Lệnh phong tỏa - Án tử “treo” cho người dân Trung Quốc (Kỳ 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

ĐCSTQ có thể có bộ máy kiểm duyệt tinh vi nhất thế giới, nhưng một hệ thống kiểm soát chặt chẽ đến đâu cũng không làm giảm rủi ro hoàn toàn, đặc biệt trong tình huống chính quyền Bắc Kinh đã không tiết lộ cho người dân chi tiết về dịch bệnh cũng như sự nguy hiểm và quy mô lây lan thực sự của nó.

Lệnh phong tỏa - một lần nữa lại được ĐCSTQ đem ra áp dụng trong thảm họa Corona - đã trở thành biện pháp quen thuộc mà Đảng từng thi hành trong “vụ án” nhiễm HIV hồi thập niên 90 của thế kỷ trước và trong đại dịch SARS năm 2003 - biến Trung Quốc trở thành “địa ngục trần gian”. Thêm một lần nữa, ĐCSTQ đã coi sinh mạng người dân của họ trở nên rẻ rúng hơn bao giờ hết…

Khi virus Corona “xổng chuồng”...

"Vạn lý Tường lửa" có thể ngăn cản được tiếng nói của các cư dân mạng Trung Quốc, nhưng thật không may chủng virus khét tiếng này không tôn trọng chủ quyền quốc gia, không công nhận lằn ranh biên giới và hoàn toàn bỏ qua ý muốn chính trị của bất kỳ chính quyền nào, ngay cả với chính quyền độc tài như ĐCSTQ.

Bất chấp mọi nỗ lực kiểm duyệt và kiểm soát của ĐCSTQ, virus Corona vẫn “xổng chuồng” khỏi Vũ Hán khi cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn - với hàng trăm ngàn trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh và hàng nghìn trường hợp tử vong trên toàn quốc.

Ngày 23/1/2020, chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán trong nỗ lực cách ly tâm chấn của virus Corona nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử hiện đại về việc phong tỏa một thành phố lớn với 11 triệu dân.

Đối với người dân Vũ Hán, việc chính quyền “nhốt” cả chục triệu con người trong thành phố mà hầu như không có thông báo trước là một sự kinh hoàng. Người dân không có thời gian để mua thức ăn, thuốc men hoặc các nhu yếu phẩm dữ trữ khác. Các quan chức chính quyền đã vội vàng tuyên bố phong tỏa vào thời điểm giữa đêm (2h sáng ngày 23/1) với khoảng cách 8 tiếng trước khi nó có hiệu lực (10h sáng 23/1) như thể “tiếp tay” cho những người có đủ thời gian đều có thể “tẩu thoát” ra khỏi thành phố. Kể từ thời điểm đó, người dân Vũ Hán không được phép rời khỏi thành phố mà không có sự cho phép của chính quyền.

chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán trong nỗ lực cách ly tâm chấn của virus Corona nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử hiện đại về việc phong tỏa một thành phố lớn với 11 triệu dân.
Chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán trong nỗ lực cách ly tâm chấn của virus Corona nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử hiện đại về việc phong tỏa một thành phố lớn với 11 triệu dân. (Ảnh: Getty Images)

Tiến sĩ Howard Markel, Giáo sư về Lịch sử y học tại Đại học Michigan (Mỹ) cho biết: “Việc đóng cửa nhiều thành phố với quy mô và dân số như vậy là chưa từng có tiền lệ”. Luật pháp quốc tế quy định rõ ràng rằng, trong thời điểm khẩn cấp đe dọa sức khỏe cộng đồng, mọi hạn chế về quyền con người đều phải dựa trên tính hợp pháp, cần thiết và có căn cứ bằng chứng. Tờ Le Figaro viết: “Nhân danh chống dịch bệnh, chính quyền đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, bế quan tỏa cảng nhiều thành phố gây trở ngại cho quyền tự do đi lại. Các nền dân chủ làm sao có thể ban hành được những biện pháp này?”

Việc ĐCSTQ quyết định phong tỏa thành phố một cách vội vàng cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng tình trạng lây nhiễm chéo bên trong các thành phố sau lệnh phong tỏa. Cùng với việc kiểm duyệt thông tin, kiểm soát ngăn chặn mọi hoạt động ra vào thành phố, thi hành các biện pháp cưỡng bức người dân phải thi hành mệnh lệnh đã không những không thể ngăn chặn virus corona lây lan, mà còn đẩy hàng trăm triệu sinh mạng người dân lâm vào thảm cảnh.

Tiến sĩ Tom Inglesby, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, giám đốc Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins (Mỹ) đã bày tỏ lo ngại: “Nếu tiếp tục phong tỏa ngày càng nhiều địa phương khác ở Trung Quốc, hoạt động thường ngày của người dân sẽ bị gián đoạn, hàng hóa, nhân lực, vật tư y tế, thực phẩm và thuốc men.... Ở cấp độ vĩ mô, tôi nghĩ biện pháp này dường như có khả năng gây hại hơn là có ích trong việc kiểm soát dịch”. Tiến sĩ Inglesby cho rằng Trung Quốc nên tập trung vào các biện pháp truyền thống đã được áp dụng trong việc ngăn chặn những dịch bệnh khác, như kiểm tra và theo dõi bệnh nhân cùng những người có tiếp xúc, đảm bảo họ được chăm sóc đầy đủ.

Áp đặt lệnh phong tỏa, nhưng ĐCSTQ lại không có các bước chuẩn bị sau đó, trong khi chính quyền các địa phương thì lúng túng trong việc đối phó với khủng hoảng, chưa kể đến các chính sách được áp dụng không nhất quán. Chính quyền Bắc Kinh không những không bảo đảm sự an toàn cho dân chúng, mà còn tiếp tục chiến dịch bắt giữ bất cứ ai phát tán “tin đồn” bao gồm tin tức về những người nhiễm bệnh mà không được nhập viện, tử vong mà không bao giờ được xét nghiệm và nhanh chóng bị hỏa táng, tình trạng thiếu thốn mọi nhu yếu phẩm…

Chính quyền Bắc Kinh không những không bảo đảm sự an toàn cho dân chúng, mà còn tiếp tục chiến dịch bắt giữ bất cứ ai phát tán “tin đồn”. Sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng mới đây đã gây bao phẫn nộ trong công chúng. (Ảnh: Getty Images)
Chính quyền Bắc Kinh không những không bảo đảm sự an toàn cho dân chúng, mà còn tiếp tục chiến dịch bắt giữ bất cứ ai phát tán “tin đồn”. Sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng mới đây đã gây bao phẫn nộ trong công chúng. (Ảnh: Getty Images)

Những tiếng kêu cứu của đội ngũ y tế tuyến đầu đang phải làm việc kiệt sức trong tình trạng thiếu thốn trang thiết bị y tế, sự phẫn nộ của người dân trước các hành vi phân biệt đối xử từ chính quyền cùng nỗi tuyệt vọng mà họ đang bị đẩy dần đến cửa tử…, một lần nữa minh chứng cho các chính sách tàn ác của ĐCSTQ: Coi mạng sống của người dân không quan trọng bằng sự Thống trị và Thể diện của Nó.

Trên khắp đất nước Trung Quốc, phản ứng đối phó với dịch bệnh của các chính quyền địa phương dưới sự chỉ đạo từ Trung Nam Hải rất giống với hình thức của các cuộc vận động hàng loạt dưới thời Mao Trạch Đông: Đó là Đe dọa, Đấu tố, Trấn áp, Cưỡng bức và bỏ mặc cho đến chết...

Lệnh phong tỏa hay là hình thức coi rẻ sinh mạng người dân?

Sau lệnh phong tỏa, thành phố Vũ Hán - tâm chấn của đại dịch Corona trở thành một thành phố ma đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thành phố vắng lặng không một bóng người bởi lệnh phong tỏa cũng như nỗi ám ảnh về số người chết ngày càng gia tăng. Có điều, trong tình thế vừa lo sợ bị virus Corona “tấn công”, người dân vừa hãi hùng trước cách xử lý thảm họa của giới lãnh đạo ĐCSTQ.

Truy lùng người dân như tội phạm: Mặc dù nổi tiếng với mạng lưới camera giám sát nhiều nhất thế giới với 200 triệu chiếc cùng hệ thống nhận dạng khuôn mặt để theo dõi 1,4 tỷ dân của mình, ĐCSTQ giờ đây lại chuyển sang “kỹ thuật” độc đoán quen thuộc: Thiết lập lại hình thức Đấu tố, yêu cầu hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp và cả người thân thông báo, phát hiện người bị nhiễm virus Corona.

Chưa bao giờ người dân Trung Quốc phải chứng kiến sự kỳ thị đến thế ngay tại quê hương họ kể từ khi virus Corona xuất hiện. Khắp mọi nơi, người dân Vũ Hán bị truy lùng như thể họ là tội phạm. Đi đến đâu họ cũng bị xua đuổi, xa lánh và bắt giữ để cách ly. Họ bị trục xuất khỏi nơi ở bởi chính người thân và hàng xóm, bị chủ khách sạn từ chối cho thuê phòng ngay khi xuất trình CMND, và ⅓ dân số Vũ Hán đã cay đắng nhận ra rằng, thông tin cá nhân nhạy cảm của họ đã bị rò rỉ trên MXH ngay sau khi đăng ký với chính quyền.

Các cuộc kiểm dịch, tra hỏi nhắm vào những người làm việc tại Vũ Hán trở về quê hương cũng thê thảm không kém khi họ bị chính quyền siết chặt vòng vây. Cảnh sát tra hỏi thông tin cá nhân mà không một lời giải thích. Cảnh sát treo biển cảnh báo trước cửa nhà họ, rằng nơi đây có một người từ Vũ Hán trở về, kèm theo số điện thoại đường dây nóng yêu cầu bất cứ ai nếu nhìn thấy người đó hoặc gia đình người đó rời khỏi căn hộ thì phải báo gấp cho chính quyền. Bản thân người bị “giam lỏng” cũng phải nhận khoảng 4 cuộc gọi tra hỏi mỗi ngày từ các cơ quan công quyền địa phương.

Sau lệnh phong tỏa, thành phố Vũ Hán - tâm chấn của đại dịch Corona trở thành một thành phố ma đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thành phố vắng lặng không một bóng người bởi lệnh phong tỏa cũng như nỗi ám ảnh về số người chết ngày càng gia tăng.
Sau lệnh phong tỏa, thành phố Vũ Hán - tâm chấn của đại dịch Corona trở thành một thành phố ma đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thành phố vắng lặng không một bóng người bởi lệnh phong tỏa cũng như nỗi ám ảnh về số người chết ngày càng gia tăng. (Ảnh: Getty Images)

Kém may mắn hơn, nhiều người còn bị người thân cấm cửa. Trong số hàng triệu người trở về từ Vũ Hán, đã có không ít người không có chốn dung thân, một số buộc phải lang thang trên đường phố trong tâm trạng hoang mang, phó mặc cuộc đời cho virus Corona định đoạt.

Để khuyến khích người dân cung cấp thông tin về người Vũ Hán, chính quyền nhiều địa phương ban hành biện pháp thưởng tiền, như ở Hà Bắc chính quyền đã thưởng 1.000 NDT (khoảng 140 đô la) cho bất kỳ ai “phát hiện” ra người Vũ Hán. Hình ảnh nhiều địa phương còn đào hào chặn đường, lập chốt tại các tòa chung cư nhằm ngăn người Vũ Hán tới.

Ở miền đông tỉnh Giang Tô, kiểm dịch đã chuyển sang biện pháp “tù đày” khi chính quyền địa phương dùng các thanh kim loại rào chắn trước cửa nhằm không cho những người từ Vũ Hán trở về ra khỏi nhà. Để có được thực phẩm sống sót qua ngày, những người này buộc phải dựa vào hàng xóm, bằng cách buộc dây ở ban công để kéo nhu yếu phẩm lên.

Không khí tại một số thành phố giống hệt thời Mao Trạch Đông khi chính quyền ban hành “lệnh đóng cửa các hộ gia đình nghiêm ngặt nhất”, tất cả mọi người đều phải cách ly tại nhà. Để đảm bảo người dân tuân thủ lệnh cấm, cảnh sát, đội dân quân tới từng nhà dân dùng xích sắt để khóa cửa. Thậm chí, các quan chức chính phủ còn dán khẩu hiệu trên tường các tòa chung cư: “Nếu đi ra ngoài đánh gãy chân, nếu cãi lại đánh gãy răng”.

Thà chết ở nhà còn hơn cách ly là “giải pháp” cuối cùng mà người dân TQ trong các thành phố bị phong tỏa buộc phải lựa chọn. Ở Vũ Hán, có nhiều điểm cách ly để chứa những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc vẫn đang trong thời gian ủ bệnh. Nhưng những cơ sở cách ly này chỉ là những khách sạn, trường học, sân vận động... được trưng dụng một cách sơ sài, nơi này không có nước, không có thuốc, không có các biện pháp phòng ngừa, không có y bác sĩ, cũng không có máy sưởi hay thậm chí giường bệnh. Chờ trực họ là sự lây nhiễm chéo và cái chết.

Tại những điểm cách ly, nguy cơ lây nhiễm chéo càng trở nên trầm trọng và tệ hơn nữa, bệnh nhân bị bỏ mặc để cho tự chết. Nhiều người nhiễm bệnh bị chuyển tới các điểm cách ly chẳng mấy chốc nhận ra rằng, đích đến của họ sẽ là khu hỏa táng. Nên đã có nhiều người tìm mọi cách trốn về nhà để tìm cách điều trị khác, hay những người bị chính quyền cưỡng bức đến các điểm cách ly đều phản kháng dữ dội. Một người dân cho biết: “Nếu chúng tôi làm theo hướng dẫn của chính quyền, nơi duy nhất chúng tôi có thể đến bây giờ là những điểm cách ly đó. Vì vậy, chúng tôi thà chết ở nhà còn hơn”.

Tình cảnh những bệnh nhân ở những khu cách ly ngay trong bệnh viện cũng chẳng khá khẩm hơn. Những lời di ngôn tuyệt vọng trên Weibo của Bá Mạn Nhi - một cô gái bị nhiễm virus gây viêm phổi tại khu cách ly Bệnh viện số 3 Thành phố Thiên Môn (Hồ Bắc) đang giằng giật giữa sự sống và cái chết đã nói lên thảm cảnh của người Trung Quốc: “Tôi biết hôm nay tôi sẽ phải chết, hô hấp suy kiệt, cơ thể không thể di chuyển được, cũng không được truyền dinh dưỡng nữa. Tôi đã chủ động đi cách ly. Tôi không ngờ rằng mình sẽ phải vào địa ngục trần gian. Khi đi cách ly, tôi chỉ được phát cho hai viên Oseltamivir mỗi ngày. Không tiêm truyền. Cái gì cũng không có. Sáng sớm, tôi được sắp xếp đưa đến Bệnh viện Nhân dân, tôi cho rằng mình được cứu rồi, không ngờ chờ đón tôi lại là kết cục sẽ phải chết....”

"Tôi biết hôm nay tôi sẽ phải chết, hô hấp suy kiệt, cơ thể không thể di chuyển được, cũng không được truyền dinh dưỡng nữa. Tôi đã chủ động đi cách ly. Tôi không ngờ rằng mình sẽ phải vào địa ngục trần gian..."
"Tôi biết hôm nay tôi sẽ phải chết, hô hấp suy kiệt, cơ thể không thể di chuyển được, cũng không được truyền dinh dưỡng nữa. Tôi đã chủ động đi cách ly. Tôi không ngờ rằng mình sẽ phải vào địa ngục trần gian..."

Trên Weibo, cô gái đã đề cập đến việc Bệnh viện số 3 và Bệnh viện Nhân dân, nơi mà cô được chuyển đến đều đã có rất nhiều người chết. Cô chỉ ra rằng tuyên truyền của chính quyền là: "Toàn bộ đều là bịa đặt. Tôi luôn nghĩ rằng tôi sẽ được xuất viện khỏe mạnh, và bây giờ tôi đã trở nên như thế này! Tôi sợ rằng điện thoại di động của tôi sẽ bị tịch thu, và tôi muốn phơi bày tất cả cái gọi là "cách ly"! Tôi chính là một ví dụ sống!"

Ngày 7/2, một clip dài 14 giây cho thấy một bé gái đeo khẩu trang đang khóc ở nhà một mình do cha mẹ bé bị nghi nhiễm dịch viêm phổi buộc bị đưa đi cách ly. Cô bé khóc và nói: “Cháu nhớ mẹ!” khi một người phụ nữ mang đồ ăn tới cho cô bé. Ví dụ trên chỉ là hình ảnh thu nhỏ của cuộc khủng hoảng Vũ Hán đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, bởi lệnh phong tỏa và cưỡng bức cách ly.

Bệnh viện dã chiến hay trại tập trung kiểu mới? Cùng với việc bệnh viện Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn tại Vũ Hán được bàn giao cho lực lượng quân đội Trung Quốc sau 10 ngày xây dựng gấp rút, chính quyền còn dựng thêm các bệnh viện tạm thời, có thể cung cấp gần 10.000 giường bệnh.

Những hình ảnh bên trong bệnh viện Hỏa Thần Sơn trong ngày khánh thành cho thấy, cửa sổ được thiết kế bởi các thanh chắn song bằng sắt, cửa phòng bệnh không thể mở từ bên trong. Một người giấu tên cho biết: Không cách nào mở cửa ra từ bên trong. Quý vị hãy ở nhà thì tốt hơn. Những người không qua khỏi sẽ bị đưa ngay đến lò thiêu”. Cả hai bệnh viện này đều do quân đội Trung Quốc quản lý nghiêm ngặt “có vào mà không có ra”.

Bên trong những bệnh viện dã chiến hoàn toàn không có phòng hộ, không có cách ly, không có bác sĩ y tá điều trị cùng hàng ngàn giường bệnh được sắp xếp sát nhau như thể tạo ra môi trường “khuyến khích” virus phát tán. Cư dân mạng chỉ trích rằng, mô hình này càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo và giống như trại tập trung chờ chết thì đúng hơn.

Không cách nào mở cửa ra từ bên trong. Quý vị hãy ở nhà thì tốt hơn. Những người không qua khỏi sẽ bị đưa ngay đến lò thiêu”.
"Không cách nào mở cửa ra từ bên trong. Quý vị hãy ở nhà thì tốt hơn. Những người không qua khỏi sẽ bị đưa ngay đến lò thiêu.”

Khi bắt đầu xây bệnh viện Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán, một số cư dân mạng đã so sánh với dịch SARS bùng phát vào năm 2003, Bắc Kinh cũng cho xây bệnh viện Tiểu Thang Sơn để tiếp nhận những người nhiễm dịch. Nhưng tất cả bệnh nhân vào đây đều "chỉ có vào mà không có ai ra". Bệnh viện thậm chí đã đưa cả những bệnh nhân đang thoi thóp đến lò hỏa táng...

Có thông tin cho rằng, ĐCSTQ đã tính toán đến thời điểm - khi các y bác sĩ ở Vũ Hán lần lượt bị nhiễm bệnh và bệnh viện không còn người điều trị - thì cũng là lúc các bệnh viện dã chiến này được dùng làm nơi “tập kết” những bệnh nhân đến đó để... chờ chết.

Chặn nguồn cung ứng thiết bị y tế trong tình cảnh y bác sĩ nhiễm bệnh tràn lan: Tính tới ngày 7/2, chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa 65 thành phố để đối phó với dịch bệnh. Không thể tính đếm được vô số bi kịch mà cả trăm triệu người dân Trung Quốc đang phải chịu đựng tại đất nước này, trong khi chính quyền bằng mọi giá ngăn chặn các thông tin chân thật. Trong bối cảnh ngày càng nhiều báo cáo từ các cư dân mạng phản ứng về sự bùng phát dữ dội của dịch bệnh, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm duyệt thông tin của các cơ quan báo chí ở Vũ Hán - tâm chấn của dịch bệnh.

Bất chấp mọi nỗ lực kiểm duyệt của chính quyền, các y bác sĩ, nhân viên nhà hỏa táng, các cư dân mạng “liều lĩnh”… - những người không còn gì để mất - đã vượt Tường lửa đưa các clip về sự thật đang diễn ra tại Vũ Hán - nơi đang phải chịu đựng sự càn quét của Corona lẫn sự tắc trách của chính quyền Trung Quốc, khiến nơi đây không khác gì địa ngục trần gian.

Ngày 28/1, Southern Weekly đưa tin hơn 160 bệnh viện, trong đó có khoảng 90 bệnh viện của tỉnh Hồ Bắc và 74 bệnh viện từ các khu vực khác của Trung Quốc đang trong tình trạng cạn kiệt nguồn lực và yêu cầu được cung cấp trang thiết bị y tế khẩn cấp. Tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh lại cấm các tổ chức từ thiện tư nhân và tình nguyện viên vào khu vực dịch bệnh, đồng thời thông báo tất cả các khoản quyên góp không được giao trực tiếp đến bệnh viện mà phải qua các tổ chức Chữ thập đỏ do chính quyền quản lý.

Nhưng virus Corona đâu có chờ đợi các tổ chức từ thiện do chính quyền Trung Quốc quản lý, vốn có quy trình xử lý tắc trách, chậm chạp và hết sức quan liêu. Các y bác sĩ tại tuyến đầu ở Vũ Hán không chỉ vừa phải chống chọi lại sự nguy hiểm của virus Corona, mà họ còn phải đối mặt với việc bị chính quyền bắt giữ khi lên MXH khẩn thiết kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài khi các nguồn vật tư y tế đã cạn kiệt. Những clip trên MXH cho thấy các nhân viên y tế phải sử dụng túi nilong đựng rác do không có quần áo bảo hộ và giày. Họ thông báo nhiều bệnh viện ở Vũ Hán đang thiếu trầm trọng quần áo, kính bảo hộ, khẩu trang y tế, chất khử trùng và nhiều thiết bị khác.

Ngay cả khi nhiều tổ chức, cá nhân thiện nguyện bỏ qua lệnh cấm của chính quyền để tiếp vận trực tiếp cho các bệnh viện ở Vũ Hán thì lệnh phong tỏa “nội bất xuất, ngoại bất nhập” tại 19 thành phố, 18 điểm cách ly khiến giao thông đình trệ, trang thiết bị y tế quyên góp không thể chuyển tới kịp thời, khiến tình hình tại các bệnh viện trở nên ngày càng tồi tệ.

Trong “bóng ma” Corona bao trùm Vũ Hán, các thành phố lân cận nhỏ như Hiếu Cảm, Hoàng Cương... cũng đang phải vật lộn do thiếu thốn vật tư y tế. Có bác sĩ phải sử dụng một chiếc khẩu trang trong hơn một tuần. Cùng với tình trạng thiếu dụng cụ y tế, các bệnh viện đang trong tình trạng quá tải bệnh nhân, các y bác sĩ phải làm việc đến kiệt sức dẫn đến nhiều trường hợp y bác sĩ bị rối loạn tâm trí, bị đột tử...

Cùng lúc trên MXH còn tiết lộ con số hàng trăm y bác sĩ tại thành phố Vũ Hán đã bị nhiễm virus Corona. Cư dân mạng có nick Hou Anyang đã đăng lên Weibo một bức ảnh về Hội nghị kiểm soát và phòng chống Coronavirus tại tỉnh Hồ Bắc. Tại hội nghị, các bệnh viện ở Vũ Hán có y bác sĩ bị nhiễm bệnh chiếm hầu hết trong danh sách liệt kê của slide thuyết trình, ngoại trừ hai cơ sở y tế ở các thành phố lân cận là bệnh viện Nhân dân thành phố Hàng Châu và bệnh viện Trung tâm thành phố Ngạc Châu.

Dữ liệu cho thấy chính quyền địa phương đã biết những bệnh nhân nhiễm dịch có thể truyền virus sang nhân viên y tế, nhưng các quan chức đã nói dối công chúng cho tới ngày 20/1 mới thừa nhận mầm bệnh có khả năng lây từ người sang người. Chỉ riêng bệnh viện Số 7 Vũ Hán, 2/3 nhân viên y tế tại Khoa Điều trị tích cực đã bị nhiễm bệnh. Các bác sĩ tại đây vẫn phải làm việc trong tình trạng "trần", thiếu đồ bảo hộ, thiếu phương pháp điều trị khiến cho Khoa Điều trị tích cực của bệnh viện này gần như bị xóa sổ .

Số người chết nhiều không tính đếm được: 904 người tử vong vì nhiễm Corona là con số chính thức mà chính quyền Trung Quốc công bố tính đến ngày 10/2. Nhưng một bác sĩ làm việc tại Trung tâm cấp cứu thành phố Vũ Hán đã tiết lộ với tờ Vision Times rằng, số người tử vong không thể tính đếm được. Khi dịch bệnh bùng phát, do bệnh viện thiếu dụng cụ kiểm dịch nên rất nhiều người đã không nhập viện và chết tại nhà. Tại Vũ Hán, rất nhiều người lây nhiễm nhưng không chẩn đoán xác nhận do thiếu thuốc kiểm nghiệm để xét nghiệm. Do đó, số bệnh nhân tử vong không được chẩn đoán xác nhận lây nhiễm Corona là không cách nào thống kê được.

Vị bác sĩ này cũng tiết lộ: “Số lượng thi thể tăng mạnh nên không thể xử lý theo cách thông thường, một số bệnh viện trực tiếp dùng xe chở hàng để đưa thi thể đi. Cơ sở cách ly của bệnh viện không có tác dụng, bệnh nhân đến bệnh viện cách ly còn lây nhiễm chéo cho người khác, thậm chí nhiều người lây nhiễm đi ngoài đường, lây truyền virus cho người khỏe mạnh. Tỷ lệ lây nhiễm của nhân viên y tế tại các bệnh viện lớn ở Vũ Hán hiện nay ước chừng khoảng 10%, những nhân viên y tế có thể công tác bình thường đều bên bờ vực suy sụp

Cùng với thông tin 14 lò hỏa thiêu của nhà tang lễ ở thành phố Vũ Hán vận hành liên tục 24 giờ bất kể ngày đêm và sự thiếu hụt trầm trọng túi đựng thi thể, vật tư bảo hộ đến nỗi một nhân viên của nhà tang lễ Vũ Hán đã phải lên MXH cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài - đã xác thực thêm thực tế: Số người chết tại Vũ Hán và các thành phố bị phong tỏa quả thực là kinh hoàng.

Ngày 7/2, tờ The Epoch Times đã có bài điều tra, trong đó đã phỏng vấn ông Vưu Hổ (bí danh), người quản lý của một nhà tang lễ ở Vũ Hán hé lộ rằng, số lượng và mật độ các ca hỏa táng đã tăng từ gấp 4-5 lần so với thông thường. Nhà tang lễ quá tải đến nỗi các nhân viên làm việc tại đây đang trong tình trạng suy kiệt. Nhân viên của Nhà tang lễ phải làm việc liên tục suốt từ thời điểm trước Tết đến giờ mà không hề được nghỉ ngơi.

Bên trong những bệnh viện dã chiến hoàn toàn không có phòng hộ, không có cách ly, không có bác sĩ y tá điều trị cùng hàng ngàn giường bệnh được sắp xếp sát nhau như thể tạo ra môi trường “khuyến khích” virus phát tán.
Bên trong các bệnh viện dã chiến hoàn toàn không có phòng hộ cách ly, không bác sĩ y tá điều trị; hàng ngàn giường bệnh được xếp sát nhau như thể tạo ra môi trường “khuyến khích” virus phát tán. (Ảnh: Getty Images)

Ảo tưởng

Phong tỏa hàng trăm triệu người trong 65 thành phố đã gây ra tình trạng lây nhiễm chéo nhau, khiến dịch bệnh càng trở nên trầm trọng. Lệnh phong tỏa cũng mang đến rất nhiều bất tiện, giao thông bị gián đoạn, cùng những kiểu cưỡng bức cách ly thô bạo của những người thi hành cho giới cầm quyền đã cho thấy việc ĐCSTQ coi sinh mạng của người dân quá rẻ.

Năm 2003, dịch SARS không chỉ đơn giản là vấn đề Sức khỏe cộng đồng. Thật vậy, nó đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội nghiêm trọng nhất đối với giới lãnh đạo Trung Quốc kể từ sau cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989. Sự bùng phát của dịch bệnh này đã khiến nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Thêm nữa, sự bưng bít thông tin, cùng các hành động mạnh tay độc đoán của giới lãnh đạo ĐCSTQ đã đẩy người dân vào tình trạng nghi hoặc, lo lắng và hoảng loạn. Tất cả những điều này đã khiến hình ảnh mà ĐCSTQ cố tô vẽ và tạo dựng bấy lâu trở nên sứt mẻ ít nhiều trên chính trường quốc tế.

Thế giới và các nước phương Tây từng lạc quan rằng, sự khủng hoảng mà Trung Quốc từng “nếm mùi” trong Đại dịch SARS sẽ dạy cho ĐCSTQ một bài học: Sự cởi mở và tính minh bạch trong thể chế sẽ phải là hướng đi chủ đạo trong tương lai. Đáp lại niềm hy vọng “mỏng manh” đó, 17 năm sau, Trung Quốc không những tiếp tục duy trì sự kiểm duyệt thông tin, mà còn kiểm soát mọi hoạt động dân sự càng chặt chẽ hơn nữa.

Virus Corona - “kế nhiệm” SARS, HIV - chỉ là hình thức lặp lại trong lịch sử mà thôi…

Xuân Trường

Xem thêm: Kỳ 1 & Kỳ 3



BÀI CHỌN LỌC

Lệnh phong tỏa - Án tử “treo” cho người dân Trung Quốc (Kỳ 2)