Đại học Harvard đã trở thành ‘trường Đảng thứ hai’ của chính quyền Trung Quốc như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, hai vợ chồng Lawrence Bakko, Hiệu trưởng Đại học Harvard ở Hoa Kỳ, đã bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán. Trong thập kỷ qua, mối quan hệ của Harvard và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng gần gũi hơn. Các vụ bê bối về việc Trung Quốc sử dụng tiền hoặc lợi ích để thu hút các học giả Harvard đã bị phơi bày. Trường Harvard cũng được mệnh danh là "trường Đảng thứ hai" của ĐCSTQ.

Hiệu trưởng Harvard và vợ của ông nhiễm virus Vũ Hán mà không rõ lý do

Vào ngày 24/3, Lawrence Bacow, hiệu trưởng của Đại học Harvard ở Hoa Kỳ, nói rằng ông và vợ - bà Adele Bacow đã được kiểm tra sau khi có triệu chứng ho và sốt vài ngày trước, kết quả dương tính với virus Corona Vũ Hán.

Bacow nói rằng ông không chắc chắn vợ chồng ông đã bị nhiễm bệnh như thế nào, nhưng họ gần đây nhất tiếp xúc với ít người hơn so với bình thường. Hai người họ bắt đầu làm việc tại nhà từ ngày 14/3. Sau khi chẩn đoán, ông Bacow cho biết họ sẽ nghỉ ngơi cách ly tại nhà trong 2 tuần tới để hồi phục.

Vào đầu tháng này, Đại học Harvard tuyên bố sẽ chuyển sang giảng dạy trực tuyến và yêu cầu sinh viên rời khỏi ký túc xá của trường. Tính đến ngày 24/3, 18 người tại Harvard đã thử nghiệm dương tính với virus.

Bacow là một học giả về chính sách và luật môi trường. Ở tuổi 68, ông là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ. Ông là hiệu trưởng thứ 29 của Đại học Harvard kể từ năm 2018 và hiện đang giảng dạy tại Trường Chính phủ Kennedy tại Đại học Harvard.

Lawrence Bacow là một học giả về chính sách và luật môi trường. Kể từ năm 2018, ông là hiệu trưởng thứ 29 của Đại học Harvard và hiện đang giảng dạy tại Trường Chính phủ Kennedy tại Đại học Harvard.
Kể từ năm 2018, Lawrence Bacow là hiệu trưởng thứ 29 của Đại học Harvard và hiện đang giảng dạy tại Trường Chính phủ Kennedy tại Đại học Harvard. (Ảnh: Getty)

Vừa mới được bổ nhiệm, hiệu trưởng Harvard Bacow đã có chuyến thăm đầu tiên đến Trung Quốc

Vào ngày 20/3 năm ngoái, ông Bacow đã đến thăm Bắc Kinh và gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình. Và bối cảnh của cuộc gặp này là không bình thường.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Bacow kể từ khi tiếp quản chức hiệu trưởng Đại học Harvard. Ông đã chọn đến Trung Quốc đại lục để gặp nhà lãnh đạo ĐCSTQ. Hơn nữa tại thời điểm đó, hai đảng ở quốc hội Hoa Kỳ đã nhất trí về vấn đề ngăn chặn ĐCSTQ, cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đang diễn ra, hai bên đã áp đặt hai vòng thuế quan đối với nhau. Đầu tháng 3 năm 2019, Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã tổ chức vòng đàm phán kinh tế và thương mại cấp cao lần thứ 8 tại Bắc Kinh.

Trước ông Bacow, ông Tập Cận Bình đã có hai cuộc gặp với bà Faust, cựu hiệu trưởng Đại học Harvard. Bà Faust nhậm chức vào tháng 2 năm 2007 và đến thăm Bắc Kinh vào tháng 3 năm 2008, khi đó ông Tập Cận Bình tiếp bà tại Đại lễ đường Nhân dân với tư cách là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Con gái của Tập Cận Bình là Tập Minh Trạch, đến Đại học Harvard vào tháng 5/2010 để học ngành tâm lý học. Cô tốt nghiệp năm 2014 và trở về Trung Quốc. Vào tháng 3/2015, giáo sư Fu Gaoyi của Đại học Harvard đã trả lời phỏng vấn của VOA và xác nhận rằng Tập Minh Trạch đã học tại Harvard.

Ông Lawrence Bacow và vợ Adele Fleet Bacow gặp mặt Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 20/03/2019.
Ông Lawrence Bacow và vợ Adele Fleet Bacow gặp mặt Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại Lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 20/03/2019. (Ảnh: Getty)

Đảng Cộng sản Trung Quốc lôi kéo và thâm nhập vào các học giả Harvard

Đại học Harvard, một trong những trường đại học hàng đầu ở xã hội phương Tây, bắt đầu kết giao với chính quyền ĐCSTQ trong thời kỳ Giang Trạch Dân cầm quyền.

Vào tháng 11 năm 1997, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân được mời phát biểu tại Đại học Harvard trong chuyến thăm Hoa Kỳ.

Đài Á Châu Tự do cho biết, bắt đầu từ giữa tháng 10/1997, tờ báo của Đại học Harvard đã bàn luận sôi nổi về chuyến viếng thăm của ông Giang Trạch Dân. Trong bức thư của một sinh viên gửi tới tổng biên tập của tờ báo nhà trường viết rằng: “Mời một kẻ mưu sát tới Harvard, động cơ rất có thể là vì Harvard là nơi truyền thụ tri thức, những người từng tới đây đều có được thu hoạch. Nhưng chúng tôi tin rằng, sau khi rời khỏi Harvard, ông ta sẽ chẳng khác gì so với trước khi đặt chân vào Harvard”.

Câu này mang ý trào phúng, bởi cuộc đàn áp học sinh, sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn (ngày 4/6/1989) là có sự góp sức của ông Giang Trạch Dân. Ông ta ngoan cố, không chịu thay đổi, nên sẽ không thể cảm thấy hối cải về quá khứ của bản thân trước tác phong học tập dân chủ, tự do của Harvard.

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân được mời phát biểu tại Đại học Harvard trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 11/1997. (Ảnh: Getty)
Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân được mời phát biểu tại Đại học Harvard trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 11/1997. (Ảnh: Getty)

Quách La Cơ (Guo Luoji), một nghiên cứu viên cao cấp tại Trường Luật Harvard, đã từng tiết lộ trong một bài báo rằng vào thời điểm đó, bên ngoài hội trường có rất nhiều người kháng nghị. Vào thời điểm đó, Fu Gaoyi, giám đốc của Trung tâm nghiên cứu Đông Á đã chủ trì hội nghị. Người ta nói rằng Giang Trạch Dân muốn lấy bằng tiến sĩ danh dự từ Harvard, nhưng cuối cùng ông ta cũng không có được nó.

Sau đó, Harvard tương tác thường xuyên với ĐCSTQ.

Vào năm 1998 và 2002, Giang Trạch Dân đã gặp Hiệu trưởng Harvard Neil Rudeustine và Summers.

Ngoài ra, cựu Trưởng Ban tổ chức trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có mối quan hệ sâu sắc với Đại học Harvard.

Năm 2002, ngay sau khi trở thành Bí thư Thành ủy Nam Kinh, Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao) đã được Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ và Cục Quản lý Nhà nước về Chuyên gia Ngoại giao chọn tham dự lớp đào tạo "Lãnh đạo Phát triển" do Trường Chính phủ Kennedy tại Đại học Harvard tổ chức.

Vào giữa tháng 10 năm 2009, Lý Nguyên Triều lần đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ với tư cách là thành viên của Cục Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và là Trưởng Ban tổ chức. Ngoài việc quảng bá "Kế hoạch Ngàn Người tài" của ĐCSTQ, một mục đích khác của chuyến đi là phát biểu tại Harvard, nơi ông đã học.

"Kế hoạch Ngàn Người tài" mà ĐCSTQ quảng bá nhằm mục đích khuyến khích một số học giả và chuyên gia ở nước ngoài ăn cắp thành quả của các công ty hải ngoại và trực tiếp mang về áp dụng ở Trung Quốc đại lục.
"Kế hoạch Ngàn Người tài" của ĐCSTQ khuyến khích học giả và chuyên gia ở nước ngoài ăn cắp thành quả của công ty hải ngoại và mang về áp dụng ở Trung Quốc đại lục. (Ảnh: Shutterstock)

"Kế hoạch Ngàn Người tài" do Ban tổ chức Trung ương ĐCSTQ đứng đầu. Kế hoạch này thực tế là ĐCSTQ khuyến khích một số học giả và chuyên gia ở nước ngoài ăn cắp thành quả của các công ty hải ngoại và trực tiếp mang về áp dụng ở Trung Quốc đại lục.

Tiểu ban Thượng viện Hoa Kỳ đã công bố báo cáo vào ngày 18/11/2019. Theo báo cáo, trong 10 năm qua, ĐCSTQ đã tuyển dụng hơn 7.000 nhà khoa học và chuyên gia làm việc tại Hoa Kỳ thông qua "Kế hoạch ngàn Người tài", đem những thành quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật mang về Trung Quốc một cách phi pháp. ĐCSTQ cũng thưởng cho các nhà nghiên cứu này.

Vào ngày 28/1 năm nay, Giáo sư Charles M. Lieber, Chủ nhiệm Khoa Hóa học tại Đại học Harvard đã bị FBI bắt giữ, vụ việc gây chấn động giới học thuật. Ông Lieber là một ứng cử viên nổi tiếng trong giải thưởng Nobel về hóa học, cũng là người nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu nano, và vì thế trở thành mục tiêu của ĐCSTQ.

Theo các tài liệu của Bộ Tư pháp, ông Lieber, người nhận được kinh phí tài trợ từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) và Viện Y tế Quốc gia (NIH), đã bị buộc tội giấu giếm hai đơn vị này tham gia “Kế hoạch ngàn Người tài” do ĐCSTQ khởi xướng vào năm 2008 và thu được nhiều lợi ích từ chương trình này.

Cũng theo các tài liệu từ Bộ Tư pháp, ông Lieber được Đại học Công nghệ Vũ Hán thuê làm nhà khoa học chiến lược, và tham gia “Kế hoạch ngàn Người tài” của ĐCSTQ từ năm 2012 đến 2017, nhận mức lương hàng tháng là 50.000 USD (khoảng 1,1 tỷ VNĐ) và chi phí sinh hoạt hàng năm khoảng 150.000 USD (khoảng 3,5 tỷ VNĐ).

Ngoài ra, Đại học Công nghệ Vũ Hán và chính quyền của ĐCSTQ đã cung cấp hơn 1,5 triệu USD tài trợ cho việc thành lập phòng thí nghiệm tại Đại học Công nghệ Vũ Hán. Tại Trung Quốc, Đại học Công nghệ Vũ Hán được coi là một trong những tổ chức học thuật hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Đài Á Châu Tự do vào tháng 2 năm nay đưa tin, để đối phó với sự thâm nhập ngày càng tăng của ĐCSTQ, chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc điều tra hai trường đại học danh tiếng là Harvard và Yale. Trong đó, chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu hai trường nộp lại các hợp đồng liên quan và chi tiết các khoản quyên góp nước ngoài trong 8 năm qua, để thuận lợi cho việc điều tra.

Tuyên bố của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã đặc biệt nhắc tới, Đại học Harvard không có cơ chế thích hợp để kiểm soát các quỹ nước ngoài, và cũng không báo cáo đầy đủ. Ngoài ra, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đặc biệt yêu cầu Harvard đệ trình hồ sơ về Đại học Công nghệ Vũ Hán và các đại diện, cũng như với Phòng thí nghiệm Nano của Đại học Công nghệ Vũ Hán và các đại diện.

Bộ Giáo dục Hoa Kỳ yêu cầu Harvard nộp hồ sơ chi tiết về các nhà tài trợ Trung Quốc, bao gồm cả chính phủ Trung Quốc, Huawei, Văn phòng chính phủ Trung Quốc phụ trách về hoạt động của các Viện Khổng Tử tại nước ngoài (Hanban) và tập đoàn ZTE Corp...

Kể từ năm 2012, ĐCSTQ đã cung cấp 680.273.016 USD cho 87 trường đại học Mỹ dưới hình thức quà tặng và hợp đồng. Trong đó có 15 tổ chức nhận được nhiều sự đóng góp nhất, và vị trí đầu tiên là Đại học Harvard với 79.272.834 USD.

Kể từ năm 2012, ĐCSTQ đã 'rót' 680.273.016 USD cho 87 trường đại học Mỹ dưới hình thức quà tặng và hợp đồng, trong đó nhiều nhất là Đại học Harvard với 79.272.834 USD. (Ảnh: Getty)
Kể từ năm 2012, ĐCSTQ đã 'rót' 680.273.016 USD cho 87 trường đại học Mỹ dưới hình thức quà tặng và hợp đồng, trong đó nhiều nhất là Đại học Harvard với 79.272.834 USD. (Ảnh: Getty)

Ngoài ra, tỷ phú Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua) đã từng bị truyền thông nước ngoài tiết lộ rằng: Ông từng làm việc với Tập đoàn Bảo Lợi (Poly Group) có quân đội Trung Quốc hậu thuẫn và đã quyên góp một số tiền rất lớn cho Đại học Harvard. Ông Tiêu là tỷ phú người Canada gốc Hoa được biết đến với việc quản lý tài sản cho các thành viên của Thái tử Đảng Trung Quốc, ông bị mất tích khi đến Trung Quốc năm 2017.

Theo một bài báo năm 2017 của Tạp chí Phố Wall (The Wall Street Journal), Harvard chưa bao giờ lập hồ sơ công khai về khoản đóng góp này của Tiêu Kiến Hoa. Tuy vậy, Tạp chí Phố Wall phát hiện ra một thông báo của Trung tâm Ash thuộc Đại học Harvard vào năm 2014 đề cập đến việc trung tâm này nhận được một “món quà lớn trị giá 10 triệu USD” từ Công ty Quản lý Vốn JT (JT Capital Management).

Bài báo này tiết lộ rằng mục tiêu quyên góp của Tiêu Kiến Hoa là Trung tâm Ash về Quản trị Dân chủ và Đổi mới thuộc Trường Kennedy của Đại học Harvard.

JT Capital Management là một doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Lợi được quân đội ĐCSTQ hậu thuẫn. Công ty này hỗ trợ một dự án về quản trị của Trung Quốc do Tiêu Kiến Hoa đề xuất. Những người được đề cử cho dự án này bao gồm các quan chức của ĐCSTQ và giới quản lý điều hành của một ngân hàng, vốn được kiểm soát một phần bởi tập đoàn Minh Thiên của Tiêu Kiến Hoa.

Tiêu Kiến Hoa là tỷ phú người Canada gốc Hoa được biết đến với việc quản lý tài sản cho các thành viên của Thái tử Đảng Trung Quốc, ông bị mất tích khi đến Trung Quốc năm 2017. (Ảnh: baike.baidu.com)
Tiêu Kiến Hoa là tỷ phú người Canada gốc Hoa được biết đến với việc quản lý tài sản cho các thành viên của Thái tử Đảng Trung Quốc, ông bị mất tích khi về nước năm 2017. (Ảnh: baike.baidu.com)

Harvard được mệnh danh là "trường đảng thứ hai" của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trong hai thập kỷ qua, Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard đã đào tạo hàng ngàn quan chức và tướng lĩnh quân đội cho ĐCSTQ, và được ngoại giới gọi là “trường Đảng thứ hai” của ĐCSTQ.

Từ năm 1998, Harvard đã đào tạo các quan chức cấp cao cho ĐCSTQ. New World Development, một công ty của doanh nhân giàu có Hồng Kông Zheng Jiachun, đã cùng ĐCSTQ ký kết "Chương trình đào tạo công chức cao cấp Trung Quốc tại Harvard", nhằm hỗ trợ Bắc Kinh gửi nhân tài cho Harvard đào tạo. Chương trình này hàng năm đều nhận 12 quan chức cấp cao của ĐCSTQ tham gia khóa đào tạo quản lý trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần mỗi năm, đây cũng là chương trình đào tạo do ĐCSTQ tổ chức. Năm 2008 số lượng tăng lên 20 người.

Ngoài ra, vào năm 2001, Trường Kennedy, Đại học Thanh Hoa và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc đã cùng nhau khởi xướng "Khóa đào tạo nâng cao về Quản lý công tại Trung Quốc". Mỗi năm ĐCSTQ chọn khoảng 60 quan chức trung ương và địa phương đến Harvard đào tạo quản lý công.

Trong hai thập kỷ qua, Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard đã đào tạo hàng ngàn quan chức và tướng lĩnh quân đội cho ĐCSTQ, và được ngoại giới gọi là “trường Đảng thứ hai” của ĐCSTQ. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Trường Kennedy đã đào tạo hàng ngàn quan chức và tướng lĩnh quân đội cho ĐCSTQ, và được ngoại giới gọi là “trường Đảng thứ hai” của ĐCSTQ. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Ngoài Cựu Phó chủ tịch nước Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao), trong chương trình đào tạo Harvard của chính phủ ĐCSTQ, các học viên đáng chú ý là: Bí thư Thành ủy Thiên Tân Lý Hồng Trung (Li Hongzhong); Phó Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên Đặng Tiểu Cương (Dèng Xiaogang) - khi tham gia khóa đào tạo, là Phó Tỉnh trưởng quận Phong Đài, Bắc Kinh; Phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy Đường Thừa Bái (Tang Chengpei) - khi tham gia khóa đào tạo là giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Huy; Phó bí thư tỉnh Vân Nam Cừu Hòa (Qiu He) - khi tham gia khóa đào tạo là phó bí thư đảng ủy thành phố Túc Thiên, tỉnh Giang Tô; Bí thư thị ủy Nam Kinh, tỉnh Giang Tô Dương Vệ Trạch (Yang Weize) - khi tham gia khóa đào tạo là thị trưởng Tô Châu, v.v.

Tạp chí Mỹ Slate từng đưa tin rằng Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ đã khởi động một dự án vào năm 2001 để đào tạo các nhà lãnh đạo ĐCSTQ tại Harvard. Một trong những mục tiêu của dự án này là đào tạo quan chức ĐCSTQ về kỹ năng và chuyên môn để họ có thể đối phó với tình hình ngày càng phức tạp ở Trung Quốc và sự phản kháng của công chúng đối với chế độ độc tài.

Các quan chức được xét duyệt, lựa chọn cẩn thận và gửi đến các trường đại học hàng đầu nước ngoài để học tập trong các dự án được thiết kế đặc biệt. Ngày nay, chính quyền ĐCSTQ đã mở rộng chương trình đào tạo chính thức này đến Stanford, Oxford, Cambridge, Đại học Tokyo và những nơi khác.

Tuần san Phượng Hoàng (Phoenix Weekly) trước đó đã tiết lộ rằng ĐCSTQ từ trước đến nay đã gửi hơn 100.000 quan chức ra nước ngoài đào tạo.

Mai Nguyễn
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Đại học Harvard đã trở thành ‘trường Đảng thứ hai’ của chính quyền Trung Quốc như thế nào?