡng đáy cùng cực thì sẽ chẳng còn tin tức nào là xấu nữa, mà chỉ toàn tin tốt đẹp. Cái chết của 45 triệu người Trung Quốc trong nạn đói Đại Nhảy vọt, và sự sụp đổ xã hội đảo điên do tác động của cuộc Cách mạng Văn hóa, đã khiến mọi bi kịch do Mao Trạch Đông gây ra có vẻ như bị lùi vào dĩ vãng bởi thành tựu của công cuộc mở cửa cải cách sau đó. Mọi người dân lại có thể kinh doanh trở lại, được đi học, được trò chuyện, được bày tỏ quan điểm cởi mở (trong sự cho phép)...., và như thể mọi thứ trở nên “hài hòa, ổn định” đều là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của ĐCSTQ.

Đại dịch COVID-19 cũng là một cơ hội để ĐCSTQ “tận dụng” ca ngợi chính mình. Chưa cần biết những hệ lụy tinh thần và thể xác mà người dân Trung Quốc vừa phải trải qua, ĐCSTQ không thể chờ đợi lâu để ăn mừng “thành công” của mình, đã nhanh chóng loan tin ra toàn thế giới: Trung Quốc đã xử lý dịch bệnh một cách ổn định và trật tự nhất.

Bất kể những thảm kịch từ quá khứ cho đến hiện tại đã gây biết bao đau khổ cho người dân, ĐCSTQ vẫn luôn mượn cơ hội để khoác lên mình vỏ bọc hào nhoáng, tô vẽ hình ảnh và ca ngợi "năng lực lãnh đạo" để củng cố vị thế của chính nó.
Bất kể những thảm kịch từ quá khứ cho đến hiện tại đã gây biết bao đau khổ cho người dân, ĐCSTQ vẫn luôn mượn cơ hội để khoác lên mình vỏ bọc hào nhoáng, đánh bóng hình ảnh và ca ngợi "năng lực lãnh đạo" nhằm củng cố vị thế của chính nó. (Ảnh: Getty)

Nhưng có điều, những gì mà chính quyền Bắc Kinh phòng ngừa và kiểm soát được nhất thì không phải là các biện pháp điều trị y tế hay chính sách quan tâm tới đời sống dân chúng trong vùng phong tỏa, mà chỉ là bưng bít, tuyên truyền và duy trì sự ổn định.

Ngay cả khi dịch bệnh đang bùng phát ở mức độ tồi tệ nhất, khi các bác sĩ trong tuyến đầu kiệt sức vì số ca nhiễm tăng nhanh trong điều kiện thiếu thốn vật tư y tế, người ta vẫn nhìn thấy những buổi lễ kết nạp thành viên vào ĐCSTQ, những bài hát ca ngợi ĐCSTQ quang minh được phát ra tại các bệnh viện…

Người dân Trung Quốc sau này mới hiểu ra rằng, khi chính quyền tuyên bố đã phòng ngừa và kiểm soát được dịch bệnh, họ không hề khoe khoang. Thực chất, ĐCSTQ không hẳn là kiểm soát virus, mà là kiểm soát các kênh thông tin, các nhà báo độc lập, các bác sĩ, luật sư những người dám nói lên sự thật, và cả những người muốn được biết sự thật, trong đó có thể có bạn và tôi.

Chính quyền Bắc Kinh muốn chứng tỏ với thế giới rằng: Các biện pháp áp đặt hà khắc của ĐCSTQ là rất tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh. Việc mở lại trường học là một tin tốt, việc mở lại các hãng xưởng, công ty và mọi người đi làm trở lại là một tin tốt. Chủ tịch Tập Cận Bình đi thị sát tại tâm dịch Vũ Hán chứng tỏ tình hình ở nơi đó đã an toàn. Đây là một tin tốt.

Dựa trên những con số được Ủy ban Y tế Trung Quốc báo cáo vào ngày 25/3, thì tại Trung Quốc không có trường hợp nhiễm mới nào, chỉ có 67 ca nhiễm mới do người nước ngoài mang vào đại lục. Số ca nhiễm mới tại địa phương Trung Quốc bằng 0 đã cho thấy dịch bệnh đang được ĐCSTQ kiểm soát rất tốt. Đây là một tin tốt.

Và nếu bất cứ cư dân mạng nào có ý kiến ​​thắc mắc hay phản đối, Quy định kiểm soát Internet mới của chính quyền Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 1/3 sẽ làm ý kiến của bạn biến mất trong nháy mắt.

Uẩn khúc: Nhà tang lễ trả 500 lọ tro cốt mỗi ngày?

Tuy nhiên, đó là tin tức do chính quyền Bắc Kinh cung cấp nên không ai biết liệu có đúng hay không, cũng như tính xác thực của bất kỳ số liệu thống kê chính thức nào. Gần đây một clip rò rỉ cho thấy những dòng người đang xếp hàng dài chờ khám tại bệnh viện Tây Nam ở Trùng Khánh vào ngày 10/3. Tuy nhiên số liệu chính thức của chính quyền Trung Quốc báo cáo trong ngày hôm đó là không có trường hợp nhiễm mới và có 5 bệnh nhân được chữa khỏi!

Trên trang tin cá nhân của nhà báo độc lập Jennifer Zeng, người ta đã chụp được hình ảnh hàng đoàn người xếp hàng bên ngoài nhà tang lễ Hankou ở Vũ Hán vào ngày 26/3. Cùng ngày hôm đó, tại nhà tang lễ Vũ Xương tại Vũ Hán, nhiều thân nhân gia đình đã đến nhận tro cốt của người chết. Nhà tang lễ cam kết sẽ trả 500 bình tro cốt mỗi ngày và sẽ cố gắng hoàn thành trước Lễ hội Thanh Minh (ngày 4/4).

Nếu vậy, tính từ ngày hôm đó cho đến Lễ hội Thanh Minh khoảng hơn chục ngày, nhà tang lễ Vũ Xương sẽ phải hỏa táng trung bình khoảng 6.000 thi thể, và đây mới chỉ tính sơ sơ từ một nhà tang lễ. Tuy nhiên, số liệu báo cáo chính thức tại Vũ Hán tính từ giai đoạn đầu dịch bệnh cho đến hết ngày 25/3 thì chỉ có 2.531 người tử vong.

Người ta cũng đang đặt câu hỏi về những gì đang thực sự xảy ra trong lòng đất nước này, khi vào ngày 19/3, Trung Quốc tuyên bố đã bị “thâm hụt” hơn 21 triệu thuê bao điện thoại di động từ ba nhà mạng là China Mobile, China Telecom và China Unicom kể từ đầu năm 2020. Vậy 21 triệu thuê bao đó đang đi đâu và về đâu?

Theo thống kê chính thức, Trung Quốc đã đánh bại virus corona Vũ Hán. Trong trung tuần tháng 3, các cơ quan y tế chỉ báo cáo có 1 ca nhiễm mới là một bệnh nhân ở tỉnh Quảng Đông bị nhiễm bệnh do một người nào đó từ nước ngoài về. Tại tâm chấn dịch bệnh ở Vũ Hán, các quan chức còn báo cáo có ngày (19/3) còn không có trường hợp lây nhiễm mới.

Trung Quốc tuyên bố đã đánh bại virus Vũ Hán. Tuy nhiên vào trung tuần tháng 3, tại Quảng Đông xuất hiện 1 ca nhiễm được cho là do ai đó từ nước ngoài về.
Trung Quốc tuyên bố đã đánh bại virus Vũ Hán. Tuy nhiên vào trung tuần tháng 3, tại Quảng Đông xuất hiện 1 ca nhiễm được cho là do ai đó từ nước ngoài về. (Ảnh: Getty)

Sống trong sợ hãi

Với “con số” báo cáo rất đẹp này, các quan chức tỉnh Hồ Bắc đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa tại Vũ Hán, trong khi các thành phố trên khắp đất nước đang “tuân lệnh” chính quyền trung ương hối hả khôi phục lại sản xuất và trở lại nhịp sống như thường lệ.

Nhưng khi đất nước trở lại nhịp sống sôi động thì nhiều người dân và các nhà quan sát đã nghi ngờ con số 0 ca nhiễm, và lo ngại rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã ưu tiên khởi động lại nền kinh tế hơn là sự an toàn của người dân. “Bất kỳ người có lý trí nào cũng sẽ nghi ngờ những con số này”, một cư dân mạng đã viết lên suy nghĩ của mình dưới phần bình luận của một bài chia sẻ đang thu hút cộng đồng mạng tại Trung Quốc.

Dưới đây là trích đoạn bài chia sẻ của một tình nguyện viên có nick là Yolk đăng ngày 22/3:

“Hôm nay là ngày thứ 60 của Lệnh phong tỏa Vũ Hán.

Hãy để tôi chia sẻ cuộc trò chuyện giữa hai tình nguyện viên ngày hôm nay.

Anh ấy và tôi đều là tình nguyện viên tuyến đầu trong suốt gần 2 tháng qua. Giống như nhiều tình nguyện viên khác, chúng tôi là những người luôn hy vọng đất nước mình là tốt nhất. Chúng tôi đang sử dụng các hành động thực tế để cứu thành phố.

Do đó, khi đối mặt với nguy cơ bùng phát lần thứ hai,... khi nhóm chúng tôi càng vội vã có mặt ở tuyến đầu thì lại càng lo sợ lặp lại sai lầm tương tự.

Do đó, chúng tôi phản đối việc báo cáo 0 (ca nhiễm), nghĩa là 3 là 5 và chúng tôi có thể chấp nhận. Đây chỉ là vấn đề chấp nhận tâm lý và không liên quan gì đến tính xác thực.

Ở một mức độ nhất định, tôi hiểu hành vi che giấu và hiểu sự cần thiết của dư luận...

Đối với thành phố Vũ Hán, việc che giấu hoặc báo cáo không có ý nghĩa gì cả. Con số từ 0 đến 10 là gần như giống nhau. Sau tất cả, thời gian ủ bệnh của mỗi người là khác nhau và việc tái nhiễm là bình thường.

Điều chúng tôi phản đối là tuyên truyền về con số 0 ca nhiễm. Đó chỉ là để thuyết phục những người không có nhiều nguồn thông tin và chỉ chú ý đến các bản tin trên mạng...

Tôi hiểu, nhưng tôi vẫn chọn sống trong nỗi sợ hãi.

Nếu tôi có thể, tôi ước muốn nền kinh tế toàn cầu được quay trở lại một năm trước... Đối với những người đã chết, xin hãy trở về nhà. Nếu bạn có thể ...

Không ai biết nhân loại sẽ đi về đâu, chỉ biết cầu mong cho nhân loại”.

Điều chúng tôi phản đối là tuyên truyền về con số 0 ca nhiễm. Đó chỉ là để thuyết phục những người không có nhiều nguồn thông tin và chỉ chú ý đến các bản tin trên mạng...
Điều chúng tôi phản đối là tuyên truyền về con số 0 ca nhiễm. Đó chỉ là để thuyết phục những người không có nhiều nguồn thông tin và chỉ chú ý đến các bản tin trên mạng... (Ảnh: Getty)

Theo báo cáo của đài truyền hình RTHK (Hồng Kông), người dân địa phương cho biết các bệnh viện ở Vũ Hán đã từ chối kiểm tra những người có triệu chứng. Kyodo News (Nhật Bản) đưa tin rằng, một bác sĩ địa phương tiết lộ số ca bệnh tại Vũ Hán đã bị “thao túng” trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 10/3. Trên MXH Trung Quốc, cư dân mạng đã ghi nhận nhiều ca nhiễm mới ở Vũ Hán đến mức các quan chức chính quyền đã quyết định kiểm duyệt gỡ bỏ bài.

Trong khi WHO và Hàn Quốc coi bất kỳ ai đã xét nghiệm dương tính với virus thì đều được xác nhận là trường hợp nhiễm bệnh, thì Trung Quốc lại không tính vậy, bao gồm các trường hợp nhiễm không triệu chứng trong lần kiểm tra cuối cùng.

Ủy ban Y tế của Vũ Hán đã giải thích lý do về cách phân loại các trường hợp không có triệu chứng: “...bệnh nhân đã được cách ly trong 14 ngày và nếu họ bắt đầu có các triệu chứng thì họ sẽ được xác nhận nhiễm bệnh và cho vào dữ liệu để công bố. Tuy có một số ít các ca nhiễm không triệu chứng có thể tiến triển thành các trường hợp được xác nhận, nhưng đại đa số bệnh nhân sẽ tự chữa lành”.

Ngoài việc từ chối kiểm tra các ca có triệu chứng, cách tính số ca nhiễm bệnh có phần 'khác người' của ĐCSTQ đã giúp số trường hợp lây nhiễm mới giảm đến mức tối thiểu.
Ngoài việc từ chối kiểm tra các ca có triệu chứng, cách tính số ca nhiễm bệnh có phần 'khác người' của ĐCSTQ đã giúp số trường hợp lây nhiễm mới giảm đến mức tối thiểu. (Ảnh: Getty)

Các nhà quan sát đặt câu hỏi, tại sao bệnh nhân hồi phục khi xét nghiệm dương tính lại không được tính vào số liệu. Theo Global Times, dữ liệu từ các trung tâm kiểm dịch ở Vũ Hán cho thấy khả năng bệnh nhân hồi phục xét nghiệm dương tính trở lại là từ 5-10%. Các quan chức tỉnh Hồ Bắc đã trả lời rằng, những bệnh nhân đó sẽ không được tính là trường hợp nhiễm mới vì họ đã được tính vào số liệu công bố trước đó.

Những nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh để ngăn chặn thông tin về virus, và tiếp tục kiểm duyệt các cuộc tranh luận công khai trong suốt cuộc khủng hoảng, đã làm tăng thêm sự ngờ vực về tuyên bố “dập dịch” thành công của ĐCSTQ.

Chính quyền Bắc Kinh đã ngạo nghễ loan báo rộng rãi tin tức bằng quả đấm sắt. Họ giữ nhân viên y tế phải đứng trong bóng tối, những người bất đồng chính kiến phải đứng sau song sắt. Cũng giống như tất cả các chính phủ độc tài, cho dù đó là thảm họa thiên nhiên hay do nhân tạo, đối với ĐCSTQ, điều đó cũng không được phép xảy ra. Để giữ chút “thể diện” còn sót lại, Trung Quốc làm mọi cách để khiến cường quốc thứ hai này trông không bị yếu đuối, bất lực và không hiệu quả trong cuộc xử lý khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

Vì vậy, ĐCSTQ đã “giải phóng” cái mớ hỗn độn này ra toàn thế giới, bằng một cuộc chiến truyền thông tung hỏa mù và mặc kệ thế giới đang hỗn loạn vì nó...

(Còn tiếp...)

Xuân Trường

Xem thêm: Kỳ 5 & Kỳ 7



BÀI CHỌN LỌC

Liệu Trung Quốc có thật sự “dập dịch” thành công: Có một sự thật đầy uẩn khúc? (Kỳ 6)