5 định luật lớn cho chúng ta biết nguyên nhân thành công và thất bại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cách nghĩ quyết định cách làm, cách làm quyết định cách sống. 5 định luật lớn dưới đây là 5 phép tắc làm người, làm việc, hy vọng sẽ hữu ích cho chúng ta

1. Định luật cân bằng

Thế giới luôn luôn duy trì sự cân bằng của mình bằng phương thức vi diệu lại độc đáo.

Ví dụ "Khổ nạn lâu dài":

Mỗi người cả đời đều phải chịu khổ, khổ không tự nhiên biến mất và cũng không vô cớ sinh ra.

Nếu bạn càng lựa chọn hiện tại trốn tránh nó thì tương lai buộc phải hy sinh càng nhiều, phải trả giá càng lớn hơn cho nó.

Một biểu hiện khác của phép tắc cân bằng chính là:

Khi một phương diện nào đó không đủ, thì phương diện đối ứng với nó ắt sẽ xuất hiện dư thừa.

Ví như "tri thức không đủ thì suy nghĩ nhiều", khi một người mà kiến thức không đủ thì sẽ lo lắng quá mức rất nhiều sự tình, luôn lo lắng sợ hãi, không có cảm giác an toàn.

Giống như một câu danh ngôn: "Vấn đề của bạn là nghĩ ngợi quá nhiều mà đọc sách quá ít".

Lại ví như "Trí tuệ không đủ thì nghi ngờ nhiều", khi một người nhận thức không đủ thì sẽ bán tín bán nghi đối với rất nhiều thứ mà họ chưa từng nhìn thấy, chưa từng biết đến, cứ luôn hoài nghi tất cả, loanh quanh một chỗ mà không dám tiến bước.

Còn có "Bao dung không đủ thì oán hận nhiều", khi một người lòng bao dung độ lương không đủ thì trông thấy gì cũng là bất bình, bất công, thời gian lâu dài sẽ khiến lòng đầu phẫn uất và bất mãn, cả ngày oán trách và thở than.

Cuộc sống giống như một cái cân, mỗi khi bạn có một thứ thì phải trả giá để có được nó.

Mỗi người cả đời đều phải chịu khổ, khổ không tự nhiên biến mất và cũng không vô cớ sinh ra. (Nguồn ảnh: Facebook)
Mỗi người cả đời đều phải chịu khổ, khổ không tự nhiên biến mất và cũng không vô cớ sinh ra. (Nguồn ảnh: Facebook)

2. Định luật tương xứng

Mỗi người chỉ có thể có được những thứ tương xứng với họ, một khi những thứ mình có vượt quá năng lực bản thân thì sẽ để lại họa hoạn cho.

Ví như:

Danh tiếng không được lớn hơn tài hoa.
Của cải không được lớn hơn công đức.
Địa vị không được lớn hơn cống hiến.
Chức vụ không được lớn hơn năng lực.

Trong Chu Dịch có viết: "Đức bất phối vị, tất hữu tai ương" (Đức không tương xứng với địa vị, ắt sẽ có tai ương).

"Đức mỏng mà địa vị cao, trí tuệ nhỏ mà mưu tính lớn, sức lực nhỏ mà trách nhiệm cao, hiếm mà không có tai họa".

Một người vĩnh viễn chỉ có thể thụ hưởng những thứ tương xứng với mình.

Thế nên phương thức tốt nhất để có được một thứ nào đó chính là thông qua nỗ lực bản thân, để mình xứng đáng với nó.

3. Định luật chú ý

Có lần Khổng Tử giảng đại lý cho Nhan Hồi rằng:

Trong một canh bạc, điều quyết định thắng thua không phải là kỹ xảo, cũng không phải là vận khí, mà là đặt cược khi đánh bạc.

Tại sao lại như vậy? Có người lấy viên ngói bình thường đặt cược, anh ta chơi rất ung dung phóng khoáng, bởi vì anh ta không để ý đến viên ngói, thế nên không nóng vội, không sốt ruột, chơi một cách ung dung, vững vàng.

Có người đem đồ quý giá đặt cược, anh ta đánh bạc mà run rẩy nơm nớp, chân tay lóng ngóng.

Còn những người đem vàng đặt cược thì khi canh bạc chưa bắt đầu mà anh ta đã tâm chí rối loạn rồi, bởi vì anh ta quá chú ý, lo được lo mất, không còn chút khí độ và khí phách nào nữa, thế thì kết quả thế nào cũng có thể biết được rồi.

Nếu một người có thể buông bỏ, thì thời khắc mà anh ta buông bỏ đó, có rất nhiều vấn đề đều sẽ được giải quyết gọn ghẽ. (Nguồn ảnh: Facebook)
Nếu một người có thể buông bỏ, thì thời khắc mà anh ta buông bỏ đó, có rất nhiều vấn đề đều sẽ được giải quyết gọn ghẽ. (Nguồn ảnh: Facebook)

Rất nhiều người làm việc không được tốt chính là vì những thứ trong tay họ nắm quá chặt, hoặc luôn luôn chăm chăm nhìn vào mục tiêu không rời mắt, luôn không buông xuống được, thế nên nơm nớp lo lắng, sợ sệt e dè.

Thế gian đại bộ phận thất bại kỳ thực là thua ở hai chữ "chú ý".

Nếu một người có thể buông bỏ, thì thời khắc mà anh ta buông bỏ đó, có rất nhiều vấn đề đều sẽ được giải quyết gọn ghẽ.

4. Định luật dự phòng

Khi lập trình viên viết chương trình, nhất định sẽ để lại một bản dự phòng.

Ngộ nhỡ ổ cứng hỏng, mất mã, nếu không có bản dự phòng thì tổn thất khá nghiêm trọng.

Đời người cũng như vậy. Khi bạn chỉ để lại cho mình một sự lựa chọn, một khi cánh cửa đó bị đóng lại thì chỉ có thể chiến đấu như con thú cùng đường.

Dự phòng chính là một loại khả năng khác.

Có nhà triết học phương Tây nói: "Học cách dùng tay trái để cắt móng tay, bởi vì tay phải chưa chắc sẽ vĩnh viễn có hiệu quả".

Đây chính là định luật dự phòng: Người có tư duy sáng suốt thì làm việc gì cũng chuẩn bị cả hai tay, không bao giờ cắm đầu cắm cổ chạy một mạch đến cùng.

Con người ai cũng mong muốn có những tháng ngày êm đẹp, nhưng hiện thực luôn là dòng sông lớn cuộn chảy. Điều đáng sợ không phải là những biến cố đột nhiên xuất hiện, mà là sau khi gặp biến cố ngay cả dư địa để lựa chọn cũng không có.

Lưu lại một bản dự phòng cho mình chính là chuẩn bị một khả năng khác cho cuộc đời.

Khi lập trình viên viết chương trình, nhất định sẽ để lại một bản dự phòng. (Nguồn ảnh: PxHere)
Khi lập trình viên viết chương trình, nhất định sẽ để lại một bản dự phòng. (Nguồn ảnh: PxHere)

5. Định luật Cabe

Có khi thành công cần một chút phong độ, phong độ này gọi là "buông bỏ".

Cựu Tổng giám đốc Công ty Điện thoại Điện báo Mỹ Cabe đã đề ra một đề nghị cho nhân viên rằng: "Buông bỏ có lúc còn có ý nghĩa hơn giành được, nó là chìa khóa của sáng tạo".

Đây chính là thứ mà sau này được coi là "Định luật Cabe" kinh điển.

Nếu bạn chỉ có một bầu nhiệt huyết mà lại lăn lộn chiến đấu, vắt kiệt tâm trí ở sự việc không có gì là quan trọng lắm, thì đó không phải là chấp trước mà là ngu xuẩn.

Khi phương hướng sai rồi thì cần dừng lại, đó cũng là một tiến bộ.

Làm rõ những sở trường của mình, hiểu được sức mạnh bản thân, chỉ có lựa chọn đúng phương hướng thì mới có thể thấy được hy vọng.

Einstein đã từng nói:

"Nếu cho tôi một giờ đồng hồ để giải đáp một câu hỏi liên quan đến sống chết của tôi, thì trước tiên tôi sẽ dùng 55 phút để làm rõ câu hỏi này rốt cuộc là hỏi cái gì.

Một khi đã làm rõ rốt cuộc câu hỏi đó hỏi về cái gì thì thời gian 5 phút còn lại có thể đủ giải đáp được câu hỏi đó".

Hoàng Mai
Theo Apollo



BÀI CHỌN LỌC

5 định luật lớn cho chúng ta biết nguyên nhân thành công và thất bại