Cách phòng dịch hiệu quả hơn cách ly và vaccine vốn đã có từ thời cổ đại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đại dịch đến gần, làm sao để thoát khỏi? Con người hiện đại thường coi trọng phòng và chữa bệnh tại phương diện vật chất và kỹ thuật, dựa vào hoàn toàn  vào biện pháp cách ly và sự phát triển của vaccine. Nhưng ở thời cổ đại, người ta không có những khái niệm y học hiện đại như cách ly và vaccine, nhưng trong đại dịch, rất nhiều bệnh nhân đã khỏi khỏi bệnh. Tại sao lại như vậy?

Bệnh dịch tới tấp vào cuối thời Hán

Từ cuối thời Đông Hán đến đầu thời nhà Tấn, có tất cả hơn 20 lần bệnh dịch lớn trên toàn quốc. Trong 20 năm tại vị của Hán Hoàn Đế, bệnh dịch hoành hành tới 12 lần ở khu vực Trung Nguyên; một lần vào thời Hoàng đế Hán Linh Đế và hai lần vào thời Hán Hiến Đế. Tại kinh thành Lạc Dương, bệnh dịch xuất hiện tới 16 lần. Trong bài thơ "Hao Lý Hành", Tào Tháo đã viết:

Khải giáp sinh kỷ sắt,
Vạn tính dĩ tử vong.
Bạch cốt lộ ư dã,
Thiên lý vô kê minh.
Sinh dân bách di nhất,
Niệm chi đoạn nhân trường.

Dịch thơ (khuyết danh)

Áo giáp sinh chấy rận,
Muôn dân chịu tử vong.
Ðồng nội đầy xương trắng,
Nghìn dặm tiếng gà không.
Trăm người còn sống một,
Nghĩ đến đớn đau lòng.

Theo tài liệu ghi chép lại, từ năm Vĩnh Thọ thứ ba đời Hán Hoàn Đế (năm 157) đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (năm 280), dân số toàn quốc giảm từ 56,5 triệu xuống còn hơn 16 triệu. "Tống Thư Ngũ Hành Chí" ghi lại rằng vào tháng 1 âm lịch năm Hàm Ninh thứ 2, đã có một trận đại dịch ở Lạc Dương, số người chết lên tới 100.000 người và ảnh hưởng khiến các hoạt động của cả nước không thể vận hành bình thường. Do đó, hoàng đế đã ra lệnh hủy bỏ tất cả các nghi lễ trọng thể.

Bệnh dịch vào cuối thời Đông Hán đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chiến đấu của quân đội. "Tư trị thông giám" ghi rằng vào mùa xuân và tháng 3 năm Diên Hi thứ 5 đời Hán Hoàn Đế thời Đông Hán, trong cuộc chiến do Hoàng Phủ Quy thống lĩnh chống lại quân Khương, "đại dịch trong quân đội, người chết tới 3-4 phần". Trận chiến Xích Bích nổi tiếng, do ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến thay đổi tình hình. Trong "Tam Quốc Chí - Ngụy Thư - Vũ Đế Ký" có ghi: "Tào Công đến Xích Bích, không chuẩn bị tốt cho chiến tranh, xảy ra dịch bệnh, quan viên tử trận nhiều, bèn rút quân về".

Theo tài liệu ghi chép lại, từ năm Vĩnh Thọ thứ ba đời Hán Hoàn Đế (năm 157) đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (năm 280), dân số toàn quốc giảm từ 56,5 triệu xuống còn hơn 16 triệu. (Hình: "Bức tranh cày ruộng và dệt vải‧ Tế Thần" của Trần Mai, triều đại nhà Thanh)
Theo tài liệu ghi chép lại, từ năm Vĩnh Thọ thứ ba đời Hán Hoàn Đế (năm 157) đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (năm 280), dân số toàn quốc giảm từ 56,5 triệu xuống còn hơn 16 triệu. (Hình: "Bức tranh cày ruộng và dệt vải‧ Tế Thần" của Trần Mai, triều đại nhà Thanh)

Vào cuối thời Hán, người ta gọi chung ôn dịch là “bệnh thương hàn”. Một số học giả sau này cho rằng đó là bệnh sốt phát ban và bệnh dịch hạch. Người bệnh thường bị sốt cao, thở dốc, khó thở. Khi phát bệnh, trên thân có đốm máu và tỷ lệ tử vong cao. Trương Trọng Cảnh đã ghi lại trong "Luận về thương hàn: Lời nói đầu" của mình rằng từ năm Kiến An thứ nhất đến năm thứ chín đời Hán Hiến Đế, gia tộc của ông ban đầu có hơn 200 người, đã chết 2/3, trong đó 7/10 chết vì thương hàn.

Năm Kiến An thứ 22, “Hậu Hán Thư - Hiến Đế Kỷ” ghi: “Năm đó có đại dịch”. “Tam Quốc Chí · Ngụy Thư · Vũ Đế Kỷ” trích “Ngụy Thư” ghi: “Mùa đông năm ngoái (năm 217) trời giáng đại dịch, dân chúng điêu thương". Từ Cán, Trần Lâm, Ưng Dương, Lưu Trinh, bốn trong số Kiến An Thất Tử (7 nhân vật nổi tiếng thời Kiến An) đã chết trong trận dịch lớn này. Một số người cho rằng Vương Xán, một trong số Kiến An Thất Tử cũng chết vì bệnh dịch này. Không ngạc nhiên khi Tào Phi (con trai Tào Tháo) nói: "Vài trận dịch bùng phát, binh sĩ điêu tàn".

Quy mô bệnh dịch rất lớn, có người cho rằng đó là bệnh cúm, cũng có người nói rằng virus sốt xuất huyết Tân Cương được đưa vào đại lục từ các Khu vực phía Tây, nhưng cả hai bệnh dịch này đều không bùng phát vào mùa hè. Vì vậy, mọi người nghi ngờ rằng nó có nhiều khả năng là bệnh dịch hạch và thương hàn.

"Dịch bệnh" tới vì "khí tà hỗn loạn"

Người hiện đại cho rằng ôn dịch là dịch bệnh với quy mô lớn do một chủng virus gây ra. Đây là nhận thức về bệnh dịch trong phạm vi thời không mà khoa học hiện đại có thể khám phá ra. Ngay từ thời cổ đại, nhận thức của người dân về bệnh dịch không chỉ giới hạn ở tầng vật lý và sinh học, mà còn có sự hiểu biết sâu rộng hơn.

Trong "Thuyết văn giải tự", "dịch" được giải thích là "người dân đều mắc bệnh". Trong thời Tần, Hán và thời kỳ trước đó, có hai cách giải thích về "bệnh dịch".

Một cách nhận thức về dịch bệnh đó là "khí tà hỗn loạn". Tác phẩm “Xuân thu phồn lộ - Nhân phó thiên số” của Đổng Trọng Thư nói: “Thiên khí thượng, địa khí hạ, nhân khí tại trung gian”. Học thuyết thiên nhân cảm ứng của Đổng Trọng Thư lại chỉ ra rằng nếu tại nhân gian bậc vua tôi rời xa đạo đức, nghịch Thiên thì Trời sẽ trừng phạt, cảnh báo quân vương quy chính, nếu không quy chính, đại nạn sẽ tới, không thể vãn hồi.

Hà Hưu, một học giả nổi tiếng thời Đông Hán, đã nói: “Bệnh tật của dân chúng cũng là do tà khí hỗn loạn gây ra”. Vì vậy, vào thời cổ đại, một khi xảy ra dịch bệnh trên toàn quốc, hầu hết các hoàng đế sẽ phản tỉnh về cách cai trị của mình: liệu họ có bất kính với Thần linh không? Có thân với tiểu nhân và xa rời hiền thần không? Có giết chóc bạo lực có khiến người dân phải chịu khổ không?

Nếu tại nhân gian bậc vua tôi rời xa đạo đức, nghịch thiên thì Trời sẽ trừng phạt, cảnh báo quân vương quy chính, nếu không quy chính, đại nạn sẽ tới, không thể vãn hồi (Hình ảnh: Thánh đế Minh vương Thiện Đoan Lục. Hán Văn Đế)
Nếu tại nhân gian bậc vua tôi rời xa đạo đức, nghịch thiên thì Trời sẽ trừng phạt, cảnh báo quân vương quy chính, nếu không quy chính, đại nạn sẽ tới, không thể vãn hồi (Hình ảnh: Thánh đế Minh vương Thiện Đoan Lục. Hán Văn Đế)

Theo thống kê của một số học giả, từ thời nhà Hán đến nhà Thanh, trong suốt 2.000 năm, gần như chưa đầy 10 năm một lần, vua sẽ ban chiếu tuyên bố tự trách tội bản thân ra thiên hạ. Chiếu chỉ tuyên bố tội lỗi của hoàng đế thực chất là bản kiểm điểm của vua sám hối tội lỗi với Trời và tạ lỗi với thần dân. Đồng thời, đó cũng là lời thề quyết tâm sử đổi của vua đối với Thần linh và bách tính.

Trong những năm thiên tai họa hoạn lớn thời Đông Hán, Hán Hằng Đế đã nhiều lần ban hành chiếu tuyên bố tội của mình. Tháng 11 năm Kiến Hòa thứ ba, Hằng Đế xuống chiếu rằng: "Trẫm thực thi chính sự sai lầm, tai họa liên tiếp, tam quang bất minh, âm dương sai trật. Không ngủ thở dài, nhức đầu giống như sinh bệnh. Nay nhà cửa trong kinh thành, người chết chồng chất. Trong các quận, khắp nơi ruộng bỏ hoang, điều này trái với nghĩa của Chu Văn Vương”. Hán Hằng Đế cũng tuyên bố trong chiếu thư rằng chính phủ sẽ trợ cấp cho người dân bị nạn, mai táng cho các nạn nhân.

Một cách giải thích khác cho rằng bệnh dịch là do quỷ dịch bệnh gây ra. Trong "Hán Cựu Nghi", Chuyên Húc có 3 người con trai, chết làm quỷ dịch bệnh. Mọi người thường nghĩ rằng bệnh dịch trên quy mô lớn đều là ác quỷ ở âm phủ làm. Để tiêu trừ bệnh dịch, người ta phải đuổi ác quỷ, nên vào thời Đông Hán rất hưng thịnh nghi lễ trừ tà.

Lễ trừ tà cần phải mời các vị Thần, người dân sùng kính các vị Thần, hoặc thờ các bậc hiền đức trong lịch sử, vì tà không thắng được chính, và thờ phụng các vị Thần Thánh để trừ tà.

Trương Thiên Sư dạy mọi người suy xét lỗi lầm tránh đại dịch

Trương Thiên Sư nguyên danh là Trương Lăng, sau đổi tên là Trương Đạo Lăng, người sáng lập ra Thiên Sư Đạo (Chính Nhất Đạo) vào thời Đông Hán, quê ở huyện Bái Quốc Phong (nay là huyện Phong, Từ Châu). Tương truyền, ông đã gặp Lão Tử vào năm Hán An thứ nhất đời Hán Thuận Đế (năm 142) và được truyền thụ cho "Thái Bình Động Cực Kinh", và mệnh làm Thiên Sư. Người đời sau gọi ông là một trong ba vị tổ của Đạo giáo, ông sống thọ đến 123 tuổi và thăng làm Tiên rời đi ở núi Cừ Đình, Tứ Xuyên.

Sau khi Trương Đạo Lăng học Đạo, ông có thể chữa bệnh cho mọi người. Ông đã thu nhận hàng vạn đệ tử ở đất Thục, bởi vì người dân Thục tâm địa đơn thuần, chất phác, phù hợp với Đạo giáo, dễ hướng dẫn. Trương Đạo Lăng dẫn mọi người làm đường, bắc cầu, trồng cây làm cỏ, dọn dẹp rác, và tự nguyện đảm nhiệm các vấn đề công cộng trong bán kính hàng chục dặm.

Trương Đạo Lăng không bao giờ dùng các biện pháp cưỡng chế đối xử với người học, mà dùng đạo đức và lễ nghĩa để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của mọi người và nâng cảnh giới tư tưởng của họ. Vào thời điểm bệnh dịch hoành hành, Trương Đạo Lăng đã giúp họ chữa khỏi bệnh bằng một phương pháp vô cùng độc đáo.

Trương Đạo Lăng không bao giờ dùng các biện pháp cưỡng chế đối xử với người học, mà dùng đạo đức và lễ nghĩa để hướng dẫn và điều chỉnh hành vi của mọi người và nâng cảnh giới tư tưởng của họ (Ảnh: Một phần của "hình ảnh thành phố Thái Bình Xuân" từ Bộ sưu tập của Bảo tàng Cung điện Quốc gia ở Đài Bắc)
Trương Đạo Lăng không bao giờ dùng các biện pháp cưỡng chế đối xử với người học, mà dùng đạo đức và lễ nghĩa để hướng dẫn và điều chỉnh hành vi của mọi người và nâng cảnh giới tư tưởng của họ (Ảnh: Một phần của "hình ảnh thành phố Thái Bình Xuân" từ Bộ sưu tập của Bảo tàng Cung điện Quốc gia ở Đài Bắc)

Trương Đạo Lăng yêu cầu những người bị nhiễm bệnh nhớ lại tất cả những lỗi họ đã mắc phải trong đời, viết ra giấy và ném xuống nước, đồng thời phát lời thề với Thần linh sẽ không làm những điều sai trái và tồi tệ đó nữa. Nếu họ mắc sai lầm lần nữa, mạng sống của họ sẽ bị chấm dứt. Người dân lần lượt đều làm theo phương pháp này, quả nhiên bệnh dịch đã biến mất. Người dân cứ 1 truyền 10, 10 truyền 100, chẳng mấy chốc bệnh được chữa khỏi và bệnh dịch cũng biến mất.

Cách làm này không những tiêu trừ được bệnh dịch mà con người cũng càng thêm tôn trọng Thần linh, càng trọng đức hướng thiện, tỷ lệ tội phạm trong xã hội giảm đi đáng kể. Trên thực tế, Trương Đạo Lăng đã dùng phương thức này để lưu lại Đạo trong pháp môn của ông (phương thức cứu thế).

Cổ nhân nói rằng “Nhân tâm sinh một niệm, Thiên Địa đều biết hết”. Trên đầu có Thần linh, khi con người thật sự ăn năn thì Thần có thể nhìn thấy, xua đuổi tà khí trên thân người và ác quỷ sau lưng họ. Trong không gian con người có thể nhìn thấy là bệnh dịch đột nhiên biến mất và mọi người khỏi bệnh.

Nhiều nhà y học lớn thời cổ đại thực sự là những người tu luyện có Đạo hạnh thâm sâu. Hoa Đà, một danh y thời Tam Quốc, sở hữu những công năng đặc dị mà người thường không có được. Phương pháp chữa bệnh của ông đôi khi rất độc đáo.

Một viên quan quận thú bị ốm nặng, Hoa Đà đến thăm. Vị quan liền nhờ Hoa Đà chữa trị, nhưng Hoa Đà không nói gì mà rút lui. Hoa Đà nói với con trai của vị quan: “Bệnh của cha anh khác với những bệnh thông thường, trong bụng có chỗ tắc nghẽn, cần làm cho ông ấy tức giận đến mức nhổ ra huyết tắc nghẽn mới chữa khỏi bệnh, nếu không sẽ chết".

Con trai của vị quan rất lo lắng, nên gặng hỏi phải làm gì? Hoa Đà nói: "Anh có thể kể cho tôi nghe tất cả những điều sai trái và tồi tệ mà cha anh hay làm được không? Tôi sẽ viết thư phê bình ông ấy".

Con trai của vị quan nói: “Nếu bệnh của cha có thể chữa khỏi, thì không có gì là không thể nói được”. Vì vậy, anh ta nói với Hoa Đà tất cả những điều sai trái mà cha anh ta đã làm từ lâu. Hoa Đà viết thư lên án ông quan rồi bỏ đi. Sau khi ông quan này đọc lá thư của Hoa Đà, ông ta rất tức giận và sai người đuổi bắt Hoa Đà, nhưng Hoa Đà đã bỏ đi từ lâu, không bắt được. Vị quan vì thế lại càng thêm phẫn nộ, phun ra hơn một thưng (khoảng 0.2 lít) máu đen, sau khi nôn xong, bệnh của ông đã khỏi.

Công năng túc mệnh thông của Thánh y Trương Trọng Cảnh


Bệnh dịch hoành hành vào cuối thời Đông Hán, nhưng đã xuất hiện hàng loạt những Đạo nhân danh y. Trương Trọng Cảnh "siêng năng tìm cầu lời dạy xưa" và "học tất cả các đơn thuốc". Thương hàn tạp bệnh luậncủa ông đã trở thành tác phẩm kinh điển đầu tiên trong lịch sử y học Trung Quốc với đầy đủ nguyên tắc, phương pháp, đơn thuốc. Ông đã cứu được vô số người và trở thành một Thánh Y thời đại.

Trương Trọng Cảnh có công năng túc mệnh thông siêu thường, và nhiều tư liệu lịch sử đã ghi lại câu chuyện ông chữa bệnh cho Vương Xán, một trong Kiến An Thất Tử. Khi Vương Xán mới ngoài hai mươi tuổi thì gặp Trương Trọng Cảnh và Trương Trọng Cảnh đã nói với ông: "Anh đã mắc bệnh, có thể uống Ngũ Thạch Thang. Nếu không chưa đến hơn 40 tuổi, lông mày của anh sẽ rụng và trong nửa năm sẽ chết".

Khi nghe điều này, Vương Xán cảm thấy khó chịu, và cho rằng Trương Trọng Cảnh dọa mình nên không uống thuốc. Ba ngày sau, Trương Trọng Cảnh hỏi Vương Xán đã uống thuốc chưa, Vương Xán trả lời đã uống. Nhưng Trương Trọng Cảnh nhìn thấy khí sắc bệnh tật của Vương Xán, biết rằng anh ta chưa uống thuốc nên nói: “Tại sao anh không coi trọng mạng sống của mình?” Vương Xán im lặng. Hai mươi năm sau, lông mày của Vương Xán thật sự rụng xuống, 187 ngày sau, anh ta thực sự chết.

Trương Trọng Cảnh không chỉ có thể nhìn thấy các bệnh tiềm ẩn của mọi người mà còn đưa ra được đơn thuốc và tính toán chính xác tuổi thọ của một người. Đây không phải là vấn đề mà y học thông thường có thể giải quyết. Người đương thời ngưỡng mộ tài năng y học của Trương Trọng Cảnh, ca tụng: Biển Thước và Thương Công bất quá cũng chỉ như thế.

Trương Trọng Cảnh cũng nói rằng nếu con người muốn dưỡng sinh, khỏe mạnh, cần phải không màng tới danh lợi, không chạy theo phù hoa, tương dung tương thông với Trời đất mới có thể xua đuổi tà và trường thọ.

Đổng Phụng cứu người chết sống lại

Đổng Phụng là một trong ba Thần Y thời Kiến An, nổi tiếng cùng với Hoa Đà và Trương Trọng Cảnh. Đổng Phụng sau này hoàn toàn bước vào tu đạo, sống ở nhân gian hơn 300 năm mới rời đi. Trước khi đi, người ta thấy ông vẫn như thời 30 tuổi. Đổng Phụng có y thuật tinh thâm và y đức cao thượng. Cho đến nay, ở Lư Sơn, Phúc Sơn, Trường Lạc và những nơi khác đều có đền thờ tưởng niệm ông.

Thứ sử Giao Châu là Sĩ Nhiếp (cũng gọi là Sĩ Tiếp) một lần bị trúng độc chết. Ba ngày sau, Đổng Phụng đến nhà, nhét ba viên thuốc vào miệng thử sử và đổ đầy nước, sau đó cho người lắc đầu Sĩ Nhiếp để thuốc và nước chảy vào bụng ông. Một lúc sau, kéo tay và chân của Sĩ Nhiếp, cảm thấy cử động được một chút, nước da của Sĩ Nhiếp dần dần khôi phục, nửa ngày sau thì ông sống lại và ngồi dậy được, sau bốn ngày thì có thể nói được.

Đổng Phụng đến nhà Sĩ Nhiếp cho vào miệng ông này ba viên thuốc và đổ đầy nước. Sau nửa ngày, Sĩ Nhiếp sống lại. (Ảnh: Pixabay)
Đổng Phụng đến nhà Sĩ Nhiếp cho vào miệng ông này ba viên thuốc và đổ đầy nước. Sau nửa ngày, Sĩ Nhiếp sống lại. (Ảnh: Pixabay)

Sĩ Nhiếp kể rằng sau khi chết, ông đột nhiên cảm thấy như đang mơ, có hàng chục người mặc đồ đen đến bắt ông và dẫn đến một cánh cửa lớn màu đỏ, có một nhà tù, và các phòng giam được ngăn cách. Mỗi phòng nhỏ chỉ đủ chứa một người.

Sĩ Nhiếp bị nhốt trong một căn phòng nhỏ tối tăm, và ai đó đã đổ đất lên toàn bộ cửa, và không có ánh sáng trong phòng. Đúng lúc này, bên ngoài đột nhiên có người hét lên: “Thần Thái Ất phái người đến triệu hồi Sĩ Nhiếp”. Sau đó bên ngoài có tiếng xới đất, một lúc lâu sau, Sĩ Nhiếp được dẫn ra và nhìn thấy một người đàn ông trùm trên đầu khăn màu đỏ. Một chiếc xe ngựa kéo xuất hiện, trên đó có ba người ngồi, một người cầm bài vị gọi Sĩ Nhiếp lên xe. Sau khi lên xe, xe ngựa tiến về phía trước, vừa đến cửa nhà, Sĩ Nhiếp liền sống lại.

Vì để báo đáp Đổng Phụng, Sĩ Nhiếp đã xây một tòa nhà cho ông.

Cảm nghĩ

Ăn năn và sám hối với các Thần có thể tiêu trừ dịch bệnh, và dùng viên đan dược có thể khiến người chết sống lại. Đây là một điều khó tin đối với người hiện đại, thậm chí nó còn bị cho là "mê tín". Nhưng những điều này thực sự có ghi chép trong lịch sử. Thực tế là tiêu chuẩn đạo đức của người xưa cao hơn, nói chung là không nói lung tung, không tùy tiện ghi chép lịch sử dựa trên trí tưởng tượng của mình hoặc biên tạo lịch sử không đúng sự thật.

“Không quên chuyện quá khứ, lấy làm gương về sau”. Đối mặt với thiên tai, nếu có thể tuân theo lời dạy của người xưa, kính trời, tổ tiên, tự mình soi xét thì có thể tìm lại được những ký ức sâu đậm của sinh mệnh, để được Thần linh che chở, bình an bước qua kiếp nạn.

Minh An
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Cách phòng dịch hiệu quả hơn cách ly và vaccine vốn đã có từ thời cổ đại