Đại Đạo trị quốc (P-3): Vô vi nhi trị

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vô vi nhi trị luôn là cảnh giới cao nhất và là mục tiêu cuối cùng của đạo trị quốc. Trong bài viết này chúng ta cùng luận thuật nội hàm của vô vi nhi trị...

Xem lại:
Đại Đạo trị quốc (Phần 2): Đế Đạo lập đức
Đại Đạo trị quốc (Phần 4): Đạo bá vương

Vô vi nhi trị

Giống như sự vận hành của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể người như hô hấp, nhịp tim, tiêu hóa... và sự tân trần đại tạ của tế bào (tế bào mới sinh ra thay thế tế bào cũ), những hoạt động này không cần sự can thiệp của con người, chúng tự động vận hành chiểu theo quy luật tự nhiên của thân thể người. Quy luật tự nhiên tiên thiên của thân thể người này có thể gọi là Đạo của thân thể người. Tất cả các tế bào, tổ chức của thân thể người đều vận hành lặng lẽ vô hình chiểu theo Đạo của thân thể người, hoàn toàn không cần sự can thiệp của con người. Nếu tất cả những cơ chế thân thể người này đều cần sự can thiệp của con người, không thể vận hành tự nhiên được, thế thì ắt phiền phức lớn, sẽ khiến con người không thể chịu đựng được gánh nặng. Liệu con người có thể chủ động khống chế nhịp tim hay sắp xếp các tế bào tân trần đại tạ? Con người hoàn toàn không thể có được khả năng này, càng không thể có trí huệ để khống chế những thứ đó, nếu làm như vậy trạng thái cân bằng tự nhiên của thân thể người bị phá vỡ, sẽ nhanh chóng dẫn đến rối loạn chức năng và tử vong.

Tất cả các tế bào, tổ chức của thân thể người đều vận hành lặng lẽ vô hình chiểu theo đạo của thân thể người, hoàn toàn không cần sự can thiệp của con người.
Tất cả các tế bào, tổ chức của thân thể người đều vận hành lặng lẽ vô hình chiểu theo đạo của thân thể người, hoàn toàn không cần sự can thiệp của con người. (Ảnh: Pixabay).

Sự vận động tuần hoàn của thiên nhiên cũng như vậy, đều tự động vận hành theo Đạo của tự nhiên, tất cả đều hài hòa hoàn mỹ, sống động không ngừng nghỉ. Sự can thiệp của con người luôn luôn dẫn đến việc thế giới tự nhiên bị phá hoại và hủy diệt. Nếu sự tuần hoàn của bốn mùa, của nước, của khoáng chất, của sinh vật, của khí quyển, của thiên nhiên... đều cần sự can thiệp của con người mới có thể vận hành, thế thì thiên thiên sẽ bị sụp đổ, bị giải thể, dẫn đến thiên tai không ngừng, thế giới bước vào ngày tận thế.

Đây chính là Đạo, nó là một cơ chế khách quan tồn tại lặng lẽ vô hình, tồn tại trong bản nguyên tiên thiên của vạn vật tự nhiên, xuyên suốt hết thảy trong vũ trụ. Nó là cơ chế hài hòa hoàn thiện nhất tạo ra vạn vật vũ trụ, duy trì sự tồn tại của vạn vật vũ trụ.

Vạn vật vũ trụ đều sinh ra trong Đạo, tồn tại do Đạo, do đó bản tính tiên thiên của vạn vật tự nhiên đều trong Đạo. Thời kỳ này, vạn sự vạn vật hành sự thuận theo bản tính tự nhiên thiên tính, phát xuất ra từ nội tâm, đều ở trong Đạo, chỉnh thể hài hòa và hoàn mỹ. Sau này trong quá trình phát triển dài dằng dặc, sinh mệnh bị các loại tư tâm và dục vọng hậu thiên ô nhiễm và suy bại, đã mất đi bản tính thuần chân tiên thiên, từ đó lệch rời khỏi Đại Đạo, khiến cho trạng thái cân bằng hoàn mỹ nhất của thế giới bị phá vỡ, dẫn đến các chủng loại thống khổ, tai nạn ứng vận sinh ra. Sinh mệnh rời xa Đại Đạo càng nhiều thì thiên tai thống khổ càng lớn. Nếu tất cả đều hoàn toàn thoát ly khỏi Đại Đạo, thoát ly khỏi đạo lý căn bản duy trì sự tồn tại này, thế thì hết thảy sẽ bị giải thể và hủy diệt.

Vào lúc ban đầu của trời đất vạn vật, nhân loại sống trong trạng thái thuần chân tự nhiên tiên thiên, không có tư tâm và dục vọng, tâm hồn giản đơn vô tà. Khi đó nhân loại hành sự theo bản tính, tất cả đều vận động tự nhiên trong Đạo, hết thảy đều đạt đến trạng thái hài hòa hoàn mỹ nhất trong Đạo, hoàn toàn không cần sự can thiệp của bất kỳ biện pháp nào, của cơ chế chính phủ và người đứng đầu tổ chức nào. Tất cả sự can thiệp của con người đều là phá hoại. Đây chính là vô vi nhi trị.

Sự vận động tuần hoàn của thiên nhiên cũng như vậy, đều tự động vận hành theo đạo của tự nhiên, tất cả đều hài hòa hoàn mỹ, sống động không ngừng nghỉ. Sự can thiệp của con người luôn luôn dẫn đến việc thế giới tự nhiên bị phá hoại và hủy diệt.
Sự vận động tuần hoàn của thiên nhiên cũng vận hành theo đạo của tự nhiên, tất cả đều hài hòa hoàn mỹ. Sự can thiệp của con người luôn dẫn đến việc thế giới tự nhiên bị phá hoại và hủy diệt. (Ảnh: Pexels).

Giống như một người hoàn toàn mạnh khỏe, nếu ép anh ta đặt máy điều hòa nhịp tim để can thiệp vào nhịp tim của anh ta, thế thì người đó không có bệnh cũng sẽ trở thành có bệnh tim, chính là đạo lý này. Cũng có thể nói, vô vi nhi trị chính là khiến sinh mệnh trở về trong Đạo, trở về với bản tính vô tà thuần chân tự nhiên tiên thiên, từ đó hành động tự phát trong cơ chế tự động hoàn mỹ này, thoát khỏi những biện pháp can thiệp của bất kỳ người nào.

Bây giờ chúng ta quay lại xem Hoàng Đạo trị quốc ở bài trước thì đã có thể hiểu rõ. Hoàng Đạo ở thời ban đầu của nhân loại, ở trong trạng thái nhân loại thuần chân vô tà nhất, thiên hạ đều tự vận hành trong Đạo. Do đó Hoàng Đạo hoàn toàn thực thi vô vi nhi trị. Đây là trạng thái vô vi tiên thiên của sinh mệnh. Giống như trong sách Bạch Hổ Thông Nghĩa viết: "Gây phiền nhiễu bất kỳ một người dân nào đều không thể gọi là Hoàng được. Hoàn toàn không can thiệp đến cuộc sống của bất kỳ người dân nào thì mới gọi là Hoàng. Hoàng Đạo trị quốc, vàng ở khe núi không có người khai thác, châu ngọc đá quý ở dưới nước không có người vớt, người dân sống trong hang động, mặc áo da thú, uống nước sương ngọt, hòa thành nhất thể với tự nhiên, không lo không nghĩ, không muốn không cầu, vui vẻ tự tại, con người tương thông với Trời Đất Thần linh".

Hoàng Đế trị quốc

Sách Liệt Tử ghi chép: "Hoàng Đế ngủ ngày, trong mộng thần du đến Thần quốc thượng cổ là Hoa Tư quốc. Nước này không có người quản lý, hết thảy đều hành xử theo tự nhiên, người dân thuần chân vô tà, không có tư tâm và dục vọng, cũng không có tất cả những thống khổ như sinh lão bệnh tử. Họ có thể đi lại trên không, có thần lực siêu nhiên, nước lửa và vạn vật tự nhiên đều không thể tổn hại đến họ được. Đó là một quốc gia cực lạc kỳ diệu. Sau khi tỉnh dậy, Hoàng Đế đồng thời ngộ ra đạo dưỡng sinh và trị quốc. Trải qua 28 năm trị sửa khiến thiên hạ thịnh trị, Hoàng Đế trị sửa quốc gia khi đó cũng gần được như Hoa Tư quốc, trở thành quốc gia lý tưởng nửa Thần nửa nhân".

Trong sách Thần Kỳ Bí Phổ cũng có chép sự việc này, đồng thời nói rằng sau khi Hoàng Đế mộng du nước Hoa Tư, đã trị sửa quốc gia thành quốc gia nửa Thần, đã sáng tạo ra cầm khúc thượng cổ nổi tiếng là Hoa Tư Dẫn để làm kỷ niệm. Đây chính là nguồn gốc cầm khúc Hoa Tư Dẫn. (12)

Sử sách có viết rằng, trong thời gian Hoàng Đế trị vì, thiên hạ thịnh trị, Trời và người cảm ứng, liên tiếp có những điềm lành. Cảnh tượng xuất hiện trên không trung, có cỏ Thần mọc ở trước sân. Mỗi khi có người gian nịnh vào thì cỏ chỉ về hướng người đó. Cỏ có tên là khuất dật. (13) Khi đó phượng hoàng giáng hạ xuống nhân gian, làm tổ ở trong cung, rồng kéo xe cho Hoàng Đế, kỳ lân đi lại trong vườn... (14)

trong thời gian Hoàng Đế trị vì, thiên hạ thịnh trị, Trời và người cảm ứng, liên tiếp có những điềm lành. Cảnh tượng xuất hiện trên không trung, có cỏ Thần mọc ở trước sân. Mỗi khi có người gian nịnh vào thì cỏ chỉ về hướng người đó. Cỏ có tên là khuất dật. (13) Khi đó phượng hoàng giáng hạ xuống nhân gian, làm tổ ở trong cung, rồng kéo xe cho Hoàng Đế, kỳ lân đi lại trong vườn...
Trong thời gian Hoàng Đế trị vì, thiên hạ thịnh trị, Trời và người cảm ứng... Khi đó phượng hoàng giáng hạ xuống nhân gian, làm tổ ở trong cung, rồng kéo xe cho Hoàng Đế, kỳ lân đi lại trong vườn... (Ảnh: Shutterstock).

Sách Hoài Nam Tử có chép: “Sau khi Hoàng Đế trị sửa thiên hạ thịnh trị, ngoài đường không nhặt của rơi, đêm ngủ không đóng cửa, thiên hạ không có trộm cướp, trong chợ không có lừa dối, thiên hạ không tranh đoạt, người dân nơi thôn quê nơi hoang dã đều nhường tài sản cho nhau, ngay cả chó lợn cũng nhả thức ăn trên đường để nhường nhau... Khắp nơi đều là cảnh tượng hài hòa mỹ mãn. Đây chính là xã hội mà Hoàng Đế đã thực hiện vô vi nhi trị thành công”. (15)

Nhưng vô vi nhi trị mà Đế Đạo đem lại còn có khoảng cách với vô vi nhi trị tiên thiên thời kỳ Hoàng Đạo. Vì đến thời kỳ Đế trị thì thiên hạ đã lệch khỏi Đại Đạo đã lâu rồi, chiến tranh và phạm tội đã bắt đầu xuất hiện trên diện rộng. Thế là đã nảy sinh ra các biện pháp trị sửa cưỡng ép như binh chinh thiên hạ, thực hiện hình pháp. Đế vương quan sát rõ vạn vật tự nhiên, từ đó ngộ Đạo và tham ngộ ra cơ chế hài hòa hoàn mỹ nhất để duy trì sự vận hành tự động của vạn vật tự nhiên, vì vậy đã kiến lập đức, khiến thiên hạ trở về với tiêu chuẩn của Đạo, tự động vận hành, thực hiện vô vi nhi trị hậu thiên.

Đạo lý dưỡng sinh trị bệnh trong Đông y cũng như thế. Thân thể người bị tổn hại do thất tình lục dục hậu thiên, đã phá hoại sự cân bằng tiên thiên của thân thể, từ đó lệch khỏi Đạo của thân thể người, lệch khỏi cơ chế tự động vận hành hài hòa hoàn mỹ này, từ đó nảy sinh các loại bệnh tật và thống khổ. Lúc này cần thông qua các biện pháp để chữa trị, điều chỉnh, khiến thân thể khôi phục được sự cân bằng khỏe mạnh, lại trở về cơ chế tiên thiên của thân thể người tự động vận hành.

Mục đích cuối cùng của trị bệnh là để cơ thể có thể thoát ly khỏi các biện pháp chữa trị mà tự động vận hành khỏe mạnh. Mục đích cuối cùng của trị quốc cũng là để thiên hạ có thể thoát ly khỏi các biện pháp can thiệp của con người như pháp lệnh, chính phủ, thuế khóa... để tự động vận hành, đạt đến trạng thái hài hòa hoàn mỹ nhất. Đó chính là vô vi nhi trị. Do đó, sau khi Hoàng Đế thần du nước Hoa Tư đã đồng thời ngộ được đạo lý trị quốc và dưỡng sinh.

Theo Lý Đạo Chân - Visiontimes
Trung Hòa biên dịch

Chú thích:

  1. Sách Thần Kỳ Bí Phổ viết: " Hoa Tư Dẫn thị khúc giả, thái cổ chi khúc dã, Hoàng Đế sở tác. Hoàng Đế tại vị thập ngũ niên, ưu thiên hạ bất trị, ư thị thoái nhi nhàn cư đại đình chi quán, trai tâm phục hình, tam nguyệt bất thân chính sự. Trú tẩm nhi mộng du Hoa Tư Thị chi quốc, kỳ quốc tự nhiên, dân vô thị dục, nhi bất yểu thương, bất tri lạc sinh, bất tri ố tử; mỹ ác bất manh ư tâm, sơn cốc bất trí kỳ bộ, hy lạc dĩ sinh. Hoàng Đế ký ngụ, di nhiên tự đắc, thông ư Thánh Đạo, nhị thập bát niên nhi thiên hạ đại trị, cơ nhược Hoa Tư chi quốc".
  2. Phần Phù Thụy Chí sách Tống Thư viết: "Thánh đức quang bị, quần thụy tất trăn, hữu khuất dật chi thảo, sinh ư đình. Nịnh nhân nhập triều, tắc thảo chỉ chi, thị dĩ nịnh nhân bất cảm tiến. Hữu cảnh vân chi thụy, hữu xích phương khí dữ thanh phương khí tương liên, xích phương trung hữu lưỡng tinh, thanh phương trung hữu nhất tinh, phàm tam tinh giai hoàng sắc, dĩ thiên thanh minh thời kiến ư nhiếp đề, danh viết cảnh tinh".
  3. Phần Phù Thụy Chí sách Tống Thư viết: "Hoàng Đế hoàng phục trai ư trung cung, tọa ư huyền hỗ Lạc Thủy chi thượng, hữu phượng hoàng tập, bất thực sinh trùng, bất lý sinh thảo, hoặc chỉ đế chi đông viên, hoặc sào ư a các, hoặc minh ư đình, kỳ hùng tự ca, kỳ thư tự vũ. Kỳ lân tại hữu, Thần điểu lai nghi".
  4. Sách Hoài Nam Tử viết: "Hoàng Đế trị thiên hạ, nhi lực mục Thái Sơn Kê phụ chi, dĩ trị nhật nguyệt chi hành, luật trị âm dương chi khí, tiết tứ thời chi độ, chính luật lịch chi số, biệt nam nữ, dị thư hùng, minh thượng hạ, đẳng quý tiện, sử cường bất yểm nhược, chúng bất bạo quả, nhân dân bảo mệnh nhi bất thiên, thời thục nhi bất hung, bách quan chính nhi vô tư, thượng hạ điều nhi vô vưu, pháp lệnh minh nhi bất ám, phụ tá công nhi bất a. Điền giả bất xâm bạn, ngư giả bất tranh ôi, đạo bất thập di, thị bất dự giá, thành quách bất quan ấp, vô đạo tặc, bỉ lữ chi nhân tương nhượng kỳ tài, cẩu trệ thổ thục lúc ư lộ, nhi vô phẫn tranh chi tâm.



BÀI CHỌN LỌC

Đại Đạo trị quốc (P-3): Vô vi nhi trị